Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Bảo tồn nguồn gen một số loài động thực vật quý hiếm ở vườn quốc gia Tam Đảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và du lịch sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.4 MB, 199 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI</b>



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự N H IÊ N


<b>BẢO TỔN NGUỔN GEN MỘT s ố LOÀI ĐỘNG </b>



<b>THỰC VẬT QUÝ HIẾM Ở VƯỜN </b>

<b>Qưốc </b>

<b>GIA TAM ĐẢO </b>



<b>NHẰM PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC NGHIÊN c ứ u </b>


<b>GIẢNG DẠY VÀ DU LỊCH SINH THÁI</b>



<b>MÃ SỐ: QG - 03 - 08</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Tên đề tài:</b>



<b>BẢO TỔN NGUỒN GEN MỘT s ố LOÀI ĐỘNG THựC </b>


<b>VẬT QUÝ HIẾM Ở VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐAO </b>


<b>NHẰM PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC NGHIÊN c ứ u , </b>


<b>GIẢNG DẠY VÀ DU LỊCH SINH THÁI</b>



<b>Mã số: QG -03 -08</b>



<b>Chủ trì đề tài: Trần Ninh</b>



<b>Học hàm, học vị, chuyên môn: PGS.TS. Thực vật học </b>


<b>Chức vụ:</b>



<b>Đơn vị công tác: Khoa Sinh học, ĐHKHTN Hà Nội </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>MỤC LỤC</b>




Trang


<b>Đặt vấn đ ề... 1</b>


<b>Chương 1: Tổng quan tài liệu... 3</b>


1.1. Đa dạng sinh học...3


1.1.1. Đa dạng thực vật... 3


1.1.2. Đa dạng động vật có xương sống... 4


1.1.3. Đa dạng cồn trùng ở cạn... 5


<i><b>Chương 2: Điều kiện tự nhiên VQG Tam Đ ảo... 6</b></i>


2.1. Vài nét khái quát về VQG Tam Đ ảo... 6


2.2. Yếu tố thổ nhưỡng... 6


2.3. Yếu tố khí hậu... 8


<b>Chương 3: Đơi tượng và phương pháp nghiên cứu... 9</b>


3.1.Đối tượng... 9


3.2. Phương pháp nghiên cứu...9


3.2.1. Nghiên cứu thực đ ịa... 9



3.2.1.1. Thực vật... 9


3.2.1.2. Động vật có xương sống...9


3.2.1.2.1.Nhóm Lưỡng cư - Bị sát...9


3.2.1.2.2. Nhóm Chim - Thú... 9


3.2.1.3. Cơn trùng... 10


3.2.2. Nghiên cứu trong phịng thí nghiệm ...10


3.2.2.1. Thực v ậ t...10


3.2.2.2. Động vật có xương sống... 10


3.2.2.3. Cơn trùng... 11


<b>Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo lu ận...12</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

4.1.1.1.1 .Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới... 12


4.1.1.1.2.Rùng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp... 13


4.1.1.1.3.Rừng cây lùn trên các đỉnh nú i... 13


4.1.1.1.4. Rừng tre nứa... 13


4.1.1.1.5. Rừng phục hổi sau khai thác... 13



4.1.1.1.6. Rừng trổng... 13


4.1.1.1.7. Trảng cây bụ i...14


4.1.1.1.8. Trảng c ỏ ...14


4.1.1.2. Đa dạng loài...14


4.1.1.3. Đa dạng về sử dụng... 15


4.1.2. Đa dạng động vật có xương sống... 15


4.1.2.1.Đa dạng và phân bố của các nhóm ĐVCXS ở c ạ n ... 15


4.1.2.1.1 Lưỡng cư ...15


4.1.2.1.2 Bò sát...16


4.1.2.1.3 Chim ... 16


<i>4 .1.2.1.4 Động vật có vú... 16</i>


4.1.2.2.Giá trị quý hiếm của các nhóm ĐVCXS...17


4.1.3. Đa dạng cơn trùng... 17


4.1.3.1 Đa dạng loài...17


4 .ỉ.3.2 Đa dạng taxon bậc họ...19



4.2. Các taxon mới cho vườn QG Tam Đ ảo...21


4.3. Bảo tổn nguồn gen một số loài động thực vật quý hiếm ... 22


4.3.1. Danh lục các loài được bảo tồ n ...24


4.3.2. Mơ tả các lồi bảo tổn ...24


4.3.3. Các biện pháp bảo tổ n ... 33


4.3.3.1. Bảo tồn nguyên vị... 34


4.3.3.2. Bảo tồn chuyển v ị... 37


4.3.3.2.1 Giâm cành trong vườn ươm...37


4.3.3.2.2. Xây đựng khu sưu tập trà... 42


4.3.4. Bảo tổn phục vụ cho du lịch sinh thái... 44


4.3.4.1. Các điểm du lịch sinh thái... 45


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Kết luận và kiến nghị... 50</b>
<b>Tài liệu tham khảo...52</b>
<b>Phụ lục</b>


Phụ lục 1 Danh lục các loài rêu VQG Tam Đảo


Phụ lục 2 Danh lục các lồi thực vật có mạch VQG Tam Đảo
Phụ lục 3 Danh lục các loài lưỡng thê VQG Tam Đảo



Phụlục 4 Danh lục các lồi bị sát VQG Tam Đảo
Phụ lục 5 Danh lục các loài chim VQG Tam Đảo
Phụ lục 6 Danh lục các loài thú VQG Tam Đảo


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>ĐẶT VẤN ĐỂ</b>



Tam Đảo cách thủ đô Hà Nội hơn 80 km về phía Tây Bắc với mấy chục ngàn ha rừng
đầu nguồn có vai trò quan trọng trong việc cân bằng sinh thái cho một vùng rộng lớn thuộc
ba tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Rừng Tam Đảo còn là kho tài nguyên quý
giá lưu trữ nhiều loài động thực vật quý hiếm phục vụ cho đời sống của con người. Với nhiệt
độ trung bình 18°c vào mùa hè Tam Đảo trở thành địa chỉ tham quan nghỉ mát lý tưởng cho
nhiều du khách bốn phương. Vì những lý do trên ngày24 tháng giêng năm 1977 Thủ tướng
chính phủ đã quyết định thành lập Khu rừng cấm Tam Đảo thuộc địa giới của ba tỉnh Vĩnh
Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên với diện tích khoảng 19000 ha.và gần 10 năm sau
(1986) tên Rừng cấm Tam Đảo được công nhận trong các văn bản của nhà nước. Qua nhiều
năm hoạt động ngày 15 tháng 5 năm 1996 rừng cấm Tam Đảo trở thành vườn Quốc gia Tam
Đảo với diện tích là 36.883 ha. Sau khi vườn được thành lập ngoài các nhiệm vụ hành chính
sự nghiệp, các công tác nghiên cứu khoa học được các cơ quan có trách nhiệm của vườn quan
tâm. Từ ngày thành lập đến nay nhiều nhà khoa học trong nước cũng như nước ngoài thuộc
nhiểu lĩnh vực khác nhau đã đặt chân đến vườn Quốc gia Tam Đảo nhằm nghiên cứu tính đa
dạng sinh học của vườn, phát hiện các loài động thực vật quý hiếm cũng như các loài đặc
hữu của Tam Đảo để có kế hoạch bảo vệ nguổn gen của các loài động thực vặt quý hiếm có
nguy cơ bị tiêu diệt.


Tài nguyên rừng của vườn quốc gia Tam Đảo vồ cùng phong phú và đa dạng. Theo
kết quả điều tra của các nhà nghiên cứu thuộc Khoa Sinh học ĐHKHTN Hà Nội, Viện Sinh
thái và Tài nguyên, Đại học Lâm Nghiệp và Viện điều tra quy hoạch rừng hệ động thực vật
vườn quốc gia Tam Đảo khá phong phú. Số lồi thực vật khơng dưới 1000 loài cùng với hàng
trăm lồi động vật có xương sống, côn trùng tạo nên tính phong phu đa dạng sinh học của


vườn Quốc gia Tam Đảo. Trong số các loài đã phát hiện có ở Tam Đảo nhiều loài quý hiếm
và đặc hữu của rừng núi Tam Đảo mà còn cho Việt Nam. Nhiều loài đã được ghi vào sách đỏ
của Việt Nam. Rừng núi Tam Đảo không chỉ là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật
quý hiếm mà còn được du khách trong nước cũng như nước ngoài biết đến từ lâu là khu nghỉ
mát Tam Đảo nổi tiếng và thơ mộng; khu danh lam thắng cảnh Tây Thiên kỳ thú tựa lưng
vào ba đỉnh núi cao nhất: Thiên Trị, Thạch Bàn và Phù Nghĩa tạo thành thế vững chãi như đỡ
lấy trời. Rừng núi Tam Đảo cịn có Thác Bạc trắng xoá nằm giữa thảm rừng xanh nhiệt đới
cùng với hàng chục đền chùa cổ xây dựng từ những năm đầu của thế ký XV để thờ cúng
những người con có cơng với đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Tuy rừng của vườn Quốc gia Tam Đảo đa dạng về sinh cảnh, đa dạng loài vả đa dạng
về sử dụng nhưng vườn lại có một khu du lịch với thị trấn Tam Đảo ở trung tâm; khu danh
lam tháng cảnh phía Tây và khu nghĩ mát Núi Cốc ở phía Đơng Bắc. Các khu dịch với trên
50 nhà nghỉ và khách sạn. Hàng năm có hàng ngàn khách du lịch trong nước và hàng chục
khách nước ngoài đến thăm viếng và nghỉ ngơi. Để phục vụ cho các nhà hàng nhiều loài
động vật quý hiếm như Lợn rừng, Cầy vòi, Sơn dương, Nhím, Gà rừng bị săn bắn vả được sử
dụng như món ăn đặc sản trong các nhà hàng, khách sạn. Các loài cây cảnh quý hiếm như lan
hài Tam Đảo, Lan Gấm, Trà hoa vàng hay động vật hiếm như Rùa núi, Cua bay hay các loài
Bướm đẹp bị nhân dân địa phương khai thác đến cạn kiệt để bán cho khách du lịch.


Trong mấy năm qua nghiên cứu đa dạng sinh học của vườn nói chung và bảo tổn các
lồi cây có ích như các loài làm thuốc nói riêng được một số tổ chức trong nước vả quốc tế
quan tâm. Bên cạnh những loài mới được phát hiện lại có nhiều lồi đang bị đe doạ bị tiêu
diệt vì nhiểu lý do khác nhau trong đó có sự khai thác khơng có ý thức của con ngưòi. Một
loài bị mất đi là một nguổn gen bị mất đi mãi mãi. Hiện nay đời sống cửa nhân dân mỗi ngảy
được cải thiện cả về vật chất, tinh thần và kiến thức. Nhân dân ta có truyến thống lâu đời về
văn hố và giàu lịng u thiên nhiên. Việc tìm ra các lồi có giá trị kinh tế cao để bảo tổn và
phát triển chúng là mong muốn của nhiều người. Đất nước ta đang trong thời kỳ mở cửa để
đón các bạn bè bốn phương qua lại giao lưu. Việc giới thiệu các loài quý hiếm một mặt giúp
nhân dân sở tại có ý thức bảo vệ chúng mặt khác sẽ thu hút số khách đến tham quan du lịch


sinh thái. Điều đó sẽ góp phần khơng nhỏ đến nguồn thu nhập của nhân dân địa phương. Với
<i>những suy nghĩ như vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Bảo tồn nguồn gen mật sơ lồi động </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>CHƯƠNG 1 </b>



<b>TỔNG QUAN TÀI LIỆU</b>



Vườn Quốc gia Tam Đảo đã trải qua q trình tiến hố lâu dài như bao nơi khác trên
lãnh thổ của nước ta để tạo nên sự đa dạng sinh học và tồn tại qua hàng triệu năm. Song chỉ
trong khoảng thời gian vài trăm năm con người đã làm cho thiên nhiên vùng Tam Đảo biến
đổi nhiều, đa dạng sinh học bị thất thoát và suy giảm. Rất đáng mừng trong nhiều thập kỷ
gần đây các vấn đề liên quan đến đa dạng sinh học được nhiều cơ quan và các nhà nghiên
cứu sinh học chú ý. Nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến đa dạng sinh học đa dạng
sinh học liên quan đến Tam Đảo được công bố. Các kết quả liên quan đến nhiều đối tượng
thuộc các ngành sinh học khác nhau và được công bố trong nhiều công trình khác nhau.
Những tài liệu đó là nguồn tư liệu quý cho chúng tôi khi thực hiện đề tài.


<b>1.1 Đa dạng sinh học</b>
<b>1.1.1 Đa dạng thực vật</b>


Vườn Quốc gia Tam Đảo nằm không xa thủ đô Hà Nội, phương tiện giao thông thuận
lợi; khu hệ thực vật lại phong phú nên từ lâu các nhà thực vật ngoài nước cũng như trong
nước đã có nhiều khảo cứu và nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến khu hệ thực vật của
vườn đã được cơng bố. Cơng trình nổi tiếng và là nền tảng để đánh giá đa dạng sinh học của
Việt Nam nói chung và Tam Đảo nói riêng đó là bộ thực vật chí Đông Dương do Lecomte
chủ biên (1907 “ 1952). Công trình đã cồng bố hơn 5000 loài thực vật bậc cao thu thập được
trtên bán đảo Đơng Dương trong đó có nhiều lồi phát hiện được ở Tam Đảo như Denrobium
tamdaoensis, Tectaria tamdaoensis. Để có luận chứng thành lập vườn Quốc gia Tam Đảo từ
năm 1992 Viện Điều tra quy hoạch rừng thuộc Tổng cục lâm nghiệp nay là Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã tiến hành điều tra, thu thập thực vật Tam Đảo. Kết quả là 490 loài


thực vật thuộc 344 chi của 130 họ được ghi nhận gặp ở Tam Đảo. Kể từ khi có luận chứng
khoa học (1992) đến năm 1996 khi vườn Quốc gia Tam Đảo chính thức thành lập, nhiều cuộc
khảo sát thực vật đã được tiến hành. Trên cơ sỏ của bộ thực chí Đơng Dương nhiều cơng
trình liên quan đến Tam Đảo được các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm đến như Lê Kim
Biên, Võ Vãn Chi, Nguyễn thị Kim Đào, Nguyễn Tiến Hiệp, Vũ Xuân Phương,v.v. Những số
liệu liên quan đến khu hệ thực vật Tam Đảo chỉ được đề cập đến trong những cơng trình tổng
quan về thực vật Việt Nam như “ Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” của Võ Văn Chi và cộng
sự; “Họ Na Việt Nam” của Nguyễn Tiến Bân; “Họ Verbei^ceae” của Vũ Xuân Phương; “Cây
cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ. Từ những kết quả nghiên cứu của các nhà thực vật học
thuộc Viện điều tra quy hoạch rừng, Viện Sinh thái & Tài Nguyên, Đại học Lâm nghiệp,


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Khoa Sinh học ĐHKHTN Hà Nội và một số chuyên gia thực vật nưỏc ngoài khu hệ thực vật
Tam Đảo gồm 1238 lồi thực vật có mạch thuộc 478 chi của 176 họ.


Năm 1997 Trần Ninh, chủ trì đề tài đã tiến hành nghiên cứu các loài chè hoang dại
của vườn Quốc gia Tam Đảo. Tác giả cùng với giáo sư Hakoda (ĐHNN Nhật Bản) đã cơng
<i>bố 2 lồi trà mới cho Khoa học: Camellia crassiphylla; Camellia rubriflora. Tiếp đó vào </i>
<i>năm 2001 lồi trà mới cho khoa học là Camellia tamdaoensis được hai tác giả trên thu thập ở </i>
<i>vườn Quốc gia Tam Đảo. Năm 2003 Trần Ninh lại cổng bố loài trà hoa vàng mới Camellia </i>


<i>hakodae thu được ở phía Đơng Bắc của vườn. Một ngành thực vật bậc cao khác có ý nghĩa </i>


quan trọng trong cấu trúc của rừng nhiệt đới nhưng các nhà thực vật Việt Nam khơng quan
tâm đó là ngành Rêu. Thực ra nhiều loài Rêu của Tam Đảo đã được một số tác giả không
phải là nhà thực vật người Pháp như Petelot, Eberhardt thu thập từ những năm cuối của thế kỷ


19. Kết quả đã được các nhà thực học Pháp ( Hen ry, R; Paris, E.G.; Theriot,I.; Tixier p.v.v.)
công bố trên các tạp chí nước ngoài. Trần Ninh là người Việt Nam đầu tiên đi sâu tìm hiểu
các lồi Rêu. Năm 1993 trong tạp chí “Bryologist” của Mỹ tác giả đã cơng bố 178 lồi Rêu
gặp ở Tam Đảo, trong đó có 3 lồi mới cho khoa học và nhiều loài đặc hữu cho Tam Đảo



<b>1.1.2 Đa dạng động vật có xương sỏng</b>


Do có khu nghỉ mát và đường giao thông thuận lợi nên khu hệ động vật có xương sống vùng
núi Tam đảo đã được nghiên cứu khá sớm. Những nghiên cứu đầu tiên chủ yếu do người
nước ngoài tiến hành như: Pellegrin (1910), Delacour (1931), Osgood (1932), Bourrett
(1934-1943), W.


Những nghiên cứa do các nhà khoa học Việt Nam tiến hành chỉ được thực hiện sau
1954. Nghiên cứu đầu tiên tại khu vực Tam Đảo do đoàn cán bộ Khoa Sinh vật, Trường Đại
học Tổng hợp Hà Nội thực hiện vào năm 1962 đã xác định được 119 loài Chim, 45 loài Thú
và một số loài Lưỡng cư, Bò sát.


Trong luận chứng khoa học của Dự án đầu tư, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng (1992)
đã ghi nhận có 58 loài thú, 158 loài chim, 46 lồi bị sát và 19 loài ếch nhái tại Vườn Quốc
<i>gia Tam Đảo. Nhiều lồi trong số đó đã được liệt kê trong Sách Đỏ Việĩ Nam. Một trong </i>
những loài động vật nổi tiếng nhất phân bố ở Vườn Quốc gia Tam Đảo là Cá cóc Tam Đảo


<i>Paramesoiriton deloustali, là một loài bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu và là loài đặc hữu </i>


miền Bắc Việt Nam (Anon, 1993).


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

thuộc 7 bộ. Trong số đó có 15 loài được liệt kê là các loài quý và hiếm. Năm 2003 Lê
Nguyên Ngật đẩ thống kê các loài rùa trong 9 Khu bảo tồn và vườn Quốc gia của Việt Nam.
Theo tác giả vườn Quốc gia Tam Đảo có số lượng rùa nhiều thứ hai (10 loài) sau Pù Mát (15
loài).


<b>1.1.3 Đa dạng cỏn trùng ở cạn</b>


Vườn Quốc gia Tam Đảo nổi tiếng không chỉ là khu du lịch hấp dẫn khách trong nước cũng


như nước ngồi, mà cịn là nơi có khu hệ động thực vật hết sức phong phú. Tam Đảo có
nhiều động vật quý hiếm, đặc biệt là khu hệ côn trùng độc đáo được nhiều nhà khoa học
trong và ngoài nước cũng như thương gia nước ngoài quan tâm. Nhiều số liệu được công bố
gần đây về khu hệ cồn trùng như côn trùng Cánh vảy (Lepidoptera) của Spitzer (1991), Khuất
Đăng Long (1992), về Trichoptera của Malicky (1995) v.v. cho thấy tính chất đa dạng và đặc
trưng của khu hệ côn trùng Tam Đảo. Mấy năm gần đây đa dạng côn trùng của vườn Quốc
gia Tam Đảo được các nhà côn trùng học trong nước cũng như nước ngồi quan tâm đáng kể.
Các cơng trình đáng chú ý có thể kể đến: Bùi Công Hiển và Đặng Ngọc Anh đã điều tra côn
trùng ở Tam Đảo trong hai năm 2001 và 2002. Theo các tác giả ở Tam Đảo có 474 lồi. Năm
2005 Khuất Đãng Long và Vũ Quang Côn đã phân tích tính đa dạng sinhhọc của hai nhóm
cơn trùng ở Tam Đảo. Trong số đó tổng họ Bướm phượng (Papilionidae) có số loài là 114.
Rõ ràng khu hệ côn trùng ỏ vườn Quốc gia Tam Đảo phong phú. Tuy nhiên trong thời gian
qua thành phần các lồi cơn trùng chịu nhiều biến đổi do sự thay đổi sinh cảnh trong quá
trình mở rộng khu nghỉ mát Tam Đảo và tình hình khai thác vì lý do thương mại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>CHƯƠNG 2</b>



<b>ĐIỂU KIỆN T ự NHIÊN VƯỜN Q u ố c GIA TAM ĐẢO</b>



<b>2.1. Vài nét khái quát về vườn quốc gia Tam Đảo</b>


Theo Quyết định Số 41/TTg ngày 24/01/1977 của Thủ tướng Chính phủ, Tam Đảo
được thành lập một khu bảo tổn thiên nhiên có diện tích 19.000 ha. Năm 1993, Viện Điều tra
Quy hoạch Rừng đã xây dựng dự án đầu tư cho Tam Đảo, trong đó đề xuất chuyển phân hạng
quản lý từ khu bảo tổn thiên nhiên lên thành Vườn Quốc gia. Tổng diện tích Vườn Quốc gia
đề xuất trong bản dự án đầu tư này là 36.883 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là
17.295 ha, phân khu phục hổi sinh thái là 17.286 ha, và phân khu hành chính dịch vụ là
2.302 ha (Anon, 1993). Ngày 06/03/1996, dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ phê
^■’Vệt theo Quyết định Số 136/TTg.Sau đó, ngàyl5/05/1996, Ban quản lý Vườn Quốc gÌPi
cũng đã được Bộ Lâm nghiệp (trước đây) cho phép thành lập. Tam Đảo được liệt kê trong


danh lục đề xuất các khu rừng đặc dụng Việt Nam, đến ngày 15 tháng 6 năm 1996 vườn:
<i>Quốcgia TamĐảo được chính thức thành lậỹvới diện tích 36.883, trong đó có 23.333 ha đất có </i>
rừng (Cục Kiểm lâm 1998). Vườn Quốc gia Tam Đảo nằm trong 21()21' - 21(142' vĩ độ Bắc và
105°23' - 105°44' kinh độ Đông, thuộc địa phận của các huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên
Quang), Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) và Lập Thạch, Tam Đảo và Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phú).
Vườn Quốc gia nằm trong khối núi chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Khối núi này bị
tách thành hai vùng núi cao ở phía bắc và phía tây bởi những vùng đứt gãy có độ cao thấp
hơn. Đỉnh cao nhất là dãy núi Tam Đảo là đỉnh Nord có độ cao 1.592 m, nơi giao điểm của 3
tỉnh. Tiếp theo là 3 đỉnh nổi tiếng: Thạch Bàn (1.388 m), Thiên Thị (1.376 m), Rùng Rình
(Phù Nghĩa) (1.300 m). Điểm thấp nhất của Vườn Quốc gia là khoảng 100 m. (ảnh 1)


Vườn Quốc gia Tam Đảo nằm trong vùng phân thuỷ của hai con sơng chính: ở phía
đơng bắc của khối núi là lưu vực sông Công, trong khi phía tây nam của khối núi nằm trong
đường phân thủy của sông Đáy. Hầu hết các sồng suối bên trong Vườn Quốc gia đều dốc và
chảy xiết. Tam Đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa; lượng mưa trung bình hàng năm đạt đến
2.800 mm và tập trung trong mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 với khoảng 90% tổng lượng
mưa của năm. Trong mùa khô, lượng mưa và độ ẩm ở các đai cao rất thấp làm cho những
vùng này rất dễ bị cháy.


Theo dự án đầu tư, Vườn Quốc gia Tam Đảo có 21.981 ha rừng tự nhiên và 1.351 ha
rừng trổng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12></div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Tam Đảo đã từng bị khai thác chọn trong nhiều năm. Trước năm 1985, những hoạt động nàv
chỉ diễn ra ở mức độ thấp do các hành động chặt gỗ bất hợp pháp bị xử phát nặng. Tuy nhiên,
từ năm 1991 cho đến trước khi thành lập Ban quản lý Vườn, việc khai thác gỗ chọn tăng
nhanh, phản ánh sự gia tăng nhu cầu về gỗ trong thời gian này. Hoạt động chặt gỗ thường là
ở quy mô nhỏ do người dân địa phương và vùng phụ cận tiến hành (ảnh 2). Cháy rừng cũng
đã phá hủy một số diện tích rừng ở mọi đai độ cao. Mặc dù, sau khi thành lập Ban quản lý
Vườn, tình trạng khai thác gỗ, củi, săn bắn và các hoạt động bất hợp pháp khác đã giảm
nhưng vẫn còn tiếp diễn. Săn bắn trộm là một trong những mối hiểm họa lớn đối với các quần


thể thú ở Vườn Quốc gia Tam Đảo. Các loài động vật hoang dã vẫn còn được bán trong các
nhà hàng ở thị trấn Tam Đảo. Quần thể của một số lồi cơn trùng đang bị đe dọa do bị người
dân địa phương bầy bắt để bán cho dân sưu tập và du khách. Cây thuốc và phong lan cũng bị
khai thác để bán cho du khách. Quần thể Cá cóc Tam Đảo cũng bị đe doạ nghiêm trọng đo
mất môi trường sống, bị bắt bán cho người ni làm cảnh (lồi này có bán ở hàng cá cảnh
trong chợ Đổng Xuân, Hà Nội), đặc biệt là do ô nhiễm tại các khe suối nơi chúng sinh sống.
Phần lớn các mối đe doạ này đều liên quan trực tiếp đến việc phát triển hoạt động du lịch
trong Vườn Quốc gia chưa kiểm soát được triệt để.


Thị trấn Tam Đảo ở độ cao 950 m, nằm bên trong ranh giới Vườn Quốc gia Tam Đảo
và thuộc vùng đệm, vốn được xây dựng làm trạm quan thám và nơi nghỉ ngơi cho quan chức
thực dân Pháp từ đầu thế XX. Trong những năm gần đây, vùng này đã được khôi phục làm
điểm du lịch và hiện nay thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài nước mỗi nãm. Nhiều
khách sạn, nhà hàng đã và đang được xây dung (ảnh 3 &4). Nếu được quy hoạch tốt, du lịch
có thể trở thành một nguồn thu quan trọng cho Vườn Quốc gia và đóng góp tích cực vào việc
bảo tổn tính đa dạng sinh học của vườn. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của một số quán ăn sử
dụng thịt thú rừng, việc buôn bán côn trùng, cây phong lan và lâm sản khác, sự tăng nhu cầu
về củi đốt, việc phát triển du lịch đã và đang gây ra những tác động tiêu cực đối vói mơi
trường nói chung và đa dạng sinh học nói riêng. Điều cần lun tâm là ngoài giá trị là nơi cư trú
của các loài động vật trong một khu bảo tổn thiên nhiên quan trọng, là cảnh quan không thể
thiếu của một khu du lịch, rừng ở Vườn Quốc gia Tam Đảo đóng vai trò quan trọng trong
việc bảo vệ nguồn nưóc cho các cộng đồng dân cư sinh sống ở những vùng xung quanh


<b>2.2. Yếu tò thổ nhưỡng</b>


ở Vườn Quổc gia Tam Đảo đã điều tra xác định được 4 loại đất chính sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

•> 9


Anh 1: Ba đỉnh núi cao nhất của VQG Tam Đảo



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15></div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Đất Feralit mùn vàng đỏ phân bố trên núi thấp, phát triển trên đá Macma kết tinh chua như:
Rhyolit, Granite... loại đất này có diện tích 9.292 ha, chiếm 25,19% diện tích của vườn và
xuất hiện ở độ cao 400m - 700m.


- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên nhiều loại đá khác nhau, loại đất này thường thấy ở độ
cao 100 - 400m, có diện tích 17.606 ha, chiếm 47,33% diện tích của Vườn.


- Đất dốc tụ và phù sa: loại đất này có ở độ cao từ 100m trở xuống, thường thấy ở ven chân
núi, thung lũng hẹp, ven sông suối lớn, có diện tích 1.107 ha, chiếm 2,76% diện tích của
Vườn.


<b>2.3. Yếu tỗ khí hậu</b>


Vườn Tam Đảo nằm trong vùng khí hậu ẩm nhiệt đới, mưa mùa vùng núi. Với dãy núi
cao, chạy dài hơn 80 km, tạo ra hai sườn Đồng và Tây rõ rệt, có lượng mưa hàng năm khác
nhau và tạo nên các tiểu vùng khí hậu khác nhau. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong việc
tạo ra hai đai khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới mưa mùa từ độ cao 700 - 800m trở xuống và đai khí
hậu á nhiệt đới mưa mùa ở độ cao từ 800m trở lên, cung như một số khu vực có nhiệt độ,
lượng mưa rất khác nhau của Tam Đảo.


<i><b>B ả n g 1. S ố liệu khí tượng c ủ a các trạm tro n g khu vực T am Đ ả o</b></i>


<i><b>Yếu t ố</b></i> <i><b>Trạm</b></i>


<i><b>Tuyên Quang</b></i>


<i><b>T rạm </b></i>
<i><b>Vĩnh Yên</b></i>



<i><b>T rạm </b></i>
<i><b>Đ ại Từ</b></i>


<i><b>Trạm </b></i>
<i><b>Tam Đ ảo</b></i>


<b>Nhiệt độ trung bình năm (0°C )</b> <b>22,9</b> <b>23,7</b> <b>22,9</b> <b>18.0</b>


<b>Nhiệt độ tối cao tương đối</b> <b>41,4</b> <b>41,5</b> <b>41,3</b> <b>33,]</b>


<b>Nhiệt độ tối thấp tương dối</b> <b>0 ,4</b> <b>3,2</b> <b>3,0</b> <b>- 0 .2</b>


<b>Lương mưa trung bình năm (m m )</b> <b>1641,4</b> <b>1603,5</b> <b>1906,2</b> <b>2603,3</b>


<b>Số ngày mưa trong năm</b> <b>143,5</b> <b>142,5</b> <b>193,4</b> <b>193.7</b>


<b>Lượng mưa cực đại ngày (m m )</b> <b>150,0</b> <b>284,0</b> <b>35 2 ,9</b> <b>299,5</b>


<b>Đ ộ ấm trung bình (%)</b> <b>84,0</b> <b>81,0</b> <b>82,0</b> <b>87,0</b>


<b>Độ ẩm cực tiểu (%)</b> <b>15,0</b> <b>14,0</b> <b>16,0</b> <b>6 ,0</b>


<b>Lượng bốc hơi</b> <b>760,3</b> <b>1040,1</b> <b>98 5 ,5</b> <b>561.5</b>


Trên đây có thể coi trạm khí tượng Tuyên Quang và Vĩnh Yên đặc trưng cho khí hậu
sườn Tây; Trạm Đại Từ đặc trưng cho khí hậu sườn phía Đơng; Trạm Tam Đảo ở độ cao
950m đặc trưng cho khí hậu vùng cao.


Do có sự khác nhau về đất đai và khí hậu giữa các vùng cộng vói sự tác động của con người
đã tạo ra các hoàn cảnh lập địa khác nhau, đây là nguyên nhân chính để tạo ra sự đa dạng về


các hệ sinh thái rừng, các quần xã sinh học và đa dạng về loài của rừng Tam Đảo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>CHƯƠNG 3</b>



<b>ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u</b>



<b>3.1 Đối tượng</b>


Tất cả thảm thực vật và tất cả các loài sinh vật sống trên cạn thuộc phân giới thực vật
bậc cao, động vật có xương sống và cơn trùng của vườn Quốc gia Tam Đảo.


<b>3.2 Phương pháp nghiên cứu</b>


Do các đối tượng có những đặc tính khác nhau nên chúng được tiến hành nghiên cứu
trong những hoàn cảnh phù hợp khác nhau và phải có các phương pháp nghiên cứu khác
nhau.. Tuy nhiên đối với các đối tượng thực vật và động vật thì phương pháp nghên cứu ngoài
thực địa là quan trọng hàng đầu.


<b>3.2.1 Nghiên cứu thực địa</b>
<b>3.2.1.1 Thực vật</b>


-Thu thập tài liệu và hồi cứu các kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến thực vật.


-Tiến hành các đợt khảo sát thực địa để thu thập mẫu vật. Để tiến hành thu thập mẫu vật
chúng tồi chọn thời gian thích hợp, đó là mùa ra hoa, kết quả của đa số các loài thực vật. Để
thu mẫu được tối đa chúng tôi phải lập các tuyến sao cho các tuyến phải cắt qua tẩt các kiểu
thảm thực vật đặc trưng của vườn.


<b>3.2.1.2 Động vật có xương sông</b>



-Thu thập tài liệu và hổi cứu các kết quả nghiên cứu đã có về các nội dung có liên quan đến
Động vật có xương sống tại Vườn quốc gia Tam Đảo và vùng phụ cận.


-Tiến hành các đợt khảo sát thực địa tại địa bàn nghiên cứu và điều tra nhân dân địa phương
trong vùng. Bên cạnh quan sát trực tiếp theo các tuyến đại diện cho các sinh cảnh ở các đai
cao, chúng tơi cịn quan sát các di vật còn lại trong dân như mai rùa, đầu rùa, da rắn, sừng,
sọ, xương chi, xương sườn, móng, vuốt thú, các mẫu nhồi chim thú, ... hoặc các mẫu ngâm
trong nhà như rắn, tác kè ngâm rượu, các mẫu ngâm thằn lằn, ếch nhái, ... Phương pháp
nghiên cứu sử dụng trong các đợt khảo sát này đều là những phương pháp thồng dụng theo
từng nhóm chun mơn.


<i><b>3.2.1.2.1 Nhóm Lưỡng cư-Bò sát</b></i>


Tiến hành quan sát và thu mẫu dọc theo tuyến đại diện cho các loại sinh cảnh khác nhau,
nhưng chủ yếu là nhận diện qua quan sát thực địa và điểu tra trong dân kèm theo bộ ảnh
màu, sách ảnh minh họa và tham khảo các tài liệu có liên quan. Trong quá trình thực địa,
ngoài quan sát trực tiếp, chúng tơi cịn xác định một số lồi thơng qua tiếng kêu.


<b>3.2.Ỉ.2.2 Nhóm Chim-Thú</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

-Điều tra thực địa: quan sát trực tiếp các loài động vật gặp trên tuyến khảo sát. Trong quá
trình quan sát, định loại các lồi chim có tham khảo hình vẽ và mô tả trong các tài liệu
“Chim Việt Nam” của Nguyễn Cử và cộng sự, 2000; “A field guide to the birds of South-East
Asia” của Ben King; “ Chim Việt Nam - Hình thái và Phân loại” Tập 1 và tập 2 của Võ Quý,


<b>1975, 1981.</b>


Phỏng vấn: Phỏng vấn những người dân sống trong khu vực nghiên cứu, những người có kinh
nghiệm và có hiểu biết về các loài động vật trong vùng, về hiện trạng cũng như biến động
qua các thời kỳ. Các cuộc phỏng vấn được thực hiện với những câu hỏi mở, có sử dụng các


hình ảnh màu; những thơng tin được kiểm tra kỹ, có độ tin cậy cao mới được sử dụng trong
kết quả nghiên cứu.


<b>3.2.1.3 Côn trùng</b>


-Thống kê và cập nhật kế thừa các kết quả điều tra của các tác giả trước đây đã công bố,
đổng thời khi có điều kiện sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu với mẫu vật thu được của người
dân địa phương, đặc biệt là một số nhóm cơn trùng cánh cứng và cánh vảy.


-Sử dụng các dụng cụ chuyên dùng tùy theo từng nhóm cơn trùng khác nhau để thu thập mẫu
côn trùng theo phương pháp phổ biến điều tra cơn trùng ngồi tự nhiên hiện nay (McGavin,
1997). Thu mẫu theo tuyến ở các độ cao và các kiểu sinh cảnh khác nhau. Với các côn trùng
bay hoặc sống trên cây, chúng tôi sử dụng vợt côn trùng để thu thập. Mẫu vật thu được được
đựng trong lọ độc ( có Cloroform) hoặc cho vào túi bướm sau đó được bảo quản tạm thời
trong đệm bông cho hết đợt điều tra. Với các côn trùng sống trong gỗ hoặc trong đất như mối
chẳng hạn, sử dụng hộp nhựa, tuốc nơ vít và panh mềm cho cơng việc thu mẫu. Các mẫu thu
được đựng trong các lọ nhỏ có chứa cồn 75-80%. Ngồi ra, chúng tơi còn sử dụng bãy đèn
hoặc bả hấp dẫn côn trùng, thuận lợi cho việc thu thập chúng.


<b>3.2.2 Nghiên cứu trong phịng thí nghiệm</b>
<b>3.2.2.1 Thực vật</b>


Các phương pháp mà chúng tôi sử dụng đã được nhiều tác giả như Võ Văn Chi,
Nguyền Nghĩa Thìn giới thiệu trong các cơng trình liên quan đến đa dạng thực vặt. Có thể
tóm tắt các bước tiến hành như sau:


-Bảo quản, xử lý mẫu vật thực vật.
-Phân tích mẫu vật.


-Lập danh lục các loài.



-Đánh giá tính đa dạng thực vật.


<b>3.2.2.2 Động vặt có xương sống</b>


Tên một số lồi động vật có xương sống được xác định ngay ngoài thực địa. Tuy
nhiên để bảo đảm tên chính xác một số tên loài được kiểm tra lại từ các bộ mẫu đang được


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

bảo quản và lưu giữ tại Bảo tàng Động vật, Khoa sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên.


Việc định tên và định loại mẫu vật cũng như đánh giá giá trị của khu hệ dựa vào các khoá
định loại Lưỡng cư, khoá định loại Bò sát của GS. Đào Văn Tiến (1977 - 1979), tài liệu định
loại Herpteloptera of China của Adler (1993), danh lục lưỡng cư bò sát của Nguyễn Văn
Sáng và Hồ Thu Cúc, 1996 và một sô' sách hướng dẫn khác.


<b>3.2.2.3 Côn trùng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>CHƯƠNG 4</b>



<b>KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ THẢO LUẬN</b>



<b>4 .1 . Đa dạng sinh học của vườn quốc giaTam đảo</b>



Đa dạng sinh học mới được đề cập từ những năm của thập kỷ tám mươi của thế kỷ
20. Đa dạng sinh học được hiểu như là sự giàu có, phong phú và đa dạng về thành phần loài,
các hệ sinh thái và nguyên liệu di truyền. Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên quý giá nhất,
dựa vào đó mà sinh giới trong đó có con người mới tổn tại và phát triển một cách phồn thịnh
và bền vững. Đa dạng sinh học có nhiều giá trị đối với con người cũng như tự nhiên, đó là:



1. Các hệ sinh thái là cơ sở tồn tại cho mọi sự sống, duy trì sự ổn định, màu mỡ của đất đai
và tính mềm dẻo của sinh quyển.


2. Các hệ sinh thái tự nhiên trên quả đất hạn chế sự xói mịn của đất, bờ biển, điều tiết dịng
chảy, duy trì cuộc sống cho hàng trăm ngàn loài sinh vật.


3. Nhiều loài thực vật cung cấp thức ãn cho người và gia súc, làm thuốc chữa bệnh, lấy gỗ
làm các vật liệu xây dựng hay làm cây cảnh.


4. Các hệ sinh thái còn tạo nên giá trị thảm mĩ, nguồn cảm hứng cho nhân loại.


Do những giá trị của đa dạng sinh học mà con người khơng thể thờ ơ vói nó, càng
khơng được quyền gây nên sự thất thoát và suy giảm đa dạng sinh học. Đáng tiếc chúng ta
đang có nhiều tác động xấu đến đa dạng sinh học.


<b>4.1.1. Đa dạng thực vật</b>



. Trên cơ sở những kết quả do nhiều nhà thực vật cung cấp cùng với các kết quả của
các thành viên của để tài, chúng tôi được đưa ra một số kết quả nghiên cứu về đa dạng thực
vật của Tam Đảo.


<b>4.1.1.1. Đ a d ạ n g c á c t h ả m t h ự c v ậ t</b>


Theo kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy ở Tam Đảo có 8 kiểu thảm thực vặt khác
nhau mà mỗi kiểu thường đại diện cho một loại hình lập địa và tương ứng có một tổ thành
lồi cây nhất định.


<i><b>4.1.1.1.1 Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới</b></i>


Kiểu rừng này bao phủ phần lớn diện tích của vùng núi Tam Đảo và phân bố ở độ cao


<i>dưới 800 m, với nhiều tầng tán và nhiều lồi có giá trị kinh tế như: Chò chỉ (Shorea </i>


<i>chinensis), Giổi (Micheỉia sp.), Trường mật (Pavieasia annam ensis)...</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<i><b>4.1.1.1.2. Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp </b></i> <i><b>(ảnh 5)</b></i>


Kiểu rừng này phân bố từ độ cao 800m trở lên. Thực vật ỏ đây gổm các loài trong họ
Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Chè (Theaceae), họ Mộc lan (M agnoliaceae)... Từ độ
<i>cao 1000m trở lên xuất hiện một số loài thuộc ngành Thông như: Thông nàng (Dacrycarpus </i>


<i>imbricatus), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Kim giao (Nageia fleuryi), Pơ mu (Fokieria </i>
<i>hodginsii). Dưới tán kiểu rừng này thường có các lồi Vầu đắng, Sạt gai và các loài cây bụi </i>


thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), Đơn nem (Myrsinaceae), Thẩu dầu (Euphorbiaceae).


<i><b>4..1.1.1.3. Rừng cây lùn trên các đỉnh núi (ảnh 6)</b></i>


Là kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi cao. Thực vật
chủ yếu gồm các loài thuộc họ Đỗ quyên (Ericaceae), họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae),
họ Hổi (Illiciaceae). Kiểu rừng này xuất hiện trên các đỉnh núi cao từ 1000m trở lên.


<i><b>4.1.1.1.4. Rừng tre nứa (ảnh 7)</b></i>


ở Vườn Quốc gia Tam Đảo rừng tre nứa khơng có nhiều (khoảng 884 ha) và thường
phân bố trên 800m, có các lồi tiêu biểu Vầu, Sặt gai.


<i><b>4.1.1.1.5. Rừng phục hồi sau nương rẩy</b></i>

<b>, </b>

<i><b>sau khai thác</b></i>


Trước khi thành lập Vườn quốc gia Tam Đảo, rừng ở đây chỉ được bảo vệ từ độ cao
400m trở lên, dưới 400m là rừng kinh tế, các lâm trường đã khai thác gỗ với cường độ cao và


một phần diện tích ở đây được làm nương rảy. Ngày nay diện tích này được bảo vệ phục hồi
<i>vói các lồi cây như Dung {Sympỉocos sp.), Màng tang {Liísea cubeba), Ba soi (Macaranga </i>


<i>denticulaía)...</i>


<i>4.1.1.1.6. Rừng trồng (ảnh 8)</i>


Rừng trổng ở Tam Đảo đã có từ thời Pháp thuộc, loài cây chủ yếu được trồng ờ đây là
<i>Thông đuôi ngựa (Pmus massoniana), Lim xanh {Erythrophỉoeum fordii). Từ những năm sáu </i>
<i>mươi của thế kỷ 20 Ngàhn lâm nghiệp đã nhiều ha rừng Bạch đàn lá liễu (Eucalyptus </i>


<i>excerta) cùng Bạch đàn đỏ {Eucalyptus robusỉa) ở các vùng đệm của vườn. Sau một thời gian </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22></div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23></div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<i><b>4.1.1.1.7. Trdng cây bụi</b></i>


Kiểu này thường xuất hiện ở nơi rừng đã bị chặt phá, khô hạn, nhiều ánh sáng. Các loài
<i>thường gặp ở đây là Thầu táu (Aporosa dioica), Thao kén đực (Heỉicteres angustifolia), Thao </i>
<i>kén cái (Heỉicteres hirsuta), Me rừng (Phyllanthus embrica), Thổ mật (Bridelia tomentosa).</i>


<i><b>4.1.1.1.8. Trảng cỏ</b></i>


Loại này được hình thành trên các kiểu rừng đã bị khai thác, đất bị thối hóa mạnh.
Trong Vườn Quốc gia Tam Đảo gặp loại trảng cỏ cao và trảng cỏ thấp. Các loài gặp ở đây
<i>gồm Lách (Saccharum sponíaneum), Chít Ợ hysanolem a m axim a), c ỏ lào (Eupatorium </i>


<i>odoratum), c ỏ tranh (ỉm peraĩa cyỉindrỉca), c ỏ đắng (Paspalum scrobiculatum), c ỏ sâu róm </i>
<i>(Setaria viridis),v.v.</i>


<b>4.1.1..2. Đa dạng lồi</b>



Qua các tài liệu đã được công bố cũng như các kết quả thu được qua các đợt diều tra
khảo sát chúng tôi đã thống kê được 1436 loài thuộc 741 chi 219 họ thuộc 6 ngành (Phụ lục
1 & 2, bảng 2).


<i><b>Bảng 2: Số loài của các ngành thuộc phân giới thực vật bậc cao</b></i>


Ngành Họ Chi Lồi


Só lượng <i>%</i> Số Lượng <i>%</i> Số lượng %


Bryophyta 44 20,09 86 11,60 197 13,72


Lycopodiophyta 2 0,92 4 0,54 13 0,91


Equisetophyta 1 0,45 1 0,15 1 0,07


Polypodiophyta 22 10,05 31 4,18 59 4,11


Pinophyta 8 3,65 11 1,48 17 1,18


Magnoliophyta 142 64,84 608 82,05 1149 80,01


Tổng số 219 100 <b>741</b> 100 1436 100


Qua bảng trên chúng ta nhận thấy ngành Ngọc lan có số loài nhiều nhất (1149 loài
<i>chiếm tỷlệ 80 %), tiếp đó là ngành Rêu (197 loài, 13,72 %). Ngành Tháp bút có sơ lồi ít </i>
nhất (1 loài chiếm 0,07 %).


Trong các ngành kể trên thì Ngành Rêu từ trước tới nay chưa có tác giả nào đề cập đến.
Năm 1994 Trần Ninh đã công bỏ' danh lục các loài Rêu lá (ảnh 1 l)trong tạp chí rêu học của


Mỹ. Khi tiến hành đề tài này tác giả lại tiếp tục thu mẫu của các loài Địa tiền và kết quả định
loại cho thấy VQG Tam Đảo có 19 lồi Địa tiền thuộc 12 họ. Đây là dẫn liệu mới của đề tài
bổ sung cho danh lục thực vật VQG Tam Đảo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>4.1.1.3. Đa dạng về sử dụng</b>


Nhìn chung, hệ thực vật Tam Đảo khá phong phú và phân bố trên nhiều sinh cảnh khác
nhau từ trảng cỏ, cây bụi đến các loài cây gỗ trên núi đất. Theo số liệu tổng hợp điều tra của
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật - Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc
gia, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Lâm nghiệp và
Viện Điều tra Quy hoạch rừng thì Vườn Quốc gia Tam Đảo trước đây cũng như điều tra của
chúng tôi, hiện nay số loài thực vật đã biết là 1436 loài thực vật thuộc 741 chi thuộc 219 họ.
Các loài được xếp thành 8 nhóm có giá trị khác nhau.


<i><b>Bảng 3. Phân chia các loài thực vật Tam Đảo theo giá trị</b></i>


<i><b>Nhóm</b></i> <i><b>Giá trị sử dụng</b></i> <i><b>Sơ lo à i</b></i>


<b>I</b> <b>Cây cho gổ</b> <b>339</b>


<b>II</b> <b>Cây cho quả ãn</b> <b>109</b>


<b>III</b> <b>Cây cho sợi</b> <b>158</b>


<b>IV</b> <b>Cây cho tinh dầu</b> <b>32</b>


<b>V</b> <b>Cây làm rau ản</b> <b>86</b>


<b>VI</b> <b>Cây làm cánh</b> <b>152</b>



<b>VII</b> <b>Cây dược liệu</b> <b>428</b>


<b>VIII</b> <b>Cây cho tinh bột</b> <b>10</b>


Trong só các loài thực vật của VQG Tam Đảo có 68 lồi đặc hữu và 58 loài quý hiếm
được ghi vào sách đỏ của Việt Nam hay theo tiêu chuẩn của IƯCN cần được bảo tổn và bảo
<i>vệ như: Lan hài tam đảo (Paphiopediỉum gratrixianum ),Hoàng thảo hoa vàng {Dendrobium </i>


<i>chrysanthum; ảnh 10), Trà vàng hakoda (Camellia hakodae; ảnh 9), Trà vàng ginbe </i>
<i>(Camellia gilberti), Trà vàng Tam đảo (Camellia tamdaoensis), Trà vàng pêtêlô (Camellia </i>
<i>peteìotii), Hoa tiên (Asarum petelotii), Chùy hoa leo (Moỉas tamdaoensis), v.v.</i>


<b>4. 1.2. Đa dạng động vật có xương sơng</b>



Để đánh giá lại tính đa dạng các nhóm động vật có xương sống tại Vườn Quốc gia
Tam Đảo và các khu vực lân cặn, trong khuôn khổ đề tài “Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia
Tam Đảo”, trong thời gian 2003-2004, chúng tôi đã tiến hành kiểm kê, điều tra, khảo sát lại
thành phần loài và hiện trạng phân bố của chúng trong khu vực nghiên cứu, đồng thời kế thừa
các kết quả nghiên cứu đã có từ trước đến nay.


<b>4.1.2.1. Đa dạng và phân bỗ của các nhóm động vật có xương sỗng ở cạn</b>
<b>4.1.2.1.1. Lưỡng cư</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26></div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

số loài đều xuất hiện dưới tán rừng hoặc các tản cây bụi ven suối hoặc hổ nước và chủ yếu ở
độ cao dưới 900 m.


So với danh lục Ếch nhái Vườn Quốc gia Tam Đảo trong Luận chứng khoa học Dự án
đầu tư của Viện Điều tra Quy hoạch Rừng (1992) đã ghi nhận được 19 loài và số loài công
bố Nguyễn Vãn Sáng (1993) là 27 lồi thì số lồi kiểm tra, phát hiện ờ đây cao hơn nhiều (61
loài).



<b>4.1.2.1.2. Bò sát</b>


Dựa trên kết quả điều tra, khảo sát từ trưóc đến nay, tổng số lồi Bị sát phát hiện
được ở Vườn Quốc gia Tam Đảo gồm 96 loài, thuộc 17 họ, 3 bộ (Phụ lục 4). Tuy nhiên, đa
số loài tập trung vào bộ Rắn (57) và bộ Thằn lằn (27 lồi). Chỉ có 12 loài thuộc bộ Rùa. (ảnh
12, 13)


So với số loài Bò sát Vườn Quốc gia Tam Đảo trong Luận chứng khoa học Dự án đầu
tư của Viện Điểu tra Quy hoạch Rừng (1992) đã ghi nhận được (46 loài) và số loài công bố
Nguyền Văn Sáng (1993) là 75 lồi thì số loài kiểm tra phát hiện lần này (96 loài) cao hơn.
Phân bố của từng loài theo sinh cảnh và đai cao cũng được dẫn ra ở Phụ lục 3.


<b>4.1.2.1.3. Chim</b>


Tổng số loài Chim đã phát hiện được từ trước đến nay ở VQG Tam Đảo là 247 loài,
thuộc 51 họ, 16 bộ (Phụ lục 5).


Như vậy, tổng số loài Chim ở Vườn Quốc gia Tam Đảo đã gia tăng nhiều so với báo
cáo 119 loài Chim của đoàn khảo sát Khoa Sinh vật vào năm 1962 và 158 loài Chim trong
Luận chứng khoa học Dự án đầu tư của Viện Điều tra Quy hoạch Rừng (1992) trước đây.
Nhiều loài Chim tập trung kiếm ăn, cư trú và sinh sản từ đai cao 400 m trở lên, nơi ít bị tác
động từ các hoạt động của con người. Tuy nhiên, vào sáng sóm hoặc hồng hơn, các dải rừng
ven đường vành đai cao ỏ ngay Thị trấn Tam Đảo cũng thường gặp một số lồi.


<b>4.1.2.1.4. Động vật có vú</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28></div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29></div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>4.1.2.2. Gỉá trị quý hiếm của các nhóm động vật có xương sống (ảnh 14)</b>


Theo danh lục Sách Đỏ Việt Nam (2000), ở VQG Tam Đảo có 60 lồi động vật có


xương sống quý hiếm được phân hạng đủ các cấp, từ bậc T đến bậc E (bảng 1). Chiếm số
lượng và cũng là có tỷ lệ cao nhất về số loài quý hiếm là Động vật có vú và Bò sát. Sự suy
giảm số lượng của chúng dẫn đến tình trạng bị đe dọa tiêu diệt ở Vườn Quốc gia Tam Đảo
chủ yếu do tình trạng săn bắt chưa được kiểm soát triệt để từ trước đến nay.


<i><b>Bảng 4. Số loài động vật có xương sống quý hiếm ở ở Vườn Quốc gia Tam Đảo có tên </b></i>
<b>trong Sách Đỏ Việt Nam (2000)</b>


<b>Nhóm</b> <b>Sơ lồi</b> <b>Cấp đánh giá</b>


<b>E</b> <b>V</b> <b>R</b> <b>T</b>


Lưỡng cư <i>9</i> <b>1</b> <b>1</b> <b>3</b> <b>4</b>


Bò sát <i>17</i> <b>1</b> <b>8</b> <b>3</b> <b>5</b>


Chim <i>9</i> <b>1</b> 2 <b>6</b>


<b>Thú</b> <i>23</i> <b>5</b> <b>11</b> <b>6</b> <b>1</b>


<b>Tổng</b> <i>58</i> <b>7</b> <b>20</b> <b>14</b> <b>16</b>


<b>4.1.3. Đa dạng côn trùng</b>



Duy trì nguồn gen và bảo vệ đa dạng sinh học nói chung và cơn trùng nói riêng đang
là mối quan tâm của nhiều nhà khoa học và quản lý hiện nay. Để có cơ sở cho việc đề suất
biện pháp bảo tổn hữu hiệu, hợp lý trước hết phải có những số liệu đầy đủ về đa dạng sinh
học. Sau hai năm thực hiện đề tài chúng tôi ghi nhận các kết quả sau về đa dạng côn trùng
của vườn Quốc gia Tam Đảo.



<b>4.1.3.1.Đa dạng lồi</b>


Qua các tài liệu đã được cơng bố cũng như các kết quả thu được qua các đợt điều tra khảo sát
chúng tôi đã thống kê được 584 loài thuộc 6 bộ, 37 họ, 333 giông (phụ lục 1, bảng 1).


, ; A , h - 7 ' C í u O C '
' I ^ U N G T Ì M <sub>h õ N G T</sub>i n 1 Mi,


<i>-l)T/</i>

<b>432</b>

1


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<i><b>Bảng 5: Sơ lượng lồi của các họ thuộc một sỗ bộ cỗn trùng</b></i>
<b>tại Vườn Quốc gia Tam Đảo</b>


T.


T Tên khoa học


Sô' lượng


TT Tên khoa học


Số lượng


loài giống loài giống


O rth o p te ra 21 Coccinelidae 22 17


1 Acrididae 17 11 22 Curculionidae 9 9


2 Tettigonidae 5 5 23 Elateridae 4 4



3 Gryllidae 5 3 24 Lucanidae 22 11


4 Grylotalpidae 1 1 25 Scarabaeidae 18 10


5 H om optera L ep id o p tera


6 Cicadidae 9 7 26 Amathusiidae 7 4


7 ĩasidae 4 4 27 Danaidae 16 5


8 Membracidae 3 3 28 Hesperidae 28 14


H etero p tera 29 Nymphalidae 43 26


9 Bellostomidae 1 1 30 Papilionidae 32 10


10 Coccidae 27 13 31 Pieridae 19 9


11 Plataspidae 3 1 32 Satyridae 17 9


12 Pyrrhocopidae 5 3 33 Lycaenidae 30 23


13 Lygeidae 7 7 Iso p teran


14 Pentatomidae 19 16 34 Kalotermitidae 1 1


15 Reduvidae 19 14 35 Termopsidae 1 1


16 Plataspidae 5 2 36 Rhinotermitidae 11 3



C oleoptera 37 Termitidae 25 10


17 Buprestidae 2 2


18 Carabidae 6 4


19 Cerambycidae 19 17


20 Chrysomelidae 122 53


I 584 333


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

loài điều tra), tiếp đến là bộ Cánh khác (Heteroptera) (85 loài bằng 14,7%). Các bộ còn lại
(bộ Cánh thẳng, bộ Cánh giống và bộ Cánh đều) có số lượng lồi thu được ít nhất (28 lồi, 16
loài và 38 loài tương ứng với 4,8%, 2,7% và 6,5%) (bảng 5).


<b>4.1.3.2.Đa dạng của taxon bậc họ</b>


Kết quả nghiên cứu đa dạng Taxon bậc họ được chúng tơi trình bày ở bảng


<i><b>Bảng 6: Cấu trúc ỉhành phần phân loại của một sỗ bộ cồn trùng</b></i>


<b>Tên bộ</b> <b>Tên Việt Nam</b> <b>Sõ họ</b> <b>Số</b>


<b>giống</b> <b>Số loài</b>


<b>Giống</b>
<b>/họ</b>



<b>Loài/</b>
<b>giống</b>


Orthoptera Bộ Cánh thẳng <b>4</b> <b>20</b> <b>28</b> <b>5</b> <b>1,4</b>


Homoptera Bộ Cánh giống <b>3</b> <b>14</b> <b>16</b> <b>4,7</b> <b><sub>1,1</sub></b>


Heteroptera Bộ cánh khác <b>8</b> <b>57</b> <b>86</b> 7,1 1,5


Coleoptera Bộ Cánh cứng 9 127 224 14,1 1,7


Lepidoptera Bộ Cánh vảy 8 100 192 12,5 1,9


Isoptera Bộ Cánh đều 3 15 <b>38</b> <b>5</b> <b>2,5</b>


I <b>35</b> <b>333</b> <b>584</b>


<b>Trung bình</b> <b>9,5</b> <b>1,7</b>


Nếu tính tỉ lệ giữa số lượng giống /họ, giá trị thu được đạt cao nhất thuộc về bộ Cánh
cứng (14,1; ảnh 15) và bộ Cánh vảy (12,5; ảnh 16), còn vể tỉ lệ giữa số lượng lồi / giống thì
3 bộ Cánh đều, Cánh vảy và Cánh cứng có giá trị lớn hơn các bộ còn lại (2,5; 1,9 và 1,7)
(hình 1).


Có thể thấy VQG Tam Đảo đa dạng về địa hình và sinh cảnh. Diện tích vườn được trải dài
trên độ cao từ vài chục m đến 1200m với đủ các kiểu sinh cảnh điển hình của vùng trung du
miển Bắc Việt Nam: Rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, rừng trồng, khu canh tác nông nghiệp,
khu dân cư v.v.-.VỚi đặc điểm địa hình và sinh cảnh như vậy, chắc chắn VQG Tam Đảo
chứa đựng một tiềm năng đa dạng sinh học hết sức phong phú. Theo Bùi Công Hiển (2001)
chỉ tính riêng về số bộ, VQG Tam Đảo có thể chứa khoảng hơn 30 bộ côn trùng. Tuy nhiên,


do điều kiện thời gian và tài liệu chuyên mồn còn hạn chế, chúng tôi mới chỉ thống kê được
khoảng 1/6 số bộ với các họ, giống và loài. Cổng việc điều tra đa dạng sinh học tại VQG
Tam Đảo nói chung và lớp cơn trùng nói riêng cịn phải được tiếp tục trong tương lai.


Đáng chú ý là, trong số những bộ đã được điều tra có 2 bộ (Lepidoptera, Coleoptera)
<i>chiếm tỉ lệ cao với các đại diện thuộc các họ bướm phượng (Papilionidae), như Papilio,</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<i>Troides, Teinopalpus... hay đại diện thuộc các họ Lucanidae và Scarabaeidae như Lucanus, </i>
<i>Neoluccmus, Prosopocoilus, Nipponnodorcus, Corpis,</i>


G i ố n g / h ọ


16 -
14


10


8


6


4


L o à i / y i ố n g


- 3


□ G i ố n g / h ọ - L o à i / g i ố n g


<b>Hình ỉ: Tỉ lệ giưa sỗ lượng các bậc phản loại (gỉỗng /họ và loài /giống) ở </b>


<b>một sỗ bộ côn trùng tại VQG Tam Đảo</b>


<i>Onthophagus.. .đã và đang được du khách nước ngoài đến trao đổi mua bán. Có những con </i>


<i>bướm phượng như Teinopalpus sp. đã có lúc lên tới giá hàng triệu đồng. Những con bọ cánh </i>
cứng như con “Ba cục” con “cua bay” (Cherotonus sp.) hay “mện nhung” thuộc họ
Lucanidae và Scarabaeidae lúc được giá có thể bán dược năm chục hay hàng trãm ngàn đổng,
thậm chí năm sáu trăm ngàn đồng một con (cua bay). Có thể nói nhiều lồi côn trùng quý
hiếm thuộc bộ Lepidoptera và Coleoptera chỉ phổ biến ở rừng rừng già hoặc rừng nguyên
sinh Tam Đảo. Điều này một phần nào cũng được thể hiện qua kết quả phân tích trên qua tỉ
lệ giống/họ và loài /giống đã đề cập đến ở trên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<i>9</i>

<i>■</i>

<b>*</b>

<b>“ </b>

<b>* " ( • ■ </b>



<b>■</b>

<i>~</i>

<b>♦ </b>

<b>♦ </b>

<b>#</b>



<b>: ắ </b>

<b>f </b>

<b>I</b>



1 I I


* <i>I</i>


*


I


i *


ậ *



</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

loài sâu (Lepidoptera hoặc Coleoptera ...) là thức ãn không thể thiêu của các loài chim, thú,
lưỡng cư, bò sát...S ự tồn tại của nhiều nhóm ĐVCXS phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thức ăn
giầu dinh dưỡng này. Cùng với các sinh vật đất khác, các nhóm cơn trùng như mối, bọ hung,
collem bola... đang góp phần không nhỏ trong việc làm giàu thành phần đất rừng.


Như vậy, để bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học của vườn Quốc gia Tam Đảo không chỉ quan
tâm đến các nhóm ĐVCXS mà cần làm cho người đân và các cấp chính quyền có nhận thức
đúng về vai trị của cơn trùng nói chung trong hộ sinh thái để nâng cao ý thức bảo vệ rừng,
nơi ở và sinh sống của côn trùng-nguồn thức ăn của nhóm ĐVCXS, đồng thời là tác nhân
không thể thiếu đang ngày đêm làm giàu cho đất rừng.


<b>4.2.CÉC taxon mới cho vườn quốc gia tam đảo</b>



Trong quá trình tiến hành thực hiện đề tài, các thành viên của đề tài đã thu thập nhiều
mẫu thực vật trong đó đa sô' thuộc lớp Địa tiền (Hepaticae) của ngành Rêu (100 mẫu). Đối
với các tiêu bản thuộc ngành Rêu sau khi tiến hành định toại cùng với sự giúp đỡ của nhà rêu
học người Hung - GS. TSKH. Pócs Tamás. Kết quả được 19 loài Địa tiền được định danh.
Ngoài ra một số tiêu bản thuộc họ Chè (Theaceae) được chủ trì đề tài xác định. Kết quả đã
xác định được 21 loài mới cho Tam Đảo. Danh lục các loài mới được ghi trong bảng 7


<i><b>Bảng 7: C ác loài mới tìm thấy ở vườn Q uốc gia Tam Đảo</b></i>


T.T. Tên khoa học Hp


<b>I. Lớp Địa Tiền - Hepatỉcae (Bryophyta)</b>


1 <i><b>Cephalozia siamensis N. Kitag.</b></i> Cephaloziaceae


2 <i><b>Nowellia curvifolia (Dicks.) Mitt.</b></i> Cephaloziaceae



3 <i><b>Conocephalum japonicum (Thunb.) Grolle</b></i> Conocephalaceae


4 <i><b>Frullania meyeniana Lindenb.</b></i> Frullaniaceae


5 <i><b>Frullania nepalensis (Spr.) L.</b></i> Frullaniaceae


6 <i><b>Jubula hutchinsiae (Hook.) Dum.</b></i> Frullaniaceae


7 <i><b>Jungermannia truncata Nees</b></i> Jungermanniaceae


8 <i><b>Notoscyphus lutescens(hehm. & Lindenb) Mitt.</b></i> Jungermanniaceae


9 <i><b>Aphanolejeuea borneensis (Herz.) Poes</b></i> Lejeuneaceae


10 <i><b>Leiicolejeunea xanthoca rpa (L.) Evans</b></i> Lejeuneaceae


11 <i><b>Zoopsis liukiuensis Horik.</b></i> Lepidoziaceae


12 <i><b>Heteroscyphus argutus (Nees) Schiffn.</b></i> Lophocoleaceae


13 <i><b>Dumortia hirsuta (Sw.) Nees ssp. Hirsuta</b></i> M archantiaceae


14 <i><b>Dumortia hirsuta (Sw.) Nees ssp. nepalensis </b></i>


(Tayl.) Schust.


M archantiaceae


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

Bischl.



16 <i><b><sub>Pleurozia acinosa (Mitt.) Trev.</sub></b></i> Pleuroziaceae


17 <i><b>Poreìla acutifolia (Lindenb.) Trev.</b></i> Porellaceae


18 <i>Poreỉỉa plumosa (Mitt.) Hatt.</i> Porellaceae


19 <i><b>Trichocolea tomenlella (Ehrh.) Dum.</b></i> Ptilidiaceae


20 <i>Schistochila recurvata Buch.</i> Schistochilaceae


<b>II. Lớp Ngọc Lan - Magnoliopsida</b>


<b>21</b> <i><b>Camellia kissi Wall.</b></i> Theaceae


22 <i><b>Gordonia gigantiflora Gagnep.</b></i> Theaceae


Trong số 22 loài mới lần đầu tiên thu được ở Tam Đảo, có 2 lồi và 1 phân loài là mới
<i>cho Việt Nam, đó là: Conocephalum japonicum (Thunb.) Grolle, Pleurozia acỉnosa (Mitt.) </i>
<i>Trev.và Marchantia papillata Raddi ssp. grossibarba (St.) Bischl.</i>


<b>4.3.Bảo tồn nguồn gen một số loài động thực vật quý và hiếm</b>



Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đảm bảo cho sự
tồn tại và phát triển của nhân loại. Đáng tiếc trong thời gian dài con người đã khai thác
khơng thương tiếc nhiều lồi động thực vật để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Sự khai
thác không có ý thức đó đã dẫn đến nhiều khu rừng bị phá huỷ, nhiều loài động thực vật bị
tuyệt chủng hay đang có nguy cơ bị tiêu diệt. Vườn Quốc gia Tam Đảo trước đây cũng nằm
trong khung cảnh như vậy. Từ năm 1990 trở về trước việc khai thác các loài động thực vật ở
Tam Đảo diễn ra một cách tự do. Việc khai thác gỗ diễn ra trong một thời gian dài đã làm
cho nhiều khu rùng rậm trở thành thảm cây bụi hay trảng cỏ. Quá trình thu hẹp thảm thực vật


rừng ảnh hưởng không nhỏ đến nơi cư trú của nhiều nhóm động vật như các laòi thú quý,
chim và côn trùng. Sau khi Tam Đảo trở thành vườn Quốc gia, trở thành nơi bảo vệ đa dạng
sinh học thì việc khai thác bị nghiêm cấm. Khác với các vườn Quốc gia khác, vườn Quốc gia
Tam Đảo nằm tiếp giáp của ba tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Bắc Thái. Trên đất của vườn
lại có 6 dân tộc sông quy tụ trong các làng bản rải đều quanh vườn. Cuộc sống của các bà
con dân tộc thiểu cịn nhiều khó khăn và nhiều gia đình sống nhờ vào việc khai thác trộm gỗ,
củi, măng, lâm sản và thú rừng. Một đặc điểm đặc thù mà ít vườn Quốc gia ở nước ta có được
đó là có khu nghỉ mát Tam Đảo, khu đền chùa Tây Thiên nằm sâu trong phạm vi vườn.
Ngoài ra nằm sát địa phận vườn cịn có hai khu nghỉ mát khác là Đại Lải và Núi Cốc. Khu
nghỉ mát Tam Đảo đã được người Pháp xây dựng từ những nãm đầu của thế kỷ 20 với gần
150 khách sạn lớn nhỏ. Trong những năm đầu kháng chiến chống pháp, thực hiện chủ trương
“Tiêu thổ kháng chiến” phần lớn khách sạn bị phá huỷ. Sau hồ bình lập lại khu nghỉ mát
Tam Đảo dần dần được khồi phục lại và cho đến nay đã có hơn 50 khách sạn và nhà nghi.
Cùng với khu nghỉ mát Tam Đảo, tại các khu du lịch Núi Cốc, Đại Lải và ngay khu linh


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

thiêng Tây Thiên một số nhà nghỉ cũng đã và đang hoạt động. Hoạt động du lịch đã gây ảnh
hưởng xấu đến đa dạng sinh học của vườn. Nhà nghỉ, khách sạn hình thành kéo theo sự ra đời
hàng loạt các nhà hàng ăn uống giải khát. Khách du lịch đến nghỉ mát ở Tam Đảo làm tăng
nguồn thu ngân sách cho địa phương, tạo cống ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho cộng đồng
địa phương nhưng nó cũng gây ảnh hưởng không nhỏ cho việc bảo tồn đa dạng sinh học của
vườn. Nhu cầu của khách du lịch làm phát sinh, kích thích các hoạt động bn bán các loài
động vật quý hiếm làm các món ãn đặc sản, các loài cây cảnh hay côn trùng quý hiếm.
Nhiệm vụ quan trọng của vườn Quốc gia Tam Đảo là bảo tồn đa dạng sinh học. Để thực hiện
được mục tiêu trên, vườn đặt công tác bảo vệ rừng, quản lý chặt chẽ việc khai thác ỉâm thổ
sản trong rừng. Để bảo vệ sinh cảnh, nơi sinh sống của các loài động vật hoang dã, nhiều khu
rừng trồng trên các vùng đất bị khai thác kiệt quệ từ trước. Các khu rừng tự nhiên được bảo
vệ nghiêm ngặt Những việc làm tích cực của vườn cùng với sự hỗ trợ của công đồng dân cư
sống trong các vùng đệm đã có tác dụng tốt đến công tác bảo vệ đa dạng sinh học của vườn.
Qua nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, dựa vào tiêu chuẩn quốc tế và chính
phủ nhiều loài động thực vật được xem là quý, hiếm cho vườn Quốc gia Tam Đảo. Theo tài


liệu giới thiệu về vườn Quốc gia Tam Đảo (2001), khu hệ động thực vật của vườn có hơn 60
<b>loài thực vật; 59 loài động vật có xương sống và 01 loài thuộc động vật không xương sống là </b>
các loài quý hiếm và cần được bảo vệ. Tuy danh lục còn bỏ sót nhiều lồi nhất là động vật có
xương sống, nhưng đây cũng là cũng là cố gắng đáng kể của vườn trong quá trình bảo tồn
các loài. Từ năm 1997 đến năm 2002 vườn đã có hợp tác khoa học với trung tâm bảo tồn cây
thuốc dân tộc của Mỹ (CREDEP) và tổ chức bảo tổn các vườn thực vật quốc tế (BGCI) thực
hiện đề án: “Bảo tồn và phát triển bền vững các loài cây có ích của vườn Quốc gia Tam
Đảo” . Kết quả của đề án đã thống kê được 631 loài thực vật thuộc 121 họ, 308 chi. Trong số
đó: 361 cây làm thuốc; 86 loài làm rau ăn; 104 cây ăn quả và 116 cây cho sợi. Đề án cũng
đã thiết lập trong phạm vi của vườn một khu khoảng 01 ha để trồng một số cây dùng làm
thuốc thu thập ở các vùng khác nhau của vườn. Để góp phần vào cơng tác bảo tồn các loài
quý hiếm của vườn Quốc gia Tam Đảo, chúng tôi đã lựa chọn một số loài động thực vật theo
chúng tôi là quý, hiếm nhằm bảo tồn nguồn gen quý hiếm phục vụ cho công tác nghiên cứu,
học tập của sinh viên cũng như du lịch sinh thái. Chúng tơi chọn các lồi theo tiêu chuẩn sau:


1. Loài được ghi trong sách đỏ Viêt Nam.
2. Lồi có khu phân bố hẹp.


3. Nơi sống đang bị đe doạ.


4. Lồi có ý nghĩa kinh tế đối với nhân dàn địa phương.
5. Loài phân bố dọc theo các tuyến du lịch sinh thái.
6. Loài để cho sinh viên học tập, nghiên cứu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>4.3.1. Danh lục các loài được bảo tồn</b>


Để phục vụ cho cồng tác nghiên cứu, học tập của sinh viên cũng như du lịch sinh thái.
Dựa theo sáu tiêu chuẩn đã nêu trên chúng tôi đưa ra danh lục các loài cần bảo tổn trình bày
ở bảng 8.



<i><b>Bảng 8: Danh lục các loài cần bảo tồn</b></i>


T.T Tên khoa học Tên Việt Nam


<b>NGÀNH DƯƠNG x ỉ - PTERIDOPHYTA</b>


1 <i><b>Cyathea coníamìnans Cop.</b></i> Dương

<b>xí </b>

mộc


NGÀNH NGỌC LAN - MAGNOLIOPHYTA


2 <i>Camellia ampỉexicauỉis (Pitard) Cohen- Stuart.</i> Hải đường


3 <i><b>Camellia crassiphylla Ninh &Hakoda</b></i> Trà vàng <i>^ L* 4&j</i>


4 <i><b>Camellia gilbertii (Chev.) Sealy</b></i> Trà vàng ginbec


5 <i><b>Camellia peteỉotii (M eư.) Sealy</b></i> Trà vàng pêtêlo


6 <i>Camellia rubriflora Ninh & Hakoda</i> Trà đỏ


7 <i>Camellia </i> <i><b>sinensis </b></i> var. <i><b>assamica </b></i> (Masters)


Kitamira


Chè san


8 <i><b>Camellia tamdaoensis Ninh & Hakoda</b></i> PT1 NIrà vàng lam đáoN r 11 .1 9


9 <i><b>Erythrophloeum fordii Oliv.</b></i> Lim xanh



10 <i><b>Madhuca pasquieri (Dubard) H.J. Lam.</b></i> Sến mật


11 <i><b>Paphiopedilum gratrixianum (Masters) Rolfe</b></i> Lan hài Tam đảo


LỚP BÒ SÁT - REPTILIA


12 <i><b>Paramesotriíon delousĩaỉi Bourret</b></i> Cá cótTam Đảo


CƠN TRÙNG - INSECTA


13 <i><b>Teinopaỉus aureus Mell</b></i> Bướm phượng 5 đi


<b>4.3.2.MƠ tả các lồi cần bảo tồn</b>


<i><b>1 .Dương xí mộc - Cyathea contam inans Cop. (ảnh 17)</b></i>


Ngành Dương xí - Polypodiophyta
Họ Dương x f - Cyatheaceae


Cây gỗ cao tới 4m. Lá có kích thước lớn; cuống lá dài 0,6 m, màu nâu sáng ở gốc,
màu rạ ở ngọn; gốc cuống lá mang nhiều vảy màu trắng dể rụng; phiến lá dài 2 m và rộng 1
m, xẻ lông chim 3 lần. Lá chét nhỏ xẻ đến tận sống lá; sống lá nhẵn hay có ít lơng ở phía
trên, ổ túi bào tử nhiều nằm gần các sống lá chét. Bào tử hình 4 cạnh, khơng màu, nhẵn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39></div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

Phân bố: Ngoài Tam Đảo lồi này cịn gặp ở Lào Cai, Bắc Thái và nhiều nơi ở Trung bộ Việt


<b>Nam.</b>


Sinh học: Cây mọc trong rừng thường xanh ở độ cao từTj00m đến 1200 m.



Tình trạng: Loài này đang bị khai thác để làm giá thể nuôi trồng các loài cây cảnh. Phần lớn
các cây to, dáng đẹp dọc các đường mòn trong rừng đang bị người dân địa phương đốn hạ
đem về bán cho các chủ khách sạn, nhà nghỉ hay chủ các vườn cây cảnh. Theo tiêu chuẩn
mức độ bảo tồn của IUNC đây là loài đang bị đe doạ (T)


<i>2.Cây Lim xanh - Erythrophloeum fordii Oliv. (ảnh 18)</i>


* ■ I


Ngành Ngọc Lan - Magnoliophyta
Họ Đậu - Fabaceae


Cây gỗ lớn, cao 20-25 m; nhánh non phủ nhiều lông, nhẵn ở các nhánh trưởng thành.
Lá kép lông chim gồm 8-12 lá chét hình xoan ngọn giáo, dài 5-7 cm có đầu nhọn; gốc lá nhọ
hay tù và bất đối xứng. Cụm hoa hình chùm ở ngọn, có lơng mềm,trục cụm hoa dài khoảng
10 cm. Hoa đều lưỡng tính. Hoa có cuống dài 2mm. lá đài hình trái xoan- tam giác; cánh hoa
hình bầu dục dài; nhị gồm 10 chiếc; bầu có lơng. Bầu một ơ chứa 20 nỗn xếp thành hai dãy.
Quả đậu thuôn, dài 15-20 cm, rộng 3-4 cm, màu nâu. Hạt trong quả khoảng 10 hạt hinh dẹp
dài 12-15mm, màu nâu sảm.


Phân bố: Tại vườn quốc gia Tam Đảo Lim xanh còn gặp trên diện tích lớn ở xóm Đổng Lĩnh
xã Đại Đình huyện Tam Đảo và diện tích nhỏ cạnh trụ sỏ của vườn. Ngoài Tam Đảo Lim
xanh còn gặp ở nhiều địa phương như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Tây,
Thanh Hoá, Nghệ An và Quảng Trị. Lim xanh còn gặp ở Nam Trung Quốc.


Sinh học: Cây mọc trong rừng rậm miền núi ở độ cao dưới 300m Khi còn non là loại cây ưa
bóng, tái sinh tốt trong râm mát dưới tán rừng. Cây Lim ra hoa tháng 4-5, có quả từ tháng 7
năm trước đến tháng 2 năm sau.


Tinh trạng: Tại khu vực núi Tam Đảo có hai rừng Lim tồn tại ở Xã Đại Đình và xã Hổ Sơn.


Sau khi khu rừng cấm Tam Đảo được thành lập (1977) do việc bảo vệ rừng chưa nghiêm ngặt
nẽn việc phá rừng thường xẩy ra. Nhiều loài cây gỗ quý trong đó cây lim bị chặt hạ, cắt nhỏ
thành khúc bán chỉ vài chục ngàn đồng. Sau khi vườn Quốc gia Tam Đảo thành lập công tác
bảo vệ rừng Lim Tam Đảo được chú ý. Hình thức giao khốn rừng lim cho một số hộ dân địa
phương ở xã Đại Đình tỏ ra có hiệu quả. Hiện tượng khai thác trộm cây lim khơng cịn nữa.
Theo chúng tơi rừng lim ở Đai Đình thuộc vườn Quốc gia Tam Đảo là khu rừng lim đẹp của
nước ta.


Giá trị kinh tế: Lim xanh là cây gỗ quý thuộc vào loại tứ thiết (Đinh, Lim, Sến, Táu).Gổ lim
rất bền, không bị mối mọt, được dùng trong kiến trúc, xây dựng cầu cống, làm ván sàn, tà vẹt
và đồ dùng trang trí trong nhà. v ỏ cây Lim chứa tanin nên cũng được dùng làm nguyên liệu
thuộc da và nhuộm, v ỏ cây chứa nhiều alcaloid nên dùng tên độc hay gây mê cục bộ. Trên


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41></div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

cây Lim lâu năm có khi có lồi nấm Linh chi - Ganoderma lucidum một loài nấm dùng làm
thuốc chữa ung thư sống hoại sinh. Nguyễn Quốc Khang và các cộng sự (2003) đã chiết được
một số hợp chất tự nhiên có khả năng diệt sâu xanh (Heliothis armigera), sâu khoang
(Spodoptera litura) và Oc bươu vàng (Promacea canaliculata).


<i>3.C ây Sến m ật - M adhuca pasquierí (Dubard) H. J.Lam (ảnh 19; 20)</i>


Ngành Ngọc Lan - Magnoliophyta
Họ Hổng Xiêm - Sapotaceae


Cây gỗ cao to, thường xanh có nhựa mủ màu trắng; cao từ 20 m đến 35 m, đường
kính thân lm nhưng cũng có cây đường kính tới 2m. v ỏ dày màu nâu thẩm, nứt ỏ vng.
Cành lúc non có lơng có lơng mịn, khi trưởng thành lơng khơng cịn. Lá hình bầu dục hay
trứng ngược, mọc cách, dài 12-16 cm, rộng 4-6 cm. Cuống lá dài 1,5-3,5 cm. Hoa lưỡng tính
thường mọc thành chụm 2-3 cái ở nách lá. Lá đài có lơng. Cánh hoa màu trắng vàng hợp vơi
nhau thành ống dài 1,5 mm phía trên phân thành 6-11 thuỳ. Nhị gồm 1 2 - 2 2 cái. Bầu hình
trứng chia thành 6-8 ơ, vịi nhuỵ có lồng ở phần dưới. Quả hình bầu dục hay hình cầu, dài


2,5- 3cm; hạt 1 đến 5, hình bầu dục dài 2,3 cmm, rộng 1,5 cm.


Sinh học: Sến mật ra hoa từ tháng 1 đến tháng 3, mùa quả chín tháng 11 và tháng 12.


Nơi sống: Mọc rải rác ở cả hai sườn của vườn quốc gia Tam Đảo từ độ cao 100 m đến 1350


Phân bố: Ngoài vườn quốc gia Tam Đảo, Sến mật còn gặp ở Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Bắc,
Quảng Ninh, Hà Tây, Thanh Hoá, Nghệ An Hà Tĩnh, Quảng Bình. Ngồi Việt Nam Sến mật
còn gặp ở Trung Quốc (Vân Nam).


Hiện trạng: Trước đây Sến mật gặp phổ biến ở cả hai sườn của núi Tam Đảo. Do quản lý
khổng tốt nên nhiều cây cao . Trong sách đỏ Việt Nam, Sến mật thuộc nhóm chưa có đản
liệu đầy đủ (K).


Giá trị kinh tế: Sến mật là cây gỗ quý, được xếp vào gổ tứ thiết (Đinh, Lim, Sên, Táu). Gỗ
Sên mật dùng làm cầu,tà vẹt, đóng thuyền, xây dựng các cơng trình. Hạt chứa 35-55% dầu
béo thuộc loại không không khồ, màu vàng. Dầu hạt Sến mật có thể ăn được hay dùng trong
một số ngành cồng nghiệp. Lá nấu thành cao có tác dụng chữa bỏng, ở Vân Nam (Trung
Quốc) người ta dùng rễ để chữa bệnh tim có nguồn gốc phong thấp.


4. <i>Hải Đường - Camellia am plexicaulis (Pitard) Cohen - Stuart (ảnh 21)</i>


Ngành Ngọc Lan - Magnoliophyta
Họ Chè - Theaceae


Cây gỗ nhỏ cao 3 - 4 m, cành nhỏ màu nâu đậm, nhẵn. Cành già màu nâu sáng, thảng. Lá
to thuồn hay bầu dục rộng, dài 15,5 - 25 cm, rộng 4 - 7,5 cm có mũi nhọn ở đỉnh lá; gốc lá
hình tim có tai rộng ỏm lấy gốc lá., mép lá răng cưa nhỏ cùn, các rãng cách nhau 1 , 5 - 2
mm. Chất lá dày đanh, khồng có lõng. Mạt trên màu xanh đậm với gân giữa lõm ở mặt trên.



</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43></div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44></div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

Mặt dưới lá màu xanh nhạt, nhẵn không lông. Hệ gân nổi rõ vói 1 0 - 1 5 cặp. Hoa to mọc ở
đầu cành mọc đơn độc hay tập hợp thành 2 - 5 cái một. Hoa có cuống mập dài 1,1-1,3 cm, lá
bắc 6-7 cái có dạng hình tam giác rộng, hay hình nêm dài 2 mm; đài gồm 5 lá hình trứng
rộng; cánh hoa màu đỏ tía gồm 8 đến 10 cái có dạng hình trứng ngược. Bộ nhị gồm hàng
trăm nhị xếp thành hai vịng, vịng ngồi các chỉ nhị dính nhau đến 1/3 chiều dài nhị; các nhị
phía trong rời nhau, chỉ nhị không lông. Bộ nhuỵ gồm 3 lá noãn hợp thành bầu trên 3 ô. Bầu
không lông với 3 vòi nhuỵ rời từ gốc. Quả khơ hình cầu.


Sinh học: Hải Đường ra hoa từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Mùa quả chùi vào khoảng
tháng 6 đến tháng 8.


Nơi sống: Một số cá thể hoang dại nằm rải rác trong rừng thường xanh ở độ cao 500 m
sườn Tây Nam. Nhiều các thể được nhân dân trong các vườn nhà nhất là ở hai xã Hồ Sơn và
Đại Đình.


Phân bố: Lồi này được người Pháp thu thập lần đầu tiên tại đền Voi Phục (Hà Nội) và mô tả
là loài mới cho khoa học. Hải Đường được nhân dân ta trồng nhất là ở các đình chùa và trổng
làm cảnh trong các vườn từ Lạng Sơn đến Thừa Thiên Huế.. Trong quá trình điều tra đa dạng
sinh học ở vườn Quốc gia Tam Đảo, chúng tổi đã phát hiện một số cá thể Hải Đường mọc
hoang dại ở sườn Tây Nam ở độ cao 500m. Hiện nay nhân dân địa phương ở hai xã Hổ Sơn
và Đại Đình trổng trong các vườn đồi và là nguồn thu hoạch chính của nhiều hộ gia đình.
Những khu vườn Hải Đường được trồng hai bên đường lên chùa Tây Thiên hay suối Đổng
Bùa sẽ tăng thêm tính hấp dẫn của hai tuyến du lịch này.


Hiện trạng: Nhiều cây mọc hoang dại đang bị một số dân địa phương khai thác về đem trổng
hay bán cho người chơi cây cảnh.


<i><b>5. Trà hoa vàng lá dày - Camellia crassiphyla Ninh et Hakoda (ảnh 2 la)</b></i>
Ngành Ngọc Lan - Magnoliophyta



Họ Chè - Theaceae


Cây gỗ nhỏ, cao 3-5 m. Cánh non màu nâu sáng, nhẵn. Lá có cuống dài 1.7-2 cm,
không lông. Phiến lá hình bầu dục rộng hoặc bầu dục, dài 17.3-25.1 cm, rộng 9.1-13 cm.
Chất lá dảy dày và dai. Mặt trên của lá màu xanh đậm, không lông; mặt dưới có màu xanh
nhạt, khơng lơng, có những điểm lốm đốm; Gốc lá tròn hoặc tim, chóp lá tù, mép lá có răng
cưa nơng. Hệ gân gồm 8 - 9 cặp. Hoa nhỏ kích thước 4-4.3 cm, màu vàng có cuống dài 3-5
mm, không lông, mọc đơn độc ở nách lá. Lá bắc gồm 2-3 chiếc, đài hoa 5 vói 9-10 cánh hoa
hình trứng ngược, các cánh hoa phía ngồi có lơng thưa.Bộ nhị gồm nhiều nhị; nhị dài 16-17
mm, không lông; các nhị phía ngồi hợp lại hình ống ở gốc và hợp với cánh hoa phía trong.
Bộ nhuỵ gịm 3 lá nỗn hợp thành bầu trên 3 ô, không lông; vòi nhuỵ 3 rời từ đỉnh bầu. Quả
và hạt chưa tìm thấy.


Sinh học: Cây ra hoa vào tháng 10 đến tháng 1 năm sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46></div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Hiện trạng: Loài này được Chủ trì để tải cùng GS Hakoda phát hiện tại khu rừng cây Gạo và
mô tả là loài mới cho khoa học. Những năm tiếp theo các tác giả đã tiến hành điều tra ở các
vùng khác nhau của vườn cũng như các vùng khác của Việt Nam, nhưng khơng có nơi nào
tìm thấy loài này. Rõ ràng loài này có khu phân bố rất hẹp. Đầu năm 2005 một sô thành viên
của đề tài trở lại khu rừng này thì rất nhiều cá thể của loài này đã bị đào trộm, chỉ còn những
cá thể bé nhỏ gặp rải rác. Theo tiêu chuẩn mức độ bảo tổn của IUNC đây là loài đang bị đe
doạ (T).


<i><b>6. Trà vàng Ginbec - Camellia gilberti (A. Chev.) Sealy (ảnh 22, 23)</b></i>


Ngành Ngọc Lan - Magnoliophyta
Họ Chè - Theaceae


Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ. Cành non màu nâu tối và có lông măng rất nhỏ ở tận cùng,
rất nhẵn. Cành già nhẵn, màu nâu xám hoặc xám hơi vàng. Lá có cuống ngắn, chỉ đài 3-8


mm, không lông, lõm sâu ở mặt trên. Phiến lá hình bầu dục hoặc bầu đục thuôn, hiếm khi có
dạng trứng ngược, hầu hết các lá dài 7-1.5 cm, rộng 3-4.8 cm, nhưng trên các cành ngắn các
lá thường nhỏ hơn (dài 5-5.5 cm và rộng 2-2.1 cm), các cành lớn có thể mang những lá dài
15-15.5 cm và rộng 6 cm, những lá lớn này thường có hình trứng ngược. Gốc lá hình nêm
hoặc nhọn. Chóp lá có đi dài 0.5-1.8 cm với đỉnh tù. Mép lá có răng cưa thưa, các răng
cách nhau ko đều, ngay trên cùng 1 lá có chỗ các răng cách nhau 2 mm nhưng cũng có chỗ
các răng cách nhau đến 1 cm, răng thưa dần và không cịn ở phía gốc lá. Biểu bì mặt trên
nhẵn vói gân chính lõm thành đường mảnh. Gân chính nổi rõ ở mặt sau. Gân bên gồm 6-7
cặp. Hoa nhỏ, đường kính chỉ khoảng 1 cm, mọc ở đầu cành hoặc nách lá. Cuống hoa nhỏ,
dài 2-3 mm, mang 2-3 lá bắc con hình trứng (dài 1 mm), lõm. Đài dạng chén, gồm 5 lá, hình
vẩy hoặc gần trịn, cao 2-3 mm, có mép mỏng, mặt trong có lơng dài và dày, mạt ngồi
khơng lơng. Hoa có 4 cánh, cao 7-8 mm. Cánh hoa có rìa mỏng, cả hai mặt đều khơng có
lồng. Cánh hoa dính với bộ nhị khoảng 2 mm chiều dài tính từ gốc, phần tự do của cánh
thuôn hoặc gần tròn, lõm. Bộ nhị dài 4 mm, không lông. Tất cả các chỉ nhị bên ngoài và
trong đều hợp với nhau phần lớn chiều dài, phần rời của chỉ nhị ngắn hơn 1 mm. Bao phấn
dài 0.5 mm. Bộ nhụy gồm 3 lá noãn rời tạo thành bầu trên 3 ô, không lông. Bầu chỉ cao
khoảng 1 mm, trên có 3 vịi nhụy rời. Quả và hạt chưa tìm thấy.


Sinh học: Cây ra hoa từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau.
Nơi sổng: Loài gặp trong rừng thứ sinh nơi có nhiều ánh sáng.


Phân bố: Loài này được xem là loài đặc hữu của Việt Nam và trong các tài liệu cũ chi ghi
nhận gặp ở Phú Hộ tỉnh Phú Thọ, nhưng theo điều tra của chúng tơi lồi chè Ginbéc còn gặp
ờ xã Điền Xá huyện Tiên Yên Quảng Ninh. Tại vườn Quốc gia Tam Đảo c . gilberti gặp
trong vùng đệm tại xã Ngọc Thanh huyện Mê Linh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48></div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

gilbertit-trổng Bạch đàn hay chè của dân địa phương. Sách đỏ Việt Nam ghi nhận đây là loài đang bị
đe doạ (T).


Giá trị kinh tế: Cây trồng làm cảnh. Theo nhân dân địa phương vùng Tiên Yên Quảng Ninh


trước đây loài này mọc phổ biến trong rừng thường xanh núi đất và được một sô dân địa
phương thu hái đun uống thay chè xanh. Sau thời gian mở cữa nhiều người dân đã thu hái bán
cho các thương gia người Hoa. Hiện nay lồi này chỉ cịn một số các thể mọc đơn độc quanh
vườn vài gia đình dân tộc Tày hay người kinh tại hai địa điểm chúng tôi khảo sát.


7. T rà vàng Pêtêlớ <b>- </b><i><b>Camellia petelotii (Merrill) Sealy (ảnh 24, 25)</b></i>
Ngành Ngọc Lan - Magnoliophyta


Họ Chè - Theaceae


Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, cao 3 m. Cành non to, chắc, không lông, màu nâu hơi xám,
khi khô màu nâu sáng. Lá có cuống to, dài 1.3-2 cm, lõm phía trên, khơng lơng. Phiến lá
hình bầu dục thn, ít khi hình bầu dục hoặc thuồn hoặc hình trái xoan thuôn, xanh đậm ớ
mặt trên, xanh sáng ở mặt dưới, dài 13.5-17 cm, rộng 5-6 cm. Phiến lá men theo cuống một
đoạn ngắn. Chất lá dạng da. Biểu bì hai mặt đều khơng có lơng. Mặt dưới có nhiều nốt sần
màu nâu nhạt. Chóp lá nhọn. Gốc lá hình nêm hoặc nêm rộng, hiếm khi nhọn. Mép lá có
rãng cưa nhọn và cách nhau không đều, hầu hết là từ 4-6 mm. Hệ gân lõm sâu ở mặt trên và
nổi rõ ở mặt dưới. Gân bên 10-12 cặp. Hoa màu vàng, mọc đơn độc ở đầu các cành non.
Đường kính hoa khi nở khoảng 4.7 cm. Cuống hoa to, chắc, dài 1-1.2 cm, nhẵn, mang
khoảng 10 lá bắc con. Các lá bắc cao khoảng 1.5-3 mm, hình vẩy hoặc hình trứng rộng, xếp
sít nhau, mép và mặt trong có lơng dài. Lá đài 5, phân biệt khá rõ với lá bắc, hình trứng rộng
ngược, dài khoảng 7 mm, giống với lá bắc ở chất lá dạng da và vị trí phủ của lơng. Tràng hoa
cao khoảng 3 cm với 14 cánh hoa dính với nhau và dính với bộ nhị khoảng 8 mm ở gốc. Các
cánh bên ngồi hình trứng rộng, dài khoảng 1.7 cm, rộng 1.5 cm, lõm, dạng da với mép
mỏng và hẹp, phủ lông thưa màu trắng ở mặt trong và thưa dần từ gốc cánh lên trên đỉnh. Các
cánh còn lại thn, hình trứng rộng hoặc bầu dục, cánh dài nhất khoảng 3.5 cm và rộng 1.8
cm, có lơng tơ thưa màu trắng ở mặt lưng. Tất cả mép của các cánh hoa đều có lơng. Bộ nhị
cao khoảng 2.3 cm, nhẵn. Các chỉ nhị bên ngoài hợp với nhau từ gốc khoảng 1.3 cm tạo nên
một chén nạc. Bao phấn dài 3-4 mm. Bộ nhụy gồm 3 lá noãn rời tạo thành bầu trên 3 ồ,
không lông. Bầu cao 2-3 mm. Vòi nhụy 3, tự do. Quả hình cầu dẹt 2 đầu, cao 2.8-3.2 cm,


đường kính 5 cm, có vảy cám. Cuống dài 1 cm, trên cuống còn nguyên các lá bắc và lá đài.
Hạt dài 1-2 cm, có lơng trắng.


Sinh học: Mùa ra hoa từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 nãm sau. Quả chín vào tháng 7.
Nơi sống: mọc trong rừng thường xanh ở độ cao 1000 m.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50></div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

loài này. Khu phân bố của loài tương đối hẹp. Chúng tơi thu được lồi này ở độ cao 950 m
đến 1100 m ở thung lũng ẩm trong rừng thường xanh chân đỉnh Rùng Rình.


Hiện trạng: Khu phân bố hẹp, số lượng cá thể giảm theo thời gian. Hiện nay con đường nối từ
khu nghỉ mát Tam Đảo sang đỉnh Tam Đảo 2 đang thi cồng, nhiều cá thể của loài này nằm
trong lòng đường, nếu khơng có kế hoạch di rời chắc số các thể của loài này sẽ giẩm đi đáng
kể. Theo tiêu chuẩn mức độ bảo tổn của IƯNC đây là loài đang bị đe doạ (T).


<i><b>8. Chè San - Camellia sinensis var. asamica (Masters) Kitamira. (ảnh 29)</b></i>
Ngành Ngọc Lan - Magnoliophyta


Họ Chè - Theaceae


Cây gỗ nhỏ cao từ 3m đến 10m, cành có màu nâu sáng có lồng thưa thớt. Lá có cuống
dài 5-7 mm, phủ lông; phiến lá hình bầu dục dài 5,6 cm - 17,4 cm, rộng 2,5 cm - 7,8 cm;
chất lá dày,dai và đanh; mặt dưới lá có lơng; hệ gân lá gồm 11-14 cặp. Hoa màu trắng; cuống
hoa dài 5-15 mm;lá bắc gồm 2 hay 3 cái, hình trứng rộng; lá đài 5-6 hình trái xoan; cánh hoa
gồm 7-8 cánh màu trắng; nhị nhiều, dài 8-14 mm, chỉ nhị vịng ngồi dính lại thành ống cao
2mm; bộ nhuỵ gổm 3 lá noãn hợp thành bầu trên 3 ơ; vịi nhuỵ không lồng.


Sinh học: Chè san ra hoa vào tháng mùa hè.


Nơi sống: Loài này mọc trong rừng thường xanh ở độ cao từ 950m đến 1100 m sườn Tây
Nam.



Phân bố: Ngoài Tam Đảo Chè san còn gặp nhiều nơi trên các núi cao của Bắc Cạn, Cao Bằng,
Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang. Ngồi ra cịn gặp ở Ân Độ, Miânm, Thái Lan và Trung
Quốc.


Hiện trạng: Số lượng cá thể của Chè san ở Tam Đảo không đáng kể. Chúng tôi mới tìm gặp
được 12 cá thể mọc rải rác trong rừng quanh cột vô tuyến. N ãm l998 Bộ NNPTNT có dự án
áp dụng kỹ thuật dâm cành để phát triển loài này tại khu vực đội 2 thuộc thị trấn Tam Đảo.
Kết quả thu dược khả quan, nhưng khổng hiểu vì lý do gì mà dự án khơng được tiếp tục thực
hiện. Theo tiêu chuẩn mức độ bảo tồn của IUNC đây là loài đang bị đe doạ (T).


<i>9. T rà đỏ - Camellia rubriflora Ninh & Hakoda (ảnh 26, 27)</i>
Ngành Ngọc Lan - Magnoliophyta


Họ Chè - Theaceae


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52></div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

Bộ nhị gồm 250 nhị; chỉ nhị phía ngồi dài 3,2- 4 cm dính với nhau đến 1/2 chiều dài tạo
<i>thành ống; các chỉ nhị phía trong rời có phủ lông ở gốc. Bộnhuỵ gồm 3 lá noãn hợp thành </i>
bầu trên 3 ơ khơng lơng; 3 vịi nhuỵ rời từ gốc dài 3-3,2 cm.


Sinh học: Trà hoa đỏ ra hoa từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 nãm sau.


Nơi sống: Trà đỏ mọc trong rừng thường xanh trong các thung lủng ở độ cao 200- 700 m.
Phân bố: Loài dược chúng tôi phát hiện vào năm 1998 tại khu vực rừng cây Gạo gần thác
Bạc. Trong quá trình thực hiện đề tài này chúng tơi tìm they lồi này ở dọc đường lên chùa
Tây Thiên và phía Nam VQG tiếp giáp xã Ngọc Thanh thuộc thị trấn Phúc Yên. Lồi này
chưa tìm they ở bất cư nơi nào khác ngoài phạm vị VQG Tam Đảo. Đến nay trà hoa đỏ được
xem là loài đặc hữu của VQG Tam Đảo.


Hiện trạng: Trà hoa đỏ phân bố rộng ở sườn Tây Nam của vườn chưa bị khai thác nhiều ngoại


trừ vào dịp tết một số dân địa phương bẻ cành đem bán ở các chợ vùng đệm. Theo tiêu chuẩn
mức độ bảo tồn của IƯNC đây là loài đang bị đe doạ (T).


<b>10. Trà vàng Tam Đảo- </b><i><b>Camellia tamdaoensis </b></i><b>Hakoda & Ninh (ảnh 28)</b>


Ngành Ngọc Lan - Magnoliophyta
Họ Chè - Theaceae


Cây bụi hay cây gỗ nhỏ, cao 2-4 m. Cành non màu nâu nhạt, có lơng nhung mịn.
Cành già khơng lơng, vỏ tróc thành những đường nứt dọc. Lá có cuống, gần trịn, hơi lõm
phía trên, dài 7-9 mm, khơng lơng. Phiến lá hình bầu dục thuôn hoặc bầu dục rộng, dài 14­


15.5 cm, rộng 5-7 cm. Mặt trên màu xanh đậm, láng, không lông. Mặt dưới màu xanh tía đỏ
có nhiều nốt nâu đen. Gốc lá hình nêm hoặc gần trịn. Chóp lá nhọn với đầu tù. Mép lá có
răng cưa nhọn và rất rõ, thường thì một rãng bé hơn xen giữa 2 răng lớn. Các rãng cách nhau
tương đối đểu, khoảng 2-3 mm. Răng cưa thưa hơn ở phần gốc lá. Gân bên 7-9 cặp, lõm sâu
nên hình thành những phiến lồi ở mặt trên của lá. Hoa mọc ở đầu cành hoặc nách lá. Đường
kính hoa khi nở khoảng 3.5-4 cm. Cuống hoa dài 5-7 mm. Tràng hoa gồm 11-12 cánh. Cánh
hoa từ gần tròn, lõm sâu đến hình trứng ngược hoặc bầu dục, dài 1.4-2.2 cm. Mặt trong cánh
phủ lông dài, màu trắng; mặt ngoài có lơng nhưng thưa hơn. Phần hợp giữa cánh hoa và bộ
nhị khoảng 1-5 mm. Bộ nhị cao 1.5-1.7 mm, hợp vịng ngồi. Chỉ nhị bên trong rời, phủ lỏng
thưa dần tù gốc lên trên. Bộ nhụy gồm 3-4 lá noãn tạo thành bầu trên 3-4 ơ, khơng lơng. Vịi
nhụy 3 hoặc 4, rời, dài khoảng 2.2 cm, vượt tên hẳn bộ nhị.


Sinh học: Mùa ra hoa từ tháng 10 nãm trước đến tháng 1 năm sau.


Nơi sống: Mọc trong thung lũng ẩm ướt dọc theo khe suối trong rừng thường xanh.
Phân bố: Loài này mới chỉ gặp ở VQG Tam Đảo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<i>Hình 28: Trà vàng Tam Đảo - Camellia tamdaoensis</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

thể của loài này gặp dọc đường mòn đi hành lễ của du khách nên việc bảo vệ chúng cần phái
được lưu ý. Theo tiêu chuẩn mức độ bảo tồn của IUNC đây là loài đang bị đe doạ (T)


<i><b>11. Lan hài Tam Đảo - Paphiopedilum gratrixianum (Masters) Rolfe (ảnh 30, 31)</b></i>
Ngành Ngọc Lan - Magnoliophyta


Họ Phong Lan - Orchidaceae


Cây thảo mọc trên đất hay đá, thường mọc thành đám. Lá 4-7 xếp thành hai hàng; lá
dạng hình mũi giáo có 3 rãng nhọn ở đỉnh, dài 30 cm, rộng khoảng 2 cm, màu xanh có đốm
tía ở mặt dưới gần gốc lá. Cum hoa chỉ có 1 hoa; cuống cụm hoa dài 25 cm, xanh phủ nhiều
lông. Hoa rộng 7-8cm. Lá đài hình trứng dài 5,1 cm, rộng 4,5 cm, phủ lơng trắng ngắn ở mặt
ngồi. Cánh hoa hình thìa, tù, dài 4,8 cm, rộng 2 cm, có lỏng ỏ mép lá, mép lá lượn sóng hay
cong lại. Mối thn nhọn ở đỉnh, dài 4 cm, rộng 2,4 cm. Nhị lép hình tim, có mũi nhọ ở
chóp, phủ đầy lơng.


Sinh học: Cây ra hoa từ tháng 10 đến tháng 12.


Nơi sống: Thường mọc rải rác, nhưng cũng có khi thành quần thể trên các vách đá hay đất ở
sườn đông bắc trong rừng thường xanh ẩm của vườn Quốc gia Tam Đảo.


Phân bố: Lào Cai, Lai Châu, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. Ngoài ra lồi này cịn ghi nhận gặp
ở Lào.


Hiện trạng: Loài này trước đây gặp ở nhiều nơi của vườn, nhưng trong mấy thập kỷ qua tình
trạng khai thác vì lý do thương mại mà số lượng cá thể của loài này ít dần. Theo tiêu chuẩn
mức độ bảo tổn của IƯNC, Lan hài Tam Đảo xếp vào loại đang có nguy cơ bị tuyệt chủng
(EN).



<i>12. Cá cóc Tam Đảo - Paramesotriton deloustaỉi (Bourret,1934) (ảnh 32, 33)</i>
Họ Cá cóc - Salamandridae


Lớp Bị sát - Reptilia


Cơ thể dài khoảng 20 cm; hình dạng ngồi giống thằn lằn nhung có đuôi dẹt và da
không vảy. Trên da có nhiều mụn sù sì và tiết chất nhầy; ở gần sống lưng các mụn này tập
hợp thành từng dãy suốt từ đầu đến sống đi. Lưng các có màu xám đen; còn bụng màu đỏ
với những đường xám đen nối với nhau tạo thành hình mạng vân đỏ.


Sinh học: Cá cóc Tam Đảo ăn sâu bọ, nòng nọc, ếch nhái con và tảo. Mùa sinh sản vào
tháng3 và tháng 4 hàng năm.


Nơi sống: Cá cóc sống ở những suối chảy chậm nhất là những đoạn suối sâu trong rừng
thường xanh.


Phân bố: Ngoài vườn Quốc gia Tam Đảo Cá Cóc cịn gặp ở Tuyên Quang.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

Hình 30: Hoa lan Hài Tam Đảo


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57></div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

nghiệp (1995) tại thị trấn Tam Đảo số lượng cá cóc gặp ở hổ Xanh và các suối chảy về Thác
bạc lên đến hàng trăm con. Năm 2003, 2004 trong các đợt thực tập thiên nhiên tại thị trấn
Tam Đảo thì số lượng cá cóc bắt được chỉ con vài con. Theo điều tra của chúng tôi cá cóc
Tam Đảo cịn thường gặp ở suối vùng Đổng Bùa của Xã Tam Quan hay vùng Tây Thiên của
xã Đại Đinh. Trong sách đỏ Việt Nam, cá cóc được xếp vào loại đang có nguy cơ bị tiêu diệt
(EN)


<i>13. Bướm phượng - Teinopalpus aureus Mell, 1923 (ảnh 34, 35)</i>


Loài hai hình, con đực và con cái có kích thước và hình dạng cánh khác nhau. Con


đực thường nhỏ hơn con cái. Con đực có đi dài nhất ở mạch cánh thứ 4 và ngắn nhất ở
mạch cánh thứ 3. Con cái có các đuôi dài hơn con đực, đuôi dài nhất của con cái ở mạch
cánh thứ 4 và ngắn nhất ở mạch cánh thứ 2. Con đực nhỏ hơn và có màu xanh ánh kim đậm
hơn con cái. Con đực có mảng màu vàng chanh giống hình thoi chiếm 1/3 diện tích phần
giữa cánh. Mảng ở cánh sau con cái lớn hơn con đực và chiếm hơn nửa diện tích phần giữa
cánh. giữa.


Sinh học: Theo Vũ Văn Liên loài Bướm phượng thường xuất hiện trong năm vào hai đợt: cuối
tháng 3 và đầu tháng 5. Thời gian xuấthiện trong ngày là từ 6 giờ sáng đến 8 giờ. Buổi trua
khồng thấy cá thể nào.


Nơi sống: trong rừng có độ cao từ 1100 m trở lên. Chúng thường bay từ các dỏng núi hoặc
sườn lên đỉnh. Chúng thường đậu trên các cây thuộc họ Ngọc Lan.


Phân bố: Cao Bằng, Vĩnh Phúc Hà Tĩnh, Lâm Đổng; ngồi ra cịn gặp ở Lào, Trung Quốc.
Hiện trạng: Loài quý hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt. Trong những năm cuối của thế kỷ 20 nạn
sản bắt côn trùng Tam Đảo diễn ra một cách phổ biến. Nhiều lồi cơn trùng bị săn bắt do giá
<i>trị thương mại. Bướm Phượng -Teinopalpus aureus thuộc vào số đó. Có thời điểm một đôi </i>
bướm Phượng đẹp được rao bán với 1200 đô la Mỹ. Hiện nay số cá thể của Bướm phượng.
Tại các đỉnh núi như Mỏ Quạ, Tháp truyền hình, Rùng rình mỗi ngày quan sát chỉ gặp 1-2 cá
thể Bướm phượng mà thôi. Vũ Vãn Liên ước tính quần thể Bướm phượng ở Tam Đảo có
khoảng 100 cá thể. Đây là nguồn gen rất quý hiếm cần phải bảo vệ nghiêm ngặt. Theo tiêu
chuẩn mức độ bảo tổn của IUNC đây là lồi đang có nguy cơ bị tiêu diệt (EN).


<b>4.3.3.Các biện pháp bảo tồn</b>


Sau khi vườn quốc gia Tam Đảo thành lập nhiều hoạt động liên quan đến bảo tổn các
loài động thực quý hiếm được triển khai. Lãnh đạo vườn đã phối hợp với chính quyến địa
phương trong vung đệm tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân trong cồng tác bảo vệ tài
nguyên rừng và bảo vệ môi trường. Năm 1992 Viện điều tra quy hoạch rừng phối hợp với


vườn tiến hành chương trình bảo tồn đa dạng sinh học, tham quan du lịch, học tập và nghiên
cứu khoa học. Năm 2000 hội các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên cùng vườn đã tổ
chức tuần lễ về du lịch sinh thái và giáo dục mồi trường cho cán bộ của vườn. Trong hai nãm
(1999, 2000) Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc, bảo tồn quốc tế cùng


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<i>Ành 34: Bướm phượng^ T e in o p a L u s aureus</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

vườn đã tiến hành nghiên cứu và bảo tổn các lồi cây có ích tại vườn. Kết quả của các chương
trình đã góp phần khơng nhỏ đến cồng tác bảo tổn các loài sinh vật của vườn. Vườn quốc gia
không những là nơi bảo tổn các loài sinh vật mà còn là nơi nghĩ mát của du khách bốn
phương trong những ngày hè nóng bức. Lợi thế về khí hậu đã được chính quyền các cấp tận
dụng một cách triệt để. Nhiều khu rừng đẹp xung quanh thị trấn Tam Đảo yên tỉnh nhỏ bé
thời pháp thuộc nay đang bị thay thế dần bằng các khách sạn, nhà hàng. Một thị trấn chưa đủ
nay một thị trấn Tam Đảo hai đang trên con đường thai nghén với việc hình thành con đường
từ thị trấn đến chân Rùng Ring. Một mặt chúng ta đang bảo vệ các loài sinh vật quý hiiếm,
nhưng mặt khác chúng ta lại đang tiêu diệt chúng qua việc săn bắn để chế biến các món đạc
sản theo yêu cầu của các khách du lịch, hay phá trụi những khoảnh rừng xanh mà hàng ngàn
năm thiên nhiên mới gây dựng được. Biết đâu rằng những loài sinh vật mà chúng ta hiện còn
gặp ở Tam Đảo ở các mức độ khác nhau thì con cháu chúng ta ở các thế kỷ sau chỉ gặp trên
sách vở hay trên các bức tranh đã ngả màu theo thời gian mà thơi. Để góp phần nhỏ của mình
trong cơng tác bảo tồn một số loài động thực vật ở Tam Đảo với mục đích của đề tài đề ra
chúng tôi đã áp dụng các phương pháp bảo tổn sau:


<b>4.3.3.1.Bảo tồn nguyên vị (In situ)</b>


Bảo tổn nguyên vị đang chiếm một tỷ lệ lớn hiện nay trên thế giới cũng như nước ta.
Đây là cách bảo vệ có hiệu quả nhất vì nó cho phép các quần thể tiếp tục thích nghi trong
điều kiện chúng có được qua q trình tiến hoá tự nhiên. Để làm được việc này chúng tôi đã
tiến hành khảo sát nhiều đợt kết hợp với phỏng vấn nhân dân sống trong các vùng đệm.Qua
các cuộc phỏng vấn cần tuyên truyền cho người dân hiểu được giá trị của các loài sinh vật


nói chung và các lồi cần bảo vệ.


<i>4.3.3.1.1. Loài Dương xỉ mộc - Cyathea contam inant</i>


Đây là loài Dưỡng xĩ mộc gặp nhiều ở VQG Tam Đảo từ độ cao 700 m trở lên tập
trung nhiều ở sườn Tây Nam. Để nắm được mức độ phân bổ của loài chúng tôi đã tiến hành
đếm số lượng các thể trong ba ô tiêu chuẩn 50 m X 50 m. Kết quả thu được như sau:


Ô thứ 1 Độ cao (400 m) Số cá thể: 0


Ô th ứ 2 Độ cao (700 m) Sổ cá thể: 10


Ô thứ 3 Độ cao (1000 m) Số cá thể: 8


Qua bảng này chúng ta có nhận thấy rằng Dương Xĩ mộc còn gặp phổ biến ở Tam
Đảo. Tuy nhiên một số nhân dân đang khai thác cây dương xĩ đem về phơi khô để làm giá
thể trồng các loài phong lan. Chúng tôi đã tiến hành quan sát các nhà hàng, khách sạn hay
vườn cây cảnh ở thị trấn Tam Đảo thì đâu đâu cũng có những thân khô của cây này dùng làm
giá thể cho các loài phong lan (ảnh 36). Để có thể bảo tổn nguyên vị được loài này đề nghị
cơ quan có trách nhiệm có biện pháp hạn chế việc khai thác loài dưỡng xĩ này.


<i>4.3.31.2. Lim xanh - Erythrophloeum fordii</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61></div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

Hiện nay ở Tam Đảo có hai quẫn xã Lim xanh: Lim xanh ở xã Hồ Sơn vả Lim xanh ở
xã Đại Đình. Hai quần xã này được bảo vệ tốt. Quần xã Lim xanh ở Hổ Sơn có diệ tích
khoảng 400 m2 với 265 cá thể có đường kính 30 - 40 cm. Quần xã Lim ờ Đại đình phát triển
tốt hơn. Trên diện tích 127 ha tổn tài 3603 cây với đường kính dao động trong khoảng 30 cm
đến 55 cm. Lim xanh ở Đại Đình được giao khoán cho một số hộ dân chăm sóc. Người dân
được sử dụng phần đất dưói cây Lim để tròng các loại cây ngắn ngày như sắn, Dứa, các loại
Đậu. Trước đây việc giao khoán chưa chặt chẽ nên kẻ gian đã khai thác nhiều lần. Hiện tại


việc giao khoán gắn liền với trách nhiệm nên người dân có ý thức và Lim xanh Tam Đảo
được bảo vệ tốt. Mấy nãm gần đây trổng vườn thực vật của vườn có trổng thử Lim xanh. Các
cây Lim mọc tốt. Thiết nghĩ vườn nên có kế hoạch mở rộng diện tích Lim xanh bằng các
phương pháp kỹ thuật (Ex situ).


<i>4.3.3.1.3. Sến m ật - Madhuca pasquieri</i>


Sến mật là cây gỗ quý, được xếp vào gỗ tứ thiết (Đinh, Lim, Sến, Táu). Gỗ Sến mật
dùng làm cầu, tà vẹt, đóng thuyền, xây dựng các công trình. Theo nhân dân địa phương trước
đây Sến mật là cây gỗ mọc phổ biến ở rừng Tam Đảo nhưng do quản lý không nghiêm nên
nhiểu thợ rừng đã khai thác những cây đẹp và ở vị trí thuận lợi. Kết quả là hiện nay chúng
chỉ gặp các cá thể nhỏ và thấp còn những cây cao to chỉ còn gặp ở nơi xa xôi hiểm trở.
Chúng tồi đã kết hợp với các kiểm lâm viên phụ trách ở các trạm quanh vườn đã tiến hành
khảo sát và phỏng vấn những người dân hay vào rừng về Sến mật. Kết quả được thể hiện qua
bảng 9


<i><b>Bảng 9: Số cây Sến m ật còn gặp ở VQG T am Đảo</b></i>


SôTT Tên huyện Tên xã Số cây 2R >60 cm


1 Huyện Tam Đảo


Xã Đại Đình 10


Xã Đạo Trù 20


2 Huyện Sơn Dương


Xã Hợp Hoà 2



Xã Kháng Nhật 3


Xã Ninh Lai


Xã Thiện Kế 6


3 Huyện Đại Từ


Xã Hồng Nơng 13


Xã Mỹ Yên 11


Xã Phú Xuyên 4


Tổng số cây 69


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

Qua bảng trên chúng ta thấy số lượng Sến mật ở vườn có đường kính lớn hơn 60 cm
không nhiều (69 cây). Chúng ta cần có biện pháp quản lý chặt chẽ để bảo tổn số cây còn lại.
Tiếp tục theo dõi sự tái sinh tự nhiên của Sến mật.


<i>4.3.3.1.5. Camellia crassiphyỉla,</i>
<i>4.3.3.1.6. c . petelotii</i>


4<b>.</b>3<b>.</b>3<b>.</b>1<b>.</b>7<b>. </b><i>c . tam daoensis </i>


<i>4.3.3.1.8 c . gilberti</i>


Đây là 4 loài trà hoa vàng quý và hiếm của Tam Đảo. Khu phân bố của ba loài này
khá hẹp. Chúng tôi đã điều tra theo tuyến các nơi thu thập được các loài này. Khu phân bố
<i>của mỗi loài chỉ tính trong vài km2 mà thơi. Riêng lồi c . petelotii phân bố chủ yếu dọc </i>


đường mịn đi Rùng rình. Hiện nay con đường nối thị trấn Tam Đảo sang Tam Đảo 2 sang thi
công. Một con đường mới đang thi công và tất nhiên nhiều cây của lồi này nằm trong


lịng đường, nguy cơ bị tiêu diệt là không tránh khỏi. Để nguồn gen quý hiếm của lồi này
khơng bị mai một, ngoài việc bảo vệ nghiêm ngặt các cá thể còn lại, chúng tồi đã thử dâm
cành để tương lai không xa các cành dâm sẽ được bổ sung vào quần thể tự nhiên của loài.
Loài c . gilberti trước đây các nhà thực vật Pháp chỉ thu được ở Phú Hộ, Phú Thọ. Loài này
được Trần Ninh tìm thấy ở Điền Xá, Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh. Khi tiến hành thực hiện đề
<i>tài này các thành viên đã tìm thấy c . giỉberĩi gặp ở vùng đệm phía Nam của vườn. Số lượng </i>
cá thể không nhiều. Bên cạnh việc bảo tổn nguyên vị cần thiết phải đưa các cá thể về trồng
trong khu sưu tầm các loài trà. Năm 2001 chúng tôi đem trổng 2 cá thể loài này trong vườn
thực vật. Hiện nay 2 cá thể phát triển bình thường.


<i>4.3.3.1.9. Hải Đường - Camellia amplixicauỉis</i>


Hải đường là loài cây cảnh được nhân dân ta trổng từ lâu và đã trở thành trổng quen
thuộc ở nông thôn và thành phố. Tại Tam Đảo chúng tôi đã phát hiện một số cá thể mọc
hoang dại trong rừng ở độ cao 500 m. Theo Trần Cự trước đây khu rừng này rất nhiều Hải
Đường nhưng người dân xã Hổ Sơn đã vào rừng khai thác Hải Đường đem về trổng trong các
vườn và là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ trong xã. Việc đào bới diễn ra liên tục nhiều
năm, đã đến lúc cần phải nghiêm cấm việc khai thác các loài Hải Đường hoang dại. Bên việc
nghiêm cấm khai thác, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm dâm cành Hải Đường với mục đích
phổ biến cho nhân dân có thể nhân rộng bằng chính các cá thể đã được trồng trong vườn.
<i>4.3.3.1.10. Lan Hài - Paphiopedilum gratrixianum</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

rầm rộ như những năm cuói thế kỷ 20. Thiết nghĩ để bảo tổn lồi lan này VQG Tam Đảo nên
có biện pháp quản lý chặt chẽ việc thu hái các loài động thực vật quý hiẽm trong đó có lồi
lan Hài.


<i>4.3.3.1.11 Cá cóc Tam Đảo - Paramesotríton deloustali </i>


<i>4.3.3.1.12. Bướm Phượng - Teinopalpus aureus</i>


Để bảo tổn nguyên vị đối vơi hai loài này theo chúng tôi cho rằng trong hoàn cảnh
hiện nay biện pháp duy nhất là cấm săn bắt, thu hái và phá hoại môi trường sống của chúng.
Sử dụng biện pháp bảo tồn chuyển vị đối với hai loài này chúng tơi chưa có điều kiện thực
hiện.


<b>4.3.3.2.Bảo tổn chuyển vị (Ex situ)</b>


Tuy là vườn Quốc gia nhưng rừng Tam Đảo (nơi sinh sống và tồn tại của hàng ngàn
loài thực vật và hàng trăm loài động vật) bị tác động do q trình đơ thị hoá đang diễn ra.
Khu nghỉ mát Tam Đảo đang mở rộng, một thị trấn Tam Đảo hai sẽ mọc lên. Nhiều loài quý
hiếm đang bị thu hẹp dần khu phân bố và khả nãng bị tiêu diệt là không thể tránh khỏi. Đối
với các lồi này thì giải pháp duy nhất là bảo tồn trong điều kiện nhân tạo dưới sự giám sát
của con người. Đó là bảo tồn chuyển vị. Bảo tổn chuyển vị thường được áp dụng là xây dựng
các vườn thực vật ngay trong vườn Quốc gia hay trang trại của người dân địa phương. Để
tăng nhanh số lượng cá thể của các loài cần bảo tổn chúng ta có thể sử dụng các phương pháp
nhân giống vơ tính và xây dựng vườn ươm. Bảo tồn chuyển vị và bảo tổn nguyên vị bổ sung
cho nhau. Nhiều cá thể từ các quần thể bảo tổn chuyển vị sẽ được trổng dần trong tự nhiên để
tăng cường cho các quần thể được bảo tổn nguyên vị. Hai hình thức của bảo tồn chuyểnvị
chúng tôi áp dụng là: Dâm cành trong vườn ươm và xây dựng khu sưu tập các loài


4.3.3.2.1. Giâm cành trong vườn ươm


Hiện nay tại vườm ươm của VQG Tam Đảo đang có chương trình bảo tổn chuyển vị
đối với các loài cây thuốc bằng phương pháp dâm cành. Chúng tôi đã kết hợp dâm cành đối
với các Trà quý và hiếm của Tam Đảo như Trà hoa vàng petelo, Trà hoa vàng Tam Đảo và
Hải Đường.


Một biện pháp bảo tổn chuyển vị chúng tôi áp dụng là dâm cành trong vưịn ươm.


Trong 13 lồi chọn để bảo tổn chúng tôi chọn 2 lồi trà có hoa màu vàng và loài Hải Đường
hoa đỏ. Hai loài Trà hoa vàng Tam Đảo có hoa màu vàng tươi rực rỡ, hoa tương đối lớn
(đường kính hoa từ 4 - 8 cm), mùa hoa nở kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 nãm sau. Đây là
nguồn gen q hiếm và có thể dùng kỹ thuật lai ghép để tạo ra những loài cây cảnh đẹp phục
vụ cho việc giải trí và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Đối với loài Hải Đường
nhân dân nhiểu địa phương trổng làm cây cảnh từ lâu. Loài này đầu tiên được một chuyên gia
thực vật người Pháp dựa trên mẫu vật thu tại đền Voi Phục thuộc quận Cầu Giấy thành phố
Hà Nội. Năm 1995 PGS TS. Trần Ninh đã thu thập được mẫu Hải Đường tại khu rừng tự
nhiên ở độ cao 500 m của vườn Quốc gia Tam Đảo. Từ nhung cây hoang dai này nhân dân


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

địa phương xã Hổ Sơn thuộc vùng đệm của vườn đã mang về trổng trong vườn nhà làm cây
cảnh. Hiện nay nhân dân nhiều xã sinh sống trong vùng đệm của vườn trồng nhiều Hải
Đường để cung cấp giống cho các nơi khác. Hàng nãm thu nhập của nhân dân từ cây Hải
Đường tăng đáng kể.


Trong phần này, chúng tơi trình bày kết quả thử nghiệm nhân giống bằng hom nhằm bảo tồn
nguồn gen của ba lồi này mục đích sử dụng làm cây cảnh và trong tương lai sẽ bổ sung vào
quần thể tự nhiên của mỗi loài.


<b>4.3.3.2.I.I.. Nội dung nghiên cứu</b>


Thử nghiệm nhân giống bằng hom ba loài Trà của Tam Đảo theo các nội dung:
(+) Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc kích thích đến khả năng ra rễ của hom.


(++) Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại nồng độ thuốc IBA (0,5 %, 1%, 1,5 % và 2 %)
thuốc IAA (200 ppm, 500 ppm, 1000 ppm, 1500 ppm), Strieker đế khả năng ra rễ của hom.
(+++) Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến khả năng ra rễ của hom.


<b>4.3.3.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu</b>



+ Chọn và cắt hom:


Chọn cây mẹ đã thành thục tái sinh, có thân, hình tán đẹp, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh,
có hoa đẹp.


Chọn cành thứ cấp, hom chổi vượt, cắt hom ỏ cành bánh tẻ, khoảng cách các đốt đều nhau,
mỗi hom phải có ít nhất 2 đốt (3 lá).


+ Cắt hom: Dùng dao, kéo sắc để cắt hom, hom cắt dứt khoát, tránh gây trầy xước... chiều dài
hom từ 8 - 10 cm. Dùng kéo cắt bỏ một phần lá để giảm sự thoát hơi nước qua lá của hom.
+ Xử lý hom: Hom sau khi cắt tiến hành chấm thuốc kín vết cắt (với thuốc bột và nhúng 1/3
phần gốc hom trong khoảng 30 giây (với thuốc nước).


+ Bố trí thí nghiệm và cắm hom: Mỗi công thức thí nghiệm bố trí 30 hom (3 lần lặp), cắm
hom vào luống nền cứng có giá thể là cát sạch trong khu nhân giống hom.


Lặp sổ theo dõi định kỳ để thu thập và tính tốn số liệu các chỉ tiêu như: thời gian bắt đầu ra
rễ, số hom ra rễ, chiều dài rễ, số rễ/ hom...


<b>4.3.3.2.1.3. K ế t q u ả n g h i ê n c ứ u v à t h ả o luận:</b>


<i>rt.Giâm cành loài C am elliapetelotii (ảnh 37, 38, 39)</i>


<b>l.Ảnh hưởng của các loại chất kích thích đến khả năng ra rễ của hom</b>


<i><b>B ả n g 10. Anh hưởng của các loại thu ơc kích thích đốn khả năng ra rễ hom</b></i>
<i><b>C ô n g</b></i>


<i><b>Thức</b></i>



<i><b>Loại thuốc K ĩ</b></i> <i><b>s.hom lần lặp</b></i> <i><b>s.tig à ỵ b ắ t đắn ra </b></i>


<i><b>r ễ</b></i> <i><b>S horn ra r ẻ i %</b></i>


<i><b>c - d à i r ề Tb </b></i>


<i><b>(cin)</b></i> <i><b>S ổ r ễ T b l hom</b></i>


<b>1</b> <b>IA A 500ppm</b> <b>30/3</b> <b>33</b> <b>23/ 76.6</b> <b>1.40</b> <b>3.08</b>


<b>2</b> IBA ! <i>%</i> <b>30 /3</b> <b>30</b> <b>23/ 76.6</b> <b>2.10</b> <b>4.40</b>


<b>3</b> <b>Strieker</b> <b>30/3</b> <b>28</b> <b>25/83.3</b> <b>2.24</b> <b>4.64</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66></div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67></div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

Kết quả Bảng 10 cho thấy tỉ lệ ra rễ của hom loài Trà hoa vàng Tam Đảo có xử lý thuốc kích
<i>thích đạt từ 76.6 % - 83.3 %, không xử lý thuốc đạt tỷ lệ 40 %. Chiều dài rễ trung bình từ 1.4</i>
- 2.24 cm có xử lý thuốc và chỉ đạt 1.15 cm khơng xử lý thuốc kích thích. Số lượng rễ bình
qn của hom đối với trường hợp có xử lý thuốc kích thích từ 3.08 - 4.64 cái / hom, đối
chứng - 2.5 cái / hom.


Thời gian ra để hom bắt đầu ra rễ khi có xử lý thuốc là từ 28 - 33 ngày và không xử lý thuốc
là 37 ngày.


<b>2. Ảnh hưởng của nồng độ thuốc IAA và IBA đến khả năng ra rễ của hom.</b>


+ Đối với thuốc kích thích LAA


<b>B ảng 11. ảnh hưởng củ a nồn g đ ộ th u ốc kích thích IA A đến khả n ă n g ra rễ củ a hom</b>


<i><b>Công</b></i>



<i><b>Thức</b></i> <i><b>Nồng độ</b></i> <i><b>s.h o m lần lậ p</b></i>


<i><b>s .n g à y </b></i> <i><b>b ắ t</b></i>
<i><b>đầu rơ r ẻ</b></i>


<i><b>Sô hom ra rễí </b></i>


<i><b>%</b></i> <i><b>c .d à i r ễ (cm )</b></i> <i><b>s .r ể Tbl hom</b></i>


<b>1</b> <b>2 0 0 ppm</b> <b>3 0 / 3</b> <b>34</b> <b>2 1 /7 0 .0</b> <b>1.48</b> <b>2.47</b>


<b>2</b> <b>5 00 ppm</b> <b>3 0 / 3</b> <b>33</b> <b>23 / 76.6</b> <b>1.54</b> <b>4.17</b>


<b>3</b> <b>1000 ppm</b> <b>3 0 / 3</b> <b>32</b> <b>25 / 83.3</b> <b>2.35</b> <b>4.40</b>


<b>4</b> <b>1500 ppm</b> <b>3 0 /3</b> <b>32</b> <b>23 / 76.6</b> <b>2.12</b> <b>4.73</b>


<b>5</b> <b>Đ ối chứng</b> <b>3 0 /3</b> <b>36</b> <b>1 3 /4 3 .3</b> <b>0 .1 2</b> <b>2.15</b>


Tỉ lệ ra rễ tốt nhất với thuốc IAA có nồng độ 1000 ppm (đạt 83.3%), số rê là 4.4 cái,
chiều dài trung bình là 2.35 cm / hom. Tỷ lệ ra rễ kém đi khi thuốc kích thích có nồng độ
thấp.


+ Đối với loại thuốc IBA


<b>Bảng 12. ảnh hưởng c ủ a nồn g đ ộ th u ốc IBA đến khả nân g ra rễ củ a hom</b>


<i><b>C ông</b></i>
<i><b>Thức</b></i>



<i><b>Nồng độ</b></i> <i><b>Sô hom lần lặp</b></i> <i><b>s.n g à y b ắ t đầu </b></i>
<i><b>ra r ể</b></i>


<i><b>S ố hom ra r ễ ỉ %</b></i> <i><b>c .d à i r ễ ị cm}</b></i> <i><b>Sỡ r ề Tb/ hom</b></i>


1 IB A O .5% <b>3 0 / 3</b> <b>31</b> <b>2 1 /7 0 .0</b> <b>1.42</b> <b>3.14</b>


<b>2</b> <b>IBA 1 %</b> <b>3 0 / 3</b> <b>30</b> <b>2 3 /7 6 .6</b> <b>1.54</b> <b>4.17</b>


<b>3</b> <i><b>IBA 1.5 %</b></i> <b>3 0 / 3</b> <b>29</b> <b>2 6 / 86.6</b> <b>2 .0 0</b> <b>5.34</b>


<b>4</b> <i><b>IBA 2 %</b></i> <b>3 0 / 3</b> <b>29</b> <b>2 4 / 80.0</b> <b>2.62</b> <b>6.29</b>


<b>5</b> <b>Đối chứng</b> <b>3 0 /3</b> <b>36</b> <b>13/ 43.3</b> <b>0.81</b> <b>2.15</b>


<i>Từ kết quả ở Bảng 12, chúng tôi thấy tỉ lệ ra rễ của hom khi xử lý thuốc đạt từ 70 - 86.6 %. </i>
chiều dài rễ trung bình từ 1.42 - 2.62 cm / hom, số lượng rễ trung bình tương ứng là 3.14 -
6.29 cái / hom. Trong số này thì nồng độ thuốc 1,5 % là tốt hơn cả (tỉ lệ ra rễ 86.6 %). Khi
không xử lý thuốc kích thích thì tỉ lệ ra rễ thấp (chỉ đạt 43.3 %) rễ ít, chiều dài rễ ngắn (2.15
cái/ hom và 0.81 cm / hom).


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<b>3. Ảnh hưởng của mùa giảm hom đến khả nãng ra rễ của hom</b>


<b>B ảng 13. Ả n h hưửng củ a yếu tố m ùa vụ đến khả nản g ra rễ củ a hom </b>
<b>(sử d ụ n g th u ố c kích thích IB A 1,5% )</b>


<i><b>C ông</b></i>
<i><b>Thức</b></i>



<i><b>Thời điểm giâm </b></i>


<i><b>hom</b></i> <i><b>s.h o m lần lặp</b></i>


<i><b>s.n g à y bắt đầu ra </b></i>
<i><b>r ễ</b></i>


<i><b>s.hotn ra r ễ %</b></i> <i><b>c . d à i r ễ (cm )</b></i> <i><b>s .r ễ Tbỉ hom</b></i>


<b>1</b> <b>22/1</b> <b>3 0 /3</b> <b>30</b> <b>2 3 /7 6 .6</b> 1.90 <b>5.10</b>


<b>2</b> <b>22/3</b> <b>3 0 /3</b> <b>29</b> <b>26/83.6</b> <b>2.00</b> <b>5.30</b>


<b>3</b> <b>22/5</b> <b>3 0 / 3</b> <b>29</b> 2 7/ 90.0 3.00 <b>5.20</b>


<b>4</b> <b>24/7</b> <b>30 /3</b> <b>28</b> <b>2 7/ 90.0</b> <b>4.00</b> <b>5.50</b>


<b>5</b> 20/11 <b>30/3</b> <b>31</b> 2 0/ 66.6 <b>1.80</b> <b>3.60</b>


Tỷ lệ ra rễ của loài Trà hoa vàng ở các thời điểm trong nãm biến động từ 66.6 - 90 %, đạt tỷ
lệ ra rễ cao nhất vào thời điểm từ tháng 5 đến tháng 7. Số lượng rễ trung binh trên một hom
từ 3.6 - 5.5 cái và chiều dài trung bình từ 1.8 - 5.5 cm. Thời gian bắt đầu ra rễ từ 28 - 31
ngày.


Các kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng nhân giống bằng hom loài Trà hoa vàng Tam
Đảo là hiện thực. Tỷ lệ ra rễ lớn, thậm chí khơng cần xử lý thuốc hom vẫn ra rễ. Tuy nhiên,
sử dụng thuốc kích thích cho tỷ lệ ra rễ cao hơn. Kết quả nghiên cứu cũng đánh giá
STRICKER, IBA 1.5%; IAA 1000 ppm và thời gian từ tháng 5 - tháng 7 là tốt hơn cả. Đây là
cơ sở có tính khoa học cao nhằm tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm, lai ghép với một số loài
cây khác để tạo ra lồi cây có giá trị thẩm mỹ cao phục vụ cho mục đích làm cây cảnh và


khai thác các giá trị khác của loài cây này. đổng thời giúp cho việc nghiên cứu về các hoạt
chất trong cây Trà hoa vàng Tam Đảo và tác dụng của chúng trong đời sống như làm thuốc
chữa bệnh hoặc làm nước giải khát.


<i><b>b.Giâm cành loài trà vàng Tam Đảo - Camellia tamdaoensis</b></i>


<b>1. Khả nãng nhân giỗng bằng hom Trà hoa vàng Tây Thién</b>
<b>B ong 14. K ết qu ả nhàn g iô n g bằn g hom T rà hoa v àn g T ày T hiên</b>


<i><b>C ông</b></i>
<i><b>Thức</b></i>


<i><b>Loại thuốc</b></i> <i>s.hom TN</i> <i><b>N g à y b ắt đẩu</b></i>
<i><b>ra r ẻ</b></i>


<i><b>s.h o m </b></i> <i><b>ra </b></i>
<i><b>r ẻ cái</b></i>


<i><b>T ỷ lệ ra r ễ </b></i>
<i><b>(% )</b></i>


<i><b>c .d à i r ẽ tb </b></i>


<i><b>(c/n)</b></i> <i><b>s . r ể Tbl hom</b></i>


1 1 BA 1% 30 28 27 90.0 3.45 4.74


2 IAA sooppm 30 29 25 83.3 3.08 3.64


3 <b>Strieker</b> <b>30</b> <b>28</b> <b>27</b> <b>90.0</b> <b>3.79</b> <b>4.85</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

Qua kết quả bảng trên cho thấy:


Có thể áp dụng biện pháp nhân giống bằng hom loài cây Trà hoa vàng này để phục vụ cho công
tác nghiên cứu bảo tổn và đặc biệt là trong mục đích làm cây cảnh do đặc thù đời sổng dài ngày của
cây rừng. Kết qủa trên cho thấy các chỉ tiêu chính khi xử lý thuốc kích thích ra rễ đều tốt hơn nhiều
so với việc khơng xử lý thuốc kích thích.


<i>Tỉ lệ ra rễ của hom khi có sử dụng thuốc kích thích đạt từ 83,3 % - 90 % và không xử lý</i>
<i>thuốc là 50 %. Thời gian để hom bắt đầu ra rễ trong trường hợp có dùng thuốc là 28 - 29</i>
ngày và phải cần đến 39 ngày nếu không xử lý thuốc.


Số lượng rễ trung bình khi xử lý thuốc kích thích là 3,64 - 4,85 cái/ hom và số lượng rễ có thể
đạt nhiều nhất là từ 7 - 12 cái. Trong khi số rễ trung bình ở thí nghiệm đối chứng (không xử
lý thuốc chỉ đạt 2,93 cái /hom) và số rễ cao nhất là 5 cái /hom.


Chiều dài rễ trung bình trong thí nghiệm có xử lý thuốc kích thích là từ 3,08 - 3,79 cm và
chiều dài rẻ dài nhất là 7,2 cm. Trong khi kết quả với thí nghiệm đối chứng là 1,92 cm và rễ
dài nhất cũng chỉ đạt 5 cm.


<i><b>c. Giâm cành loài hải đường - Camellia amplexicaulis</b></i>


<b>1. Ảnh hưởng của các loại chất kích thích ra rễ đến tỉ lệ ra rễ của hom</b>
<b>B ả n g 15. Ả n h h ư ở n g c ủ a c á c lo a i t h u ố c k íc h th íc h đ ế n k h ả n ă n g ra rễ c ủ a h o m</b>


<i><b>C ông</b></i>


<i><b>(hức</b></i> <i><b>L o ạ i thuốc</b></i> <i><b>Dạng thuốc</b></i> <i><b>Thời gian ra rễ</b></i> <i><b>77 lệ ra r ễ %</b></i>


<i><b>S ố r ể </b></i>



<i><b>t.b ì hom</b></i> <i><b>C hiêu d ài r ể (chỉ)</b></i>


<b>1</b> <b>Strieker</b> <b>Bột</b> <b>2 5 - 3 0</b> <b>80,70</b> <b>6.37</b> <b>3.25</b>


<b>2</b> <b>IAB</b> <b>Bột</b> <b>2 5 - 3 0</b> <b>74,30</b> <b>6.55</b> <b>3.08</b>


<b>3</b> <b>IAA 500 ppm.</b> <b>Nước</b> <b>2 5 - 3 0</b> <b>65,00</b> <b>5.14</b> <b>3.41</b>


<b>4</b> <b>Đổi chứng</b> <b>3 5 - 4 0</b> <b>28,80</b> <b>3.54</b> <b>1.86</b>


Qua kết quả ở bảng 15, chúng ta nhận thấy Hải đường là lồi khơng khó nhân giống bằng
hom. Song với các loại chất kích thích khác nhau thì cho các chỉ tiêu theo dõi không giống
nhau. Cụ thể là:


- Thời gian hom bắt đầu ra rễ: sớm nhất (khoảng từ 25 - 30 ngày sau khi cấy) ở những cơng
thức có xử lý hom bằng Strieker; IBA; IAA 500 pmm. Muộn nhất là công thức hom không
xử lý chất kích thích ra rễ (đối chứng).


- Tỉ lệ ra rễ cao nhất ở cơng thức có xử lý chất Strieker (80,70%); IBA (74,30%). Trong khi
cơng thức đối chứng chỉ có 28.80%.


- Số rễ trung bình trên hom cao nhất ở công thức có xử lý dùng chất IBA: (6.55 cái/ hom);
sau đó là xử lý chất STRICKER: (6.37 cái/ hom). Thấp nhất vẫn là đối chứng: (3.54
cái/hom).


- Chiều dài rễ dài nhất là công thức IBA: (3.35 cm); công thức đối chứng chỉ là: (1.86 cm).


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<b>2. Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ đến tỉ lệ ra rễ của hom.</b>



Lấy loại chất kích thích ra rễ là IBA để thử nghiệm với các thang nồng độ khác nhau là: 0,5
<i>%; 1%; 1,5 % và 2,0 %. Có cơng thức đối chứng là khơng xử lý chất kích thích ra rễ (bảng 2)</i>


B ảng 16. Ả nh hưởng của n ồ n g độ th u ố c IAB đến khả n ă n g ra rể của hom


Công


Thức T hang nồng độ


D ạng chất kích


thích Tỉ lệ ra rễ %


<b>Số rê </b>


t.b /hom C hiểu dài rt.b/hom (cm )


1 <b>Đ ối chứng (0.0% )</b> <b>0</b> <b>30.00</b> <b>2.18</b> <b>1.12</b>


<b>2</b> <b>0.50 %</b> Bột <b>56.53</b> <b>4.08</b> 2.01


3 <b>1.0%</b> Bột <b>79.08</b> <b>5.57</b> <b>3.93</b>


<b>4</b> <i><b>1,5 %</b></i> Bột <b>81.26</b> <b>6.24</b> <b>3.68</b>


5 2.0 % Bột 63.18 <b>5.63</b> <b>2.80</b>


Từ số liệu ở bảng trên thấy rằng:


Giâm hom Hải đường có dùng chất IBA để xử lý hom với nồng độ 1.5% có tỉ lệ só hom ra rễ


và sơ rễ trung bình trên hom nhiều nhất: (81.26%) và (6.24 cái/hom). Với nồng độ 1% thì tỉ
lệ hom ra rễ và số rễ trung bình trên hom đứng thứ 2: (79.08%); (5.57 cái/hom), nhưng có
<i><b>chiều dài rễ là dài nhất (3.93 cm). Cơng thức có nồng độ 0,5 % và 2% tỏ ra kém hiệu quả </b></i>
hơn. Cịn ở cơng thức đối chứng tất cả các chỉ tiêu đều thấp nhất.


Qua các kết quả nêu trên chúng ta rút ra mấy nhận xét sau:


- Để có hiêu quả trong nhân giống bằng hom loài Hải đường, thì cần phải dùng chất kích
thích ra rẽ để xử lý hom trước khi giâm hom.


- Trong số các chất thủ nghiệm trên nên dùng loại Strieker; IBA để xử lý hom trước khi giâm
hom.


- Dùng chất IBA với nồng độ: 1% - 1.5% là hợp lí trong nhân giống bằng hom cho loài Hải
đường.


<b>4.3.3.2.2 Xây dựng khu sưu tập các loài trà </b> <b>(ảnh 40, 41, 42, 43)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

Ảnh 40: Khu sưu tập các lồi trà hình thành
(cạnh trụ sở VQG Tam Đảo)


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73></div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

trong những cách điều trị đơn giản mà hiệu quả. Từ những giá trị y học mà ở Quảng Tây
Trung Quốc người ta đã sản xuất chè hoa vàng “golden camellia tea” và được nhiều người
dân sử dụng.


Đối với Việt Nam loài trà hoa vàng đầu tiên được các nhà thực vật người Pháp phát
hiện từ năm 1910. Những năm sau đó một số lồi hoa vàng cũng được phát hiện nhưng các
nhà thực vật cũng như lai tạo giống hầu như không chú ý. Sự có mặt của các lồi trà hoa vàng
ở Việt Nam mới được sự chú ý của các nhà cây cảnh hay lai tạo thực vật chú ý từ những nãm
90 của thế kỷ 20. Được sự giúp đỡ của hội trà Pháp, Nhật bản cũng như chương trình nghiên


cứu cơ bản một số chuyên gia thực vật thuộc khoa Sinh học ĐHKHTN Hà Nội mới tiến hành
điều tra thu thập các loài trà kể cả trà hoa vàng có ở Việt Nam. Kết quả 20 loài trà mói cho
khoa học và Việt Nam đã được công bố trong đó có 12 lồi trà hoa vàng. Số lượng trà hoa
vàng điều tra được đã nhiều hơn só lồi có ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc. Rõ ràng lả tất
cả các loài trà hoa vàng chỉ phân bố ở các tỉnh Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Đó là
nguồn gen đặc hữu quý hiếm của chúng ta cần được bảo vệ. Hơn thế nữa các loài trà hoa
vàng của Việt Nam có hoa to và đẹp mà ở các loài trà hoa vàng ở Trung Quốc khơng có
được. Nhiều lồi trà hoa vàng ở Việt Nam là những loài kém tiến hố, đó là nguồn gen q
hiếm cho quá trình lai tạo loài cây cảnh mới. Bên cạnh ý nghĩa lảm cây cảnh một số loài trà
hoa vàng còn được nhân dân dùng làm thuốc chữa được nhiều bệnh. Trước đây có lồi đã
được nhân dân vùng biên giỏi thu hái bán cho thương nhân người Hoa.


Hiện nay do sự bảo vệ rừng chưa thật nghiêm ngặt nên nhiều khu rừng đang bị khai
thác. Sự khai thác bừa bãi đã dẫn đến môi trường sống của các loài trà trong đó có các lồi
trà hoa vàng đang bị đe doạ. Nhiều loài trà hoa vàng đang có nguy cơ bị tiêu diệt. Nguồn gen
quý hiếm của các loài trà hoa vàng đang bị xói mịn. Để bảo vệ nguồn gen đặc hữu quý hiếm
của các loài trà nhất là trà hoa vàng là vấn đề cần phải giải quyết ngay. Thiết nghĩ cần phải
có biện pháp bảo tổn và phát triển. Để bảo tổn cần phải thu thập các loài trà tập trung vào
một khu vực nhất định.


Năm 2001 Khoa Sinh học tổ chức hội thảo lần thứ nhất “Các loài trà hoa vàng của
Việt Nam.” tại VQG Tam Đảo. Hội thảo đã thu hút hơn 40 khách quốc tế từ 8 nước (Mỹ,
Anh, Nhật, Pháp, Đức, Ý, Thuỵ Sĩ và Trung Quốc). Bà Patri Short phó chủ tịch hội trà thế
giới đã nêu ra ý tưởng thành lập khu sưu tập bảo tổn các laòi trà hoa vàng ở Tam Đảo. Nếu
chính phủ Việt Nam đổng ý cho thành lập khu sưu tập, các thành viên hội trà thế giới sẽ góp
một phần kinh phí để xây dựng khu sun tập này. Năm 2003 chúng tôi đã phối hợp với VQG
Tam Đảo bắt đầu xây dựng khu sưu tập các loài trà hoa vànạ rộng khoảng 2000 m2 ở độ cao
350 m cạnh trụ sở của vườn. Trong khu sưu tập này chúng đã, đang và sẽ tiến hành sưu tập
các loài trà hoa vàng hoang dại ở Việt Nam về lưu giữ tại đây. Tháng 5 năm 2004 Bà Pat
Short Phó chủ tịch hội trà thế giới (ICS), ông Herb Short tổng biên tập tạp chí trà thế giới đã



</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

tới thăm khu sưu tầm trà hoa vàng mà chúng tôi xây dung tại VQG Tam Đảo. Những kết quả
bước đầu của khu sưu tập đã được giới thiệu trong tạp chí trà quốc tế số 36 năm 2004. Tháng
1 năm 2005 ông Shuho Kirino phó chủ tịch hội trà Nhật Bản cùng GS Naotoshi Hakoda đã
tới thăm khu sưu tập trà và hứa sẽ vân động các thành viên hội trà Nhật Bản giúp đỡ.


<b>4.3.3.2.2.I.. Đối tượng</b>


Với phạm vi của để tài chúng tôi chỉ sưu tập các loài trà hoa vàng gặp ở Tam Đảo mà
t h ô i .


4.3.3.2.2.2.Phương pháp


Thu thập mỗi loài trà hoa vàng gặp ở Tam Đảo từ 10 đến 100 cá thể có các tiêu chuẩn
sau:


-Cây được sưu tập vào mùa xuân năm 2004 và 2005.


-Cây có chiều cao khoảng 1-1,5 m; đường kính từ 3 cm đến 6 cm.


-Cây được rữa sạch đất, cố gắng rữa cẩn thận để tránh làm hư hại các rễ con.
-Sau khi rữa sạch cây được trồng trên cát trong nhà ươm.


-Theo dõi sự ra rễ của các loài.


-Khi cây có bộ rễ phát triển tốt (rễ khơng cịn màu trắng nữa) đưa trồng ra khu sun
tập. Thường cây phải để trong nhà ươm từ 2 đến 3 tháng. Các cây trổng cách nhau 5
m.


4.3.3.2.2.3.Kết quả



Qua hơn một năm tiến hành chúng tôi trổng trong khu sun tập:


- 150 cá thể loài Camellia amplexicaulis


94 cá thể loài Camellia tamdaoensis
20 cá thể loài Camellia hakodae


10 cá thể loài Camellia crassiphylla
15 cá thể loài Camellia hirta


15 cá thể loài Camellia phanii


(Hai loài cuối thu thập ở Đại Từ, Thái Nguyên không thuộc VQG Tam Đảo.
Sau hơn một năm đem trồng các loài trà hoa vàng đều phát triển tốt, cần phải tiếp tục
chăm sóc và theo dõi. Nếu thành công đây là khu sưu tầm và bảo tồn các loài trà hoa vàng
thứ hai của thế giới sau khu bảo tổn trà hoa vàng thiết lập năm 2002 ở Quảng Tây Trung
Quốc.


<b>4.3.4.Bảo tồn phục vụ cho du lịch sinh thái</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

thành lập đã được mấy chục năm, đã có nhiều lớp tập huấn về du lịch sinh thái và giáo dục
môi trường nhưng du lịch sinh của vườn chưa được quan tâm đúng mức. Trong phạm vi của
vườn có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nhưng trong thời gian qua công ty du
lịch vĩnh phúc mới khai thác và kinh doanh một số tuyến như du lịch Thác Bạc, tháp truyền
hình, chùa Tây Thiên. Khi thực hiện các tuyến du lịch này khách du lịch chỉ được giới thiệu
những cảnh đẹp của thiên nhiên như thác bạc, tháp truyền hình cịn sự giàu có và tính độc
đáo của đa dạng sinh học không được đề cập tới.


Để du lịch sinh thái của vườn Quốc gia ngày càng phát triển, một hoạt động mang


nhiều lợi ích thiết thực cho công tác bảo tòn và phát triển tài nguyên, văn hoá truyền thống
dân tộc, chúng tối đã điều tra khảo sát và xác định được một số điểm có thể phát triển du lịch
sinh thái: Khu vực lũng Chắt Dậu, Khu Thác Bạc, khu đỉnh Rùng Rình và khu Thiền viện
Trúc Lâm.


<b>4.3.4.I. Các điểm du lịch sinh thái</b>


4.3.4.1.1. Khu lũng Chắt Dậu - Đồng Bùa (ảnh 44, 45, 46)


Đó là một thung lũng nhỏ gồm nhiểu khe suối nằm giữa hai dông núi Bền Đào và Đền
Cậu, nằm phía sau trụ sở hành chính của vườn. Trong thung lũng có con suối uốn lượn
quanh, lúc ẩn lúc hiện dưới tán rừng thường xanh. Suối được bắt nguồn từ thác Bạc rồi đổ ra
hổ làng Hà. Trong khu vực này có vườn thực vật với hàng trăm loài cây quý và hiếm của
vườn được đưa về trồng ở đây. Một khu lưu trử các loài trà hoang dại của Việt Nam đang
được hình thành. Trong rừng tự nhiên chúng ta có thể được chiêm ngưỡng các cây Hải
Đường mọc hoang dại, loài cây mà chúng ta chỉ thấy trong các vườn cây cảnh hay chùa
chiền. Ngoài rừng tự nhiên khu vực lũng Chắt Dậu cịn có những cánh rừng thông Đuôi Ngựa
(Pinus massoniana) đã được trổng hàng chục năm trước đây. Ngoài ra khách du lịch còn
được ngắm một quần thể Lim Xanh vói hơn 200 các thể mọc tươi tốt bên hồ Hồ Sơn.Ngoài
ra trong vùng cịn có một hệ đền chùa mà du khách không thể bỏ qua. Đó là đền Chân suối,
đền Cô và đền Cậu. Được biết trong khu vực lũng Chắt Dậu vườn Quốc gia dự kiến sẽ xây
dựng trung tâm giáo dục mơi trường, phịng trưng bày các mẫu vật động thực vật, khu nuôi
động vật hoang dã.


4.3.4.1.2. Khu Thác Bạc (ảnh 47, 48, 49, 50, 51, 52)


Đây là khu vực đã được du lịch Vĩnh Phú khai thác từ lâu, nhưng từ lâu du khách đến thác
Bạc chỉ để ngắm nhìn ngọn thác cao khoảng 40 mét luôn đổ một cột nước trắng xố trơng
như một dải lụa. Từ trước tới nay khách du lịch theo con đường duy nhất với 354 bậc đá đến
vói Thác Bạc. Hiện nay một con đường mói để du khách đến vói Thác Bac. Ngoài tham quan


thác Bạc trong khu vực này chúng ta có thể gặp các lồi cây cảnh có hoa đẹp như Trà hoa
<i>vàng lá dày (Camellia crassyphylla) hay trà hoa đỏ (Camellia rubriflora). Đây là hai loài trà </i>
mới cho khoa học phát hiện năm 1998. Đến nay có thể khẳng định là hai loài đặc hữu cho
vườn Quốc gia Tam Đảo. Tại khu vực này chúng ta được ngắm nhìn lồi trà nhuỵ ngắn


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

Ảnh 44: Vườn thực vật nằm trong thung lũng Chắt Dậu


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78></div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

<i>Hình 47: Cây Gò đổng - Gordonia gigantiflo ra</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<i>Hình 49: Cây trà nhuỵ ngán - Camellia kissii</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

Ảnh 51: Khảo sát


ít da dạng — h ọ c U . V Q G T a n . Đ ả o


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

<i>(Camellia kissi) vói dạng cây gỗ thẳng cao đến 15 mét. Cùng với các loài trà ở đây ta còn </i>


<i>gặp cây Gò Đồng (Gordonia gigantiflora) có hoa to, màu trắng ẩn hiện trong các lùm cây </i>
xanh bên bờ suối. Trong lòng nước trong xanh của thác là cả một khu hệ phong phú của động
vật phù du. Theo TS Nguyễn Vãn Vịnh (2005) số loài động vật phù du thu được ở đây là 32
loài thuộc 24 giống của 8 họ. Trong số đó có 10 lồi mới cho Việt Nam và cho VQG Tam
<i>Đảo. ở nơi đây còn thu được 3 loài: Aceltrella sp., Labiobaetis sp.% Nigrobaetis sp. mà tác </i>


giả cho là mới cho khoa học và cần được nghiên cứu tiếp tục. Sau khi ngắm nhìn cột nước
trắng xoá như giải lụa bạc đổ thắng đứng từ độ cao trên 40 mét và tận hưởng khơng khí mát
mẻ do hơi nước toả ra chúng quay lại theo các bậc đá để men theo bờ suôi nhỏ dẫn từ hổ
Xanh tới đỉnh thác. Những bước đi nhẹ nhàng, khoan thai nơi nước suối trong chúng ta sẽ
<i>gặp những chú cá Cóc Tam Đảo (Paramesotriton deloustali ) đang nằm bất động, ngón </i>
chân xoè rộng, đuôi duỗi thẳng hay cong sang bên. Đôi khi chúng ta cịn gặp những chú Cá
Cóc nằm lơ lửng trong lòng suỗi, 4 chân ôm lấy những cây rong lơ thơ bên bờ suối.



4.3.4.1.3.Khu Rùng Rình (ảnh 53, 54)


Đây là một trong 3 đỉnh cao nhất của dãy núi Tam Đảo. Đỉnh này có tên khác là đỉnh Phú
Nghĩa cao khoảng 1350 mét. Từ trung tâm nghĩ mát Tam Đảo lên tới đỉnh mất khoảng 3
tiếng đổng hổ. Đây là khu vực du lịch khá lý tưởng dành cho những có sức khoẻ. Hai bên
<i>đường mòn chúng ta bắt gặp những cây Dương xĩ mộc (Cyathea contamỉnans) cao 3- 4 mét. </i>
Đó là một trong và loài dương xĩ dạng cây gỗ còn lại duy nhất còn tổn tại đến ngày nay.
Như chúng đã biết vào những kỷ địa chất hàng triệu năm trước đây các loài của ngành
Dương xĩ là nhưng loài cây gổ cao to, chiếm ưu thế trong thảm thực vật. Do cấu tạo của cơ
thể khơng thích nghi kịp với sự thay đổi của môi trường sống mà phần lớn các loài dương xĩ
thân gỗ bị tiêu diệt, chỉ cịn các lồi dương xĩ thân thảo còn tổn tại những lồi có thân thảo
<i>mà thôi. Rất may chỉ cịn ít lồi thuộc chi Cyathea còn tồn tại được đến ngày nay. Dương xĩ </i>
mộc gặp ở Tam Đảo đó là một trong số đó và đây có thể xem là hố thạch sống. Ngồi
<i>Dưong xĩ mộc chúng ta cịn lồi Dẻ tùng sọc trắng (.Am entotaxus argotaenia). Đó là lồi </i>
thực vật hạt trần có dáng cây đẹp. Trước đây Dẻ tùng gặp nhiều ở Tam Đảo nhưng việc khai
thác bừa bãi của nhân dân địa phương mà số lượng Dẻ tùng giảm đi rõ rệt. Hiện nay chỉ còn
vài cá thể cây nhỏ nằm rải rác dưới chân đỉnh Rùng rình. Gần tới chân đỉnh Rùng rình chúng
<i>ta gặp một quần thể Trà hoa vàng Pêtêlôti (Camellia petelotii). Đây là một trong những loài </i>
hoa trà màu vàng đẹp nhất của thế giới. Loài này được Bác sĩ người Pháp tên là Petelot thu
được ở chân đỉnh rùng rình vào năm 1949. Đây là loài đặc hữu của Việt Nam và duy nhất chỉ
phân bố ở chân đỉnh Rùng rình ở độ cao 950 m đến 1050 m. v ẻ đẹp của trà hoa vàng Pêtêlô
mà 40 du khách của 8 nước đã đến chiêm ngưỡng loài trà này vào đầu năm 2002. Với bức
tranh vẽ về loài này là một trong 10 vẽ về hoa trà của Việt Nam và Trung Quốc mà nữ hoạ sĩ
Nhật Bản Yoko Kakuta đã dành được huy chương bạc về cuộc thi ảnh nghệ thuật do hội nghệ
thuật hoàng gia Anh tổ chức vào năm 2003. Dừng chân bên cạnh cây trà hoa vàng chúng bắt


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

Ánh 53: Khảo sát đa dạng sinh học tuyến thác Bạc - Rùng Rình


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

gặp những đan bướm đẹp đang bay lượn như muốn khoe sắc. Theo các nhà côn trùng học khu


hệ bưóm ở chân núi rùng rình khá phong phú sơ lồi gặp ở độ cao 900 m trở lẻn sỏ loài tổng
họ Bướm Phượng hơn 100 loài (Khuất Đãng Long, 2005). Trong đó có nhiều lồi q, có giá
<i>trị thẩm mĩ như Papilio helenus; Lethe lanarìs; Stibochiona nicea. Quanh chân Rùng rình </i>
<i>đâu đó trên các tảng đá chúng ta còn gặp loài lan Hài Tam Đảo ( Paphiopediỉum </i>


<i>gratrỉxianum). Trước đây loài này gặp phổ biến trong rừng Tam Đảo, nhưng vì giá trị thẩm </i>


mĩ mà số cá thể của loài giảm một cách đáng kể do sự thu hái không thương tiếc của người
địa phương. Gần tới đỉnh du khách được chiêm ngưỡng một kiểu rừng độc đáo đó là rừng
lùn. Cây cối ở đây thấp và bé nhỏ có độ cao trung bình 1,5 - 2,0 m. Trẽn thân và cành nhiều
loài rêu thuộc họ Meteoriaceae, Neckeraceae (còn gọi là rừng rêu). Trong kiểu rừng này
<i>nhiều loài Đỗ quyên (Rhododendron) với hoa màu trắng, đỏ hiện lên trước mắt du khách. </i>
Thật là diễm phúc cho ai bắt gặp được loài bướm Teinopalpus aureus. Đó là lồi bướm quý,
hiếm và rất đẹp mà giấ trị của nó có lúc lên tới 1500 đồ la. Thời gian xuất hiện loài này ở
đỉnh Rùng rình trong những ngày nắng đẹp là từ 6 h đến 8 h; nếu ngày trời nhiều mây thì
muộn hơn nhưng đến khoảng 11 h thì khơng xuất hiện. Theo Vũ Văn Liên thì Tam Đảo lồi
này có khoảng 100 cá thể. Từ đỉnh Rùng rình du khách sẽ được ngắm nhìn những khu rừng
kín thường xanh phủ kín những ngọn núi lô nhố uốn khúc tạo nên cảm giác như đất rừng
Tam Đảo kéo dài vô tận.


4.3.4.1.4. Khu Tây Thiên (ảnh 56, 57)


Đây là một khu di tích Lịch sử văn hố lớn trong vùng Tam Đảo thuộc xã Đại Đình
huyện Tam Dương có chiều dài trên 10 km men theo con suối to từ độ cao 50 m lên đến độ
cao 650 m. Tây thiên thờ Nữ chúa Tam Đảo Năng thị Tiêu. Tục truyền Bà làmột trong bảy
tiên nữ được Ngọc Hoàng phái xuống hạ giới để chữa bệnh. Sau khi giúp nước Văn Lang dẹp
giặc, Bà đã ở lại và kết hồn với Lang Liêu ((Vua Hùng thứ 6), đời sau có sắc phong Bà là
Quốc mẫu Tây Thiên. Quần thể Tây Thiên bao gổm Đền Chân suối, Đền Dầu, Đền Cả, Đền
Thỏng, Đền Cồ, Đền Cậu, chùa Đồng c ổ và Đền Tây Thiên. Một phát hiện bất ngờ là trong
khoảng thời gian từ 1993 đến 2000, các nhà nghiên cứu phật học đã tìm được đầy đủ chứng


cứ khoa học và lịch sử để khẳng định Tây Thiên là nơi các nhà sư Ân Độ đã đến và truyền bá
đạo phật vào Việt Nam (khoảng cuối thế kỷ 1 đầu thế kỷ 2). Hiện nay tại Tây Thiên, Chính
Phủ đã cho phép Hội Phật giáo Việt Nam xây dựng một thiền viện trúc Tây Thiên. Ngoài
việc viếng thăm các di tích lịch sử chúng ta còn được chiêm ngưỡng cây đa chín cội nằm
cạnh Đền Thõng. Trên đường lên Đền Tây Thiên du khách được ngắm nhìn các lồi cây cảnh
<i>đẹp như Hải Đường (Camellia am pỉexicaulis), một nguồn thu chính cho người dân vùng </i>
đệm. Lên đến đền cồ chúng ta gặp hai loài Trà mới và đặc hữu cho Tam Đảo. Đó là trà hoa
<i>vàng Tam Đảo (Camellia tamdaoensis Ninh et Hakoda) và trà hoa đỏ (Camellia rubriflora </i>
<i>Ninh et Hakoda). Tói Đền Tây Thiên ở độ cao 600m chúng gặp cây Sến Mật (M adhuca </i>


<i>pasquieri) to cao tới 35 m hay loài Dẻ tùng sọc trắng {Am entotaxus <b>a rg o ta en ia ). </b></i>Trên


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85></div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

đường xuống dốc chúng ta dừng chân ít phút bên bờ suối gần Thác Bạc sẽ bắt gặp những chú
<i>Cá Cóc Tam Đảo (Paramesotriton deloustali) nằm lửng lờ hay chuyển động một cách chậm </i>
bên bờ suối. Sau khi tham quan Tây Thiên chúng ta đi khoảng 500 m sẽ tới khu rừng Lim
xanh Đại Đình. Đây là khu rừng Lim xanh đẹp nhất nước. Khu rừng nầm ở độ cao 80 m so
<i>với mặt biển với diện tích gần 130 ha. Những cây lim (Erythrophloeum fordii) thẳng tắp cao </i>
đến 20 - 30m, đường kính đạt tới 50 cm. Rừng này được giao khốn cho một số hộ trơng coi.
Một mơ hình nơng lâm kết hợp, người dân được trổng trọt và khai thác các sản phẩm trổng
dưới rừng lim và rừng lim của rừng cấm được bảo vệ và phát triển tốt.


4.3.4.2 Các tuyến du lịch


Trên cơ sở các điểm du lịch đã trình bày ở trên chúng tôi đưa ra các tuyến du lịch
sinh thái như sau:


<i>4.3.4.2.1. Tuyến Lũng Chắt Dậu - Đồng B ùa- Thác Bạc</i>


Xuất phát từ trụ sở VQG Tam Đảo (Km 13) thăm vườn thực vật, vườn trà tại trụ sở
của vườn, thãm rừng thông Đuôi ngựa, cây Hải Đường hoang dại hay các đền chùa trên


đường lên Thác Bạc. Sau khi thăm Thác bạc du khách có thể bách bộ thăm thị trấn nghỉ mát
Tam Đảo với nhiều di tích lịch sử như Đền Đức Thánh Trần, Đền thờ Mãu, Đền Thạch Kiếm
hay Đền Bà chúa thượng ngàn. Nếu còn thời gian nhứng du khách có sức khoẻ có thể leo lên
theo con đường xi mãng uốn lượn với hơn 1500 bặc để đến với tháp truyền hình cao 100 m
dặt trên độ cao 1200 m so với mặt biển. Đến nơi này du khách có thể phóng tầm mắt nhìn
xuống Vĩnh Yên, Việt Trì hay hổ Núi Cốc. Một ngày du lịch đã trồi qua.


<b>4.3.4.2.2. </b><i>Tuyến Lũng Chắt Dậu- Dồng Rùa</i><b> - </b><i>đỉnh Rùng Rình</i>


Xuất phát từ trụ sở vườn (Km 13) sau khi thăm vũng Chắt Dậu du khách được ồ tô
đưa thẳng lên thị trấn nghỉ mát Tam Đảo. Từ thị trấn du khách đi theo đường mòn trong rừng
để trèo lên đỉnh Rùng Rình cao 1350 m. Chưyẽn đi chỉ dành cho nhũng người khoẻ mạnh và
ưa mạo hiểm.


<i>4.3.4.2.3. Tuyến Tây Thiên - Đại Đình</i>


Đây là tuyến du lịch sinh thái gắn liền với tâm linh. Xuất phát từ trụ sở vườn (K m l3)
sau khi thăm vườn thực vật, bảo tàng sinh học ô tô đưa quý khách sang Tây Thiên. Trước hết
khách du lịch được thăm đền Thõng có cây đa chín cội, theo bờ suối lên thăm đền cậu, trên
đường đến thăm Tịnh thất của các nhà tu hành chúng ta được ngắm nhìn những cây trà Tây
thiên với màu vàng tươi. Đó là lồi trà hoa vàng chỉ gặp hai bôn bờ suối của khu tâm linh
này. Ghé vào thăm thác Bạc và suối giải oan. Với những bước đi nhẹ nhàng, khoan thai đu
khách có thể chiêm ngưỡng những chú cá Cóc nằm lửng lờ trong lòng suối. Trèo đến độ cao
500 m du khách đặt chân tới chùa Tây Thiên. Từ chùa nếu quý khách thích mạo hiểm có thể
trèo một đoạn đường dốc sẽ bắt gặp lối mòn để dẫn quý khách về thị trấn nghỉ mát Tam Đảo.
Một quảng đường vất vả nhưng bù lại du khách bắt gặp loài thực vật quý hiếm như Sến mật
hay Kim giao. Trở lại đền Thõng, xe lại đưa du khách sang thăm rừng Lim Đại Đình. Những


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

Đình. Những cây Lim cao 20-30m mọc thành quần thể Lim thuần loại. Một mơ hình nơng
lâm kết hợp Lim - sắn hay Lim - Dứa được VQG Tam Đảo áp dụng thành công để bảo tổn


loài Lim và cần nhân rộng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


<b>Kết luận</b>



Qua 2 năm thực hiện đề tài chúng tôi thu được một sổ kết quả sau:
1. Đa dạng sinh học:


a. Thực vật: 1436 loài thuộc 741 chi 219 họ thuộc 6 ngành đã được ghi nhận có ở VQG
Tam Đảo. Giá trị của các loài được phân chia thành 8 nhóm: cây cho gỗ (339 loài), cây
cho quả (109 loài), cây làm sợi (158 loài) cho tinh dầu (32 loài), rau ăn (86 loài), làm
cảnh (152 loài), làm thuốc (428 loài), tinh bột (1 0 lồi).


b. Trong só các lồi thực vật của VQG Tam Đảo có 68 lồi đặc hữu và 58 loài quý hiếm
được ghi vào sách đỏ của Việt Nam hay theo tiêu chuẩn của IUCN cần được bảo tổn và
<i>bảo vệ như: Lan hài tam đảo (Paphiopedilum gratrixianum ), Hoàng thảo Tam đảo </i>


<i>(Dendrobium tamdaoensis), Trà vàng hakoda (Camellia hakodae), Trà vàng ginbe </i>
<i>('Camellia gilberti), Trà vàng Tam đảo (Camellia ỉamdaoensis), Trà vàng petelo </i>
<i>(Camellia peíeloíii), Hoa tiên (Asanim peíelotii), Chùy hoa leo (jMolas ỉamdaoensis)</i>


c.Động vật có xương sống: 61 loài Lưỡng cư, 96 loài Bị sát, 247 lồi Chim và 70 loài
Thú gặp ở VQG Tam Đảo.


VQG Tam Đảo có 60 lồi động vật có xương sống quý hiếm được phân hạng đủ các cấp,
từ bậc T đến bậc E, chiếm số lượng và cũng là có tỷ lệ cao nhất về số loài quý hiếm là
Động vật có vú và Bị sát.


d. Cơn trùng: 584 lồi thuộc 333 chi thuộc 37 họ, 6 bộ gặp ở Tam Đảo. Trong đó bộ
Cánh cứng và bộ Cánh vảy có số lượng giống và loài nhiều nhất. Nhiều loài thuộc giống


Papilio, Teinopaltus, Lucanus đã và đang bị du khách nước ngoài trao đổi mua bán.


2. Hai mươi hai loài thực vật được ghi nhận đầu tiên có ở VQG Tam Đảo. 20 loài thuộc
ngành Rêu và 02 loài thuộc ngành Ngọc Lan, trong đó có 3 lồi là mới cho Việt Nam.


3. Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập của sinh viên cũng như phục vụ cho đu lịch
sinh thái, 13 loài thực vật và động vật được lựa chọn để bảo tổn.


4. Các hình thức bảo tồn được áp dụng là bảo tổn nguyên vị (In sitư) và chuyển vị (Ex situ).
Hình thức bảo tổn chuyển vị hiệu quả nhất là thiết lặp khu sưu tập ngay trong phạm vi của
VQG Tam Đảo.


5. Phương pháp giâm cành đã được tiến hành thí nghiêm trên hai loài trà hoa vàng và 1 loài
hoa đỏ. Từ nhứng kết quả thu được có thể khẳng định rằng có thể áp dụng biện pháp nhân
giống bàng hom các loài cây trà hoa vàng này để phục vụ cho công tác nghiên cứu bảo tổn và
đặc biệt là trong mục đích làm cây cảnh. Kết qủa trên cho thấy các chỉ tiêu chính khi xừ lý
thuốc kích thích ra rễ đều tốt hơn nhiều so với việc không xử lý thuốc kích thích.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

6. Bốn điểm du lịch sinh thái đã được chọn. Đó là khu lũng Chắt Dậu - Đồng Bùa, khu thác
Bạc, khu Rùng Rình và khu Tây Thiên- Đại Đình. Trên cở sở 4 điểm du lịch sinh thái, ba
tuyến du lịch đã được hoạch định.


<b>K iến n gh ị</b>


1. Để tiếp tục hoàn thiện khu sưu tập các loài trà cần có một số kinh phí nhất định.
Khu sưu tập khồng những bảo tồn các loài trà của VQG mà còn là nơi lưu trữ các loài trà
hoang dại của Việt Nam. Tương lai khồng xa khu sưu tập sẽ thu hút được nhiều du khách
quốc tế nhất là những du khách yêu thích các loài trà Việt Nam. Tháng 4 năm 2004 Bà Pat
Short Phó chủ tịch hội trà thế giới (ICS), Ông Herb Short tổng biên tập tạp chí trà thế giới đã
tới thăm khu sưu tập trà hoa vàng mả chúng tồi đang thiết lập tại VQG Tam Đảo. Những kết


quả bước đầu của khu sưu tập của chúng tôi đã được giới thiệu trong tạp chí trà quốc tế số 36
năm 2004. Tháng 1 năm 2005 ơng Shuho Kirino phó chủ tịch hội trà Nhật Bản cùng GS
Naotoshi Hakoda đã tới thăm khu sưu tập trà và hứa sẽ vân động các thành viên hội trà Nhật
Bản giúp đỡ góp phần xây dưng hoàn chỉnh khu sưu tập. Ngoài sự hỗ trợ kinh phí của các tổ
chức quốc tế thiết nghĩ VQG Tam Đảo cần dành một phần kinh phí nghiên cứu khoa học đầu
tư cho vườn trà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>



<b>Tài liệu tiếng Việt</b>


1. Nguyễn Tiến Bân, 2000. Thực vật chí Việt Nam. Tập 1: Họ Na (Annonaceae). Nhà
XBKH&KT Hà Nội.


2. Nguyễn Tiến Bân và nhiều tác giả. Chuyên đề về hệ thực vật Việt Nam. Tạp chí Sinh học.
Tập 16, sổ 4 (CĐ).


3. Lê Mộng Chân, Đoàn SI Hiển, 1967. Cây rừng Việt Nam. NXB Giáo dục.
4. Võ Văn Chi, 2003. Từ điển thực vật thông dụng: I. Nhà XBKH&KT. Hà Nội.


5. Võ Văn Chi, 2004. Từ điển thực vật thông dụng:II. Nhà XBKH&KT. Hà Nội.


6. Đặng Thị Đáp, 1995. Thành phần khu hệ và sự phong phú bưóm ngày ở dãy núi Tam Đảo.
Tạp chí Sinh học, 9/1995.


7. Đặng Thị Đáp & A.L. Monasturski,1996. Mối quan hệ giữa các nơi sống với bướm ngày
Rhopalocera ở dãy núi Tam Đảo. Tạp chí Sinh học, 6: 13 - 20.


8. Đặng thị Đáp, 2002. Côn trùng cánh cứng trong các khu bảo tổn thiên nhiên ở Việt Nam
và những biện pháp đề xuấtbảo vệ, sử dụng chúng hợp lý. Hội thảo sử dụng bền vững đa


dạng sinh học.


9. Nguyễn Hữu Hiến, 1994. Các loài cây họ Chè (Theaceae) trong hệ thực vật Việt Nam, Tạp
chí Sinh học, 16, tr. 87- 93.


10. Bùi Công Hiển, Đặng Ngọc Anh, 2003. Kết quả điều tra tài nguyên côn trùng ở VQG
Tam Đảo và Ba Vì. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống.


11. Phạm Hoàng Hộ, 1991-1993. Cây cỏ Việt Nam:I-III. Nhà XB Mekong, Montreal,
Canada.


12. Lê Khả Kế, và các tác giả khác, 1974. Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam. NHà
XBKH&KT, Hà Nội.


13. Nguyễn Quốc Khang, Trần thị Long, Trần thị Thanh Thưỷ. 2003. Nghiên cứu khai thác,
tính chất lý hoá và ứng dụng các hợp chất tự nhiên từ lá cây Lim. Những vấn đề nghiên cứu
cơ bản trong khoa học sự sống.


14. Lê Vũ Khôi, 1994. Danh sách thú và ái tính địa lý động vật khu hệ thú hệ sinh thái Tam
Đảo. Tạp chí Sinh học, 16(1): 16 - 19.


15. Lê Vũ Khôi, 1995. Tính đa dạng sinh học hệ động vật có xương sống trên cạn trong hệ
sinh thái Tam Đảo. Tạp chí Sinh học. 17(1 ):2 - 5.


16. Vũ Vãn Liên, 2005. Hiện trạng lồi bướm q, hiếm Teinopalus aureus ở VQG Tam Đảo
Hội thảo cơn trùng tồn quốc . NXBNN. Tr. 107-109


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

17. Khuất Đãng Long, Vũ Quang Cơn, 2005. Phân tích tính đa dạng hai nhóm cơn trùng và ý
nghĩa bảo tồn của chúng ở VQG Tam Đảo. Hội nghị cơn trùng tồn quốc 5, NXBNN.Tr.86-
90



18. Đõ Tất Lợi, 1996. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà XBKH&KT, Hà Nội.
19. Trần Đình Lý, 1993. ỉ 900 lồi cây có ích ở Việt Nam. Nhà XBKH&KT Hà Nội.


20. Trần Ninh, 2003. Đa dạng sinh học của chỉ Trà (Camellia) mọc hoang dại ở VQG Tam
Đảo. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống.


21. Trần Ninh, 2004. Kết quả điều tra thành phần loài Địa tiền ở VQG Tam Đảo. Tạp chí
khoa học, ĐHQG HN. T. XX. Số 2PT. Tr.38-40.


22. Lê Nguyên Ngật, 2000. Một số tập tính của cá cóc Tam Đảo nuồi trong bể kính. Những
vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống.


23. Lê Nguyên Ngật, 2003. Thành phần loài Rùa ở một số VQG và Khubảo tồn thiên nhiên
của Việt Nam. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống.


24. Phạm Bình Quyền, 2002. Đa dạng sinh học. Nhà XBĐHQG Hà Nội.


25.Nguyễn Vãn Sáng và Hổ Thu Cúc, 1996: Danh lục bò sát và ếch nhái Việt Nam. NXB
khoa học và kỹ thuật. Hà Nội.


26. Võ Quý, Nguyễn Cử, 1995. Danh lục Chim Việt Nam. Nhà xuất bản Nơng nghiệp.


27. Đỗ Đình Tiến, 1995. Tinh hỉnh hiện tại và phương hướng phát triển của khu bảo tổn thiên
nhiên Tam Đảo. Nhà xuất bản Nông nghiệp.


28. Bộ Khoa học,Công nghệ & Mồi trường, 2000. Sách đỏ Việt Nam. Nhà XBKH&KT, Hà
Nội.


29. Thái Văn Trừng, 1998. Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nhà XBKH&KT,


Hà Nội.


30. Viện điều tra qui hoạch rừng, 1978-1988. Cây gỗ rừng Việt Nam: I-VII. Nhà XBNN Hà
Nội.


31. Viện Điểu tra Qui hoạch rừng, 1995. Dự án khả thi xây dựng Vườn Quốc gia Tam Đảo
32. Nguyễn Văn Vịnh , 2004. Dẫn liệu về phù du ở suối Thác Bạc , vườn Qc gia Tam Đảo.


Tạp chí Khoa học ĐHQGHN. T .x x Số 2PT, Tr. 71-75.


<b>Tài liệu tiếng nước ngoài:</b>


33.Ahmad M., 1958. Key to Indo-Malayan termites - Part I. Biologia, 4 (1): 33-118.


34.Ahmad M., 1965. Termites (Isoptera) of Thailand. Bull. Amer. Mus. Nat. Hist., 131: 1­
114.


35. Ahmad M., 1968. Termites of Malaysia. Bull, of the Depart, of Zoo. Uni. of the Panjab.
3: 1-34.


36. Akhta M. s., 1974. Zoogeography of termites of Pakistan. Pakistan J. Zool., 6: 84-104.


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

38. Anon, 1992. Management plan for Tam Dao Nature Reserve. Forest Inventory and
Planning Institute. Ha Noi.


39. Chou Io. 1998. C lassification and identification of Chinese butterlies. H enan
Scientific and T echnological Publishing house, 349p.


40. Corbet, A. s. & Pendlebury, H. M. (Fourth edn., 1992). The butterflies of the Malay
Peninsula. Malayan Nature Society, Kuala Lumpur.



41. Distant, W.J. (1902). The Fauna of British India (Heteroptera) Vol. I. Taylor and Francis,
Red lion court, Fleet Street, 419 p.


<i>42. Devyatkin, A. L. (1997). A new species of Halpe Moore, 1878, from north Vietnam. </i>
Atlanta 28: 121-124.


43. Ghazoul J., 1994. Site description and conservation evaluation: Tam Dao Nature Reserve,
Vinh Phu province, Vietnam. London: Society for Environmental Exploration.


44. Leps J. and Spitzer K., 1990. Ecological determinants of butterfly communities
(Leptidoptera, Papilionoidea) in the Tam Dao mountains, Vietnam. Acta Entomol.
Bohemoslov. 87: 182-194.


45. Leps, J. and Spitzer K., 1990. Vulnerable butterflies of the Tam Dao mountains forest.
Garrulax 6: 6-7.


46. Ninh,T, 1993. Mosses of the Tam Dao montains,Viet Nam. The Bryologist, 96(4):573-
581.


47. Ninh, T. & Naotoshi Hakoda (1998), “Three new species of the genus Camellia from
<i>Vietnam”, International Camellia Journal, (30), pp. 76-79.</i>


<i>48. Ninh, T. & Naotoshi Hakoda (1998), “Camellia petelotii: a species of yellow Camellia </i>
<i>from Vietnam”, International Camellia Journal, (30), pp. 81-83.</i>


<i>49. Ninh, T. (1998), “Camellia rosmannii: a new species of yellow Camellia from Vietnam”, </i>


<i>International Camellia Journal, (30), pp. 72-75.</i>



<i>50. Ninh, T. (2003), “Results of the study on yellow Camellias of Vietnam”, International </i>


<i>Camellia Journal, (35), pp. 73-75.</i>


51. McRae M., 1999. Tam Dao: Vietnam's sanctuary under siege. National Geographic
195(6): 82-97.


52. So, M. L. ,1995: Mosses and liverworts of Hong Kong. I, 162pp. Heavenly People Depot,
Hong Kong.


53. So, M. L. & Zhu, R. L. 1996. Mosses and liverworts of Hong Kong. II, 130 pp. Heavenly
People Dopot, Hong Kong.


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

<i>54. Spitzer K. and Jaros J., 1996. Notes on Stichophthalma species in the Tam Dao </i>
mountains of northern Vietnam (Lepidoptera: Amathusiidae). Tropical Lepidoptera: 7(2):
143-145.


55. Spitzer K., Novotny V., Tonner M. and Leps J., 1993. Habitat preferences, distribution
and seasonality of the butterflies (Lepidoptera, Papilionoidea) in a montane tropical rain
forest, Vietnam. Journal of Biogeography 20: 109-121.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94></div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

<b>PHỤ LỤC 1. DANH LỤC CÁC LOÀI RÊU </b>
<b>VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO</b>


<b>STT</b> <b>TÊN KHOA HỌC</b> <b>GTSD</b> <b><sub>TRANG</sub>TINH</b>


<b>A.LỚp Đia tiền </b>

<b>- </b>

<b>Hepaticae</b>


<b>l.C e p h a lo z ia c e a e</b>


<b>1</b> <b>Cephalozia siam ensis N. Kitag.</b>


<b>2</b> <b>N ow ellia curvifolia (D icks.) Mitt.</b>


<b>2 .C on ocep h alaceae</b>


<b>3</b> <b>Conocephalum japonicum (Thunb.) Grolle</b>
<b>3. F ru llan iaceae</b>


<b>4</b> <b>Frullania m eyeniana Lindenb.</b>
<b>5</b> <b>Frullania nepalensis (Spr.) L.</b>
<b>6</b> <b>Jubula hutchinsiae (Hook.) Dum.</b>


<b>4. Ju n g erm a n n ia cea e</b>
<b>7</b> <b>Jungermannia truncata N ees</b>


<b>8</b> <b>Notoscyphus Iutescens (Lehm. & Lindenb) Mitt.</b>


<b>5 . L e j e u n e a c e a e</b>


<b>9</b> <b>Aphanolejeuea borneensis (Herz.) Poes</b>
<b>10</b> <b>Leucolejeunea xanthocarpa (L.) Evans</b>


<b>6 . L e p i d o z i a c e a e</b>


<b>11</b> <b>Zoopsis liukiuensis Horik.</b>
<b>7. L op h o co lea cea e</b>


<b>12</b> H eteroscyphus argutus (N ees) Schiffn.


<b>8. M a r c h a n t i a c e a e</b>



<b>13</b> <b>Dumortia hirsuta (Sw.) N ees ssp. Hirsuta</b> <b>th</b>
<b>14</b> <b>Dumortia hirsuta (Sw.) Nees ssp. nepalensis (Tayl.) Schust.</b> <b><sub>th</sub></b>


<b>15</b> <b>.Marchantia papillata Raddi ssp. grossibarba (St.) Bischl.</b> <b><sub>th</sub></b>


<b>9. P leu ro zia cea e</b>


<b>16</b> <sub>Pleurozia acin o sa (M itt.) Trev.</sub> <b>ca</b>


<b>10. P o r e l l a c e a e</b>


<b>17</b> <b>Porella acutifolia (Lindenb.) Trev.</b>
<b>18</b> <b>Porella plumosa (M itt.) Hatt.</b>


<b>11. P t i l i d i a c e a e</b>


<b>19</b> <b>Trichocolea tom entella (Ehrh.) Dum.</b> <b>ca</b>


<b>12.Schistochilaceae</b>



<b>20</b> <b>Schistochila recurvata Buch.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

24 Fissidens nobilis Griff. ca


25 Fissidens taxifolius Hedw. ca


26 Fissidens zippelianus Dozy & Molk.


<b>2. Ditrichaceae</b>



27 Ceratodon purpureus (Hedw.) Brid.


28 Garckea flexuosa (Griff.) Marg. & Nork.


<b>3. Dicranaceae</b>


29 Campylopus eberhardtii Par. ca


30 Campylopus ericoides (Griff.) Jaeg. ca


31 Campylopus umbellatus (Am.) Par. ca


32 Dicranella breviseta Par.


33 Dicranella coarctata (C. Mull.) Bosch & Lac.


34 Dicranella obscura Sull.& Lesq.


35 Dicranodontium didymodon (Griff.) Par.


36 Dicranoloma assimile (Hampe) Par.


37 Dicranoloma fragile Broth.


38 Holomitrium densifolium (Williams) Wijk & Marg.


39 Leucobryum bowringii Mitt.


40 Leucobryum chlorophyllosum

c.

Mull.



41 Leucobryum javense (Brid.)

c.

Mull.


42 Leucobryum juniporoideum (Brid.)

c.

Mull.


43 Leucobryum sanctum (Brid. ) Hampe


44 Leucobryum scalare

c.

Mull, ex Fleisch


45 Leucoloma crispatum Tix.


46 Leucoloma molle (C. Mull.) Mitt.


47 Leucoloma tonkinense Broth. & Par.


48 Trematodon tonkinensis Besch.


49 Wilsoniella decipiens (Mitt.) Alston in Dix.


<b>4. Calymperaceae</b>


50 Calymperes afzelii Sw.


51 Calymperopsis vietnamensis Ninh


52 Leucophanes octoblepharoides Brid.


53 Mitthyridium flavum (C. Mull.) Robins.


54 Mitthyridium undulatum (Dozy & Molk.) Robins



55 Octobrepharum albidum Hedw.


56 Syrrhopodon armatus Mitt.


57 Syrrhopodon flammeonervis

c.

Mull.


58 Syrrhopodon gardnerii (Hook.) Schwaegr.


59 Syrrhopodon laponicus (Besch.) Broth.


60 Syrrhopodon prolifer Schwaegr.


<b>5. Pottiaceae</b>


61 Barbula indica (Hook.) Spreng. In Steud.


62 Hyophila involuta (Hook.) Jaeg.


63 Trichostomum perinvolutum Tix.


64 Weissia controversa Hedw.


<b>6. Funariaceae</b>


65 Funaria hygrometrica Hedw.


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

<b>7. Bryaceae</b>


67 Brachymenium exile (Dozy & Molk.) Bosch. & Lac.



68 Brachymenium nepalense Hook, in Schwaegr.


69 <b>Bryum argenteum Hedw.</b>


70 <b>Bryum atrovirens Brid.</b>


71 Bryum billardieri Schwaegr.


72 Bryum pseudotriquetrum (Hedw.) Gaertn.


<b>8. Mniaceae</b>


73 Mnium lycopodioides Schwaegr.


74 Orthomnion dilatatum (Mitt.) T. Kop. ca


75 Plagiomnium acutum (Lindb.) T. Kop. ca


76 Plagiomnium rhynchophorum (Hook.) T. Kop.


77 <b>Plagiomnium rostratum </b>(S ch rad .)T . <b>Kop.</b>


78 Plagiomnium succulentum (Mitt.) T. Kop. ca


<b>9. Rhizogoniaceae</b>


79 Pyrrhobryum spiniforme (Hedw.) Mitt. ca


<b>10. Bartramiaceae</b>



80 Philonotis mollis (Dozy & Molk.) Mitt.


<b>11. Orthotricaceae</b>


81 Macromitrium ferriei Card. & Thér


82 Macromitrium japonicum Dozy & Molk.


83 Macromitrium nepalense (Hook. & Grev.) Schwaegr.


84 Schlotheimia purpurascens Par.


<b>12. Racopilaceae</b>


85 Racopilum cuspidigerum (Schwaegr.) Ảngstr.


<b>13. Cryphaeaceae</b>


86 Pilotrichopsis dentata (Mitt.) Besch.


<b>14. Trachypodaceae</b>


87 Trachypodopsis serrulata (P. - Beauv.) Fleisch. var


crispatuls (hook.) Zant.


88 Trachypus bicolor Reinw. & Homsch. var hispidus (C.


Mull.) Card.
15. P terobryaceae



89 Calyptothecium auriculatum (Dix.) Nog.


90 Calyptothecium hookeri (Mitt.) Broth.


91 <b>C alyp toth eciu m w righ tii (M itt.) F leisch .</b>


92 Garovaglia crispata Tix. ca


93 Garovaglia elegans (Dozy & Molk.) Hampe ex


Bosch& Lac.


ca


94 Garovaglia powellii Mitt.


95 Pterobryopsis crassicaulis (Card.) Broth.


96 Pterobryopsis orientalis (C. Mull.) Fleisch.


97 Pterobryopsis subcrassiuscula Broth & Par.


98 Symphysodontella tortifolia Dix.


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

102 Barbella cubensis (Mitt.) Broth.


103 Barbella flagellifera (Card.) Nog.


104 Barbella spiculata (Mitt.) Broth.



105 Floribundaria floribunda (Dozy &MoIk.) Fleisch.


106 Floribundaria pseudo - floribunda Fleisch.


107 Meteoriopsis reclinata (C. Mull.) Fleisch. in Broth.


108 Meteoriopsis squaưosa (Hook.) Fleisch. in Broth.


109 Meteorium buchananii (Brid.) Broth.


110 Meteorium polytricum Dozy & Molk.


111 Meteorium subpolytricum (Besch.) Broth.


112 Pseudobarbella attenuata (Thwait. & Mitt.) Nog.
17. Phyllogoniaceae


113 Horikawaea dubia (Tix. in <b>PÓCS </b>& Tix.) Lin
18. N eckeraceae


114 Himantocladium plumula (Nees) Fleisch.


115 Homaliadelphus targionianus (Mitt.) Dix. & p. Varde


116 Homaliodendron exiguum (Bosch & Lac.) Fleisch.


117 Homaliodendron flabellatum (Sm.) Fleisch. ca


118 Homaliodendron microdendron (Mont.) Fleisch. ca



119 Homaliodendron scalpellifolium (Mitt.) Fleisch. ca


120 Hydrocryphaea wardii Dix.


121 Neckera pennata Hedw.


122 Neckeropsis lepineana (Mont.) Fleisch.


123 Neckeropsis semperiana (Hampe ex c . M ull.) Touw


124 Pinnatella ambigua (Bosch & Lac.) Fleisch.


125 Pinnatella anacamptolepis (C M ull.) Broth. ca


126 Pinnatella donghamensis (Besch.) Ninh comb. nov. ca


127 Pinnatella microptera Fleisch.


128 Pinnatella mucronata (Bosch & Lac.) Fleisch.


129 Pinnatella mucronata var. acutifolia Tix.


19. H ookeriaceae


130 Cyathophorella tonkinensis (Broth. & Par.) Broth.


<b>20. Callicostaceae</b>


131 Callicostella eberhardtiana Broth. & Par.



132 Callicostella papillata (Mont.) Mitt.


133 Callicostella prabaktiana (C M ull.) Bosch & Lac.
21. D altoniaceae


134 Calyptrochaeta pocsii Ninh


135 Distichophyllum duongii Ninh


136 Distichophyllum mittenii Bosch & Lac.


137 Distichophyllum osterwaldii Fleisch.


22. H ypopterygiaceae


138 Hypopterygium aristatum Bosch & Lac.


139 Hypopterygium tenellium c Mull. ca


140 Hypopterygium vriesei Bosch & Lac. ca


141 Lopidium struthiopteris (Brid.) Fleisch.


142 Lopidium trichocladon (Bosch & Lac.) Fleisch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

143 Regmatodon declinatus (Hook.) Brid. tn


<b>24. Anomadontaceae</b>



144 Anomodon viticulosis (Hedw.) Hook. & Tayl. th


145 Herpetineuron toccoae (Sull. & Lesq.) Card. th


<b>25. Leskeaceae</b>


146 Calopodium assurgens (Sull. & Lesq.) Card.


147 Haplocladium larminatii (Broth. & Par.) Broth. th


148 Haplocladium microphyllum (Hedw.) Broth.


149 Pseudoleskeopsis zippelii (Dozy & Molk.) Broth.


<b>26. Thuidiaceae</b>


150 Cyrto-hypnum bonianum (Besch.) Buck & Crum


151 Thuidium cymbifolium (Dozy & Molk.) Dozy & Molk


152 Thuidium glaucinoides Broth.


153 Thuidium glaucinum (Mitt.) Bosch & Lac.


<b>27. Brachytheciaceae</b>


154 Brachythecium buchananii (Hook.) Jaeg.


155 Brachythecium plumosum (Hedw.) B. s. G.



156 Eurhynchium vagans (Jaeg.) Bartr.


157 Rhynchostegium aciculum (Broth.) Broth.


158 Rhynchostegium celebicum (Lac.) Jaeg.


159 Palamocladium nilgheriense (Mont.) c M ull.


<b>28. Entodontaceae</b>


160 Entodon pliastus c Mull.


161 Erythrodontium julaceum (Schwaegr.) Par. th


162 Mesonodon flavescens (Hook.) Buck


<b>29. Plagiotheciaceae</b>


163 Plagiothecium euryphyllum (Card. &Thér.) Iwats.


<b>30. Sematophyllaceae</b>


164 <b>Acroporium sp.</b>


165 Aptychella tenuiramea (Mitt.) Tix.


166 Chionostomum rostratum (Mitt.) c Mull.


167 Glossadelphus similans (Bosch & Lac.) Fleisch.
168 <b>H eterop h ylliu m m icroalare </b>( <b>Broth. </b>& <b>Par.) Broth</b>



169 Rhaphidostichum piliferum (Broth.) Broth.


170 Sematophyllum subhumile (C. M ull.) Fleisch.


171 <b>Taxitheleum instratum (Brid.) Broth.</b>


172 Trichosteleum subcuculifolium Par. & Broth.


173 Wijkia clastobryoides (Tix.) Ninh


174 Wijkia deflexifolia (Ren. & Card.) Crum


<b>31. Hypnaceae</b>


175 Ctenidium seưatiíolium (Card.) Broth.


176 Ectropothecium buitenzorgii (Bél.) Mitt.


177 Ectropothecium ichnotocladum (C. M ull.) Jaeg.


178 Ectropothecium monumentorum (Duby) Jaeg.


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

183 Isopterygium lignicola (Mitt.) Jaeg.


184 Isopterygium longitheca (Mitt.) Jaeg.


185 Isopterygium minutirameum (C. M ull.) Jaeg.


186 Pseudotaxiphyllum pohliaecarpum (Sull. & Lesq.) Iwats.



187 Taxiphyllum chaetomitrioides Tix.


188 Taxiphyllum taxirameum (Mitt.) Fleisch.


189 Vesicularia montagnei (Besch.) Broth.


190 Vesicularia reticulata (Dozy & Molk.) Broth. th


191 Vesicularia tonkinensis (Besch.) Broth.


<b>32. Polytrichaceae</b>


192 Oligotrichum javanicum (Hampe) Dozy & Molk.


193 Pogonatum aloides (Hedw.) P.-Beauv.


194 Pogonatum inflexum (Lindb.) Lac.


195 Pogonatum neesii (C. M ũll.) Dozy & Molk.


196 Pogonatum proliferum (Griff.) Mitt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

<b>PHỤ LỤC 2. DANH LỤC THựC VẬT CÓ MẠCH </b>


<b>CỦA VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO</b>



<b>T.T.</b> <b>TÊN KHOA HỌC</b> <b>TÊN VIỆT NAM</b> GIÁ TRỊ<sub>SD</sub> <sub>TRANG</sub>TÌNH
<b>I. EQƯISETOPHYTA</b> <b>NGÀNH CỊ THÁP BÚT</b>


<b>1. Equisetaceae</b> H o <b>Mốc tảc</b>



<b>1</b> <b>E q u isetu m ra m o cissim u m D esv.</b> <b>T háp bút</b> <b>Ca, th</b>
<b>n. LYCOPODIOPHYTA</b> <b>NGÀNH THÔNG DAT</b>


<b>2. Lycopodyaceae</b> <b>H ọ T h ồn g đất</b>


<b>2</b> Lycopodiella cernua (L.) Franco Vasc. <b>T hôn g đất</b> <b>Ca, th</b>


<b>3</b> Lycopodium clavatum L. <b>T hach tùng dùi</b> <b>Ca,th</b>


<b>4</b> Lycopodium squamosa Trevis. <b>T hạch tùng vảy</b> <b>Ca, th</b>


<b>5</b> <b>H uperzia carinata (P oir.) Trevis</b> <b>T hạch tùng só n g</b> <b>Ca, th</b>


<b>6</b> Huperzia subdisticha Mak. <b>T hạch tùng so n g đính</b>


<b>3. Selaginellaceae</b> <b>Họ Quyển bá</b>


<b>7</b> Selaginella complamatum L. <b>Q u yển bá dẹt</b> <b>Ca</b>


<b>8</b> <b>S ela g in ella ch ry so c a u lo s (H oo k . & G rev.) </b>
<b>Spring</b>


<b>Q u yển bá</b> <b>Ca</b>


<b>9</b> <b>S ela g in e lla ch rysorrh izos Spring</b> <b>Q u yển bá rễ vàn g</b> Ca


10 Selaginella dicipiens Warb Quyển bá dẹt


11 Selaginella intermedia Spring Quyển bá thẳng



12 Selaginella leptophylla Bak. Quyển bá lá mỏng


13 Selaginella ostenfieldii Hieron Quyển bá Ô - ten


14 Selaginella tamariscina (Beauv.) Spring Quyển bá tì liễu


m . POLYPODIOPHYTA <b>N G À N H D Ư Ơ N G x ỉ</b>


<b>4. Adiantaceae</b> <b>Ho TÓC thần vệ nữ</b>


15 Adiantum flabellulatum L. Rớn đen C a


<b>5. Aspleniaceae</b> H ọ <b>Tổ điểu</b>


1 6 Asplenium grevillei Wall.


17 Asplenium nidus L. Ráng o phụng C a , th


18 Asplenium nitidum Sw. Tổ điểu C a , th


19 Asplenium saxicola Rosenst. <b>Tổ điểu đá</b>


20 Diplazium donianum Mett


21 Diplazium esculentum (Retz) Sw. Ráng song quần xẻ


<b>7. Blechnaceae</b> Họ R áng dừa


22 Blechnum orientale L. <b>Ráng dừa đông</b>



<b>8. Parkeriaceae</b> <b>Họ Rau cần trời</b>


23 Ceratopteris thaliethroides (L.) Brongn Rau cần trời


<b>9. Cytheaceae</b> <b>Họ Dương xỉ mộc</b>


24 Cyathea contaminans (Hook.) Copel. <b>Dương xỉ mộc</b> Ca T


25 Cyathea podophylla (Hook.) Copel. Ọuyết thân gổ Ca T


<b>10. Davalliaceae</b> Họ Bổ xương


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

29 Pteridium aquilinum (Li.) Kuhn. Ráng lông


<b>12. Dicksoniaceae</b> <b>Họ Lông cu li</b>


30 Cibotium barometz (L.) J.Sm. Lông cu li T


31 <b>13. Dicranopteridaceae</b> <b>Ho Vot</b>


32 Dicranopteris linnearis (Burm.f) Underw. Vot


<b>14. Dryopteridaceae</b> <b>Họ Ráng T h ù xỉ</b>


33 Tectaria decurrens Cop Quyết men lá


34 Tectaria phaeocaulis (Rosenst.) c . Chr. Ráng dực thân nâu


35 Tectaria zeylanica Copel. Quyết lá tai



36 Tectaria sp. Quyết vòng


<b>15. Grammitidaceae</b>


37 Loxogaramme acrocopa c . Chr. Ráng song tụ


<b>16. Hymenophyllaceae</b> Họ Quyết áo bình


38 Microgonium sp. Quyết lá nhỏ


39 Vandenboschia sp. Quyết áo bình


<b>17. Lindsaeaceae</b> Ho áo vach


40 Lindsaea orbiculata (Lam.) Kuhn. áo vach lá tròn


<b>18. Lomariopsidaceae</b> <b>Họ Quiyết bò</b>


41 Lomariopsis spectabillis Mett. Quyết dây bò


<b>19. Lygodiaceae</b> <b>Họ Bòng Bong</b>


42 Lygodium conforme c . Chr. Bòng bong lá to Th


43 Lygodium flexuosum (L.) Sw. Bòng bong Th


44 <b>Lygodium microphyllum L.</b> Bòng bong lá nhỏ Th


45 Lygodium scandens Sw. Bòng bong leo Th



46 Lygodium subareolatum C.Chr. Bòng bong gân Th


<b>20. Marattiaceae</b> <b>Ho Toà xen</b>


47 <b>A n g io p teris repandula V r ie se</b> Quan âm toạ liên T


48 Angiopteris tamdaonensis H. Lee. Móng ngựa T


49 Angiopteris yunnanensis Hiern. Lưỡi rắn , toà xen Ca T


<b>21. Marsileaceae</b> Họ Rau bợ


50 Marsilea quadrifolia L. Rau bơ nước Th


51 Marsilea crenata Presl. Rua bợ răng


22. Polypodiaceae Họ Dương xỉ


52 Colysis digitata Ching. Quyết đá


53 Drynaria fortunei (Mett.) J. Sm Cốt toái bổ Ca, th T


54 Gonoplebium pesicifolium (Desv.) Bedd. Ráng đa túc


55 Pseudodrynaria coronans (Wall.) Ching <sub>Ặ phượng</sub> Ca


56 Pyrrhosia adnascens Ching Tai chuôt


57 Pyrrhosia flocculosa Ching Tai chuột lông



58 Pyrrhosia lingua (Thunb.) Farw. Thach vĩ


59 Pyrrhosia tonkinensis G. Tai chuôt bắc


23. P terid aceae Họ Cỏ sẹo gà


60 Pteris cadieri Christ. Cỏ luồng cánh hơp


61 Pteris finotii Christ. Cỏ luồng phiến thưa


62 Pteris grevilleana Wall, ex Ag. Cỏ luồng nhỏ


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

64 Pteris longipes D. Don. Cỏ luồng phiến tù


65 Pteris multifida Poir. Đuôi công Th


66 Pteris semipinnata L. Cẳng gà Th


67 Pteris plumbea Chr. Cỏ luồng xám


68 Stenochlaenia palustris Bedd.


24. Salviniaceae Ho Tai chuôt


69 Salvinia cucullata (L.) Roxb. Bèo tai chưồt


70 Salvinia natans All. Bèo ong


25. T helypteridaceae Ho R au rớn



71 Cyclosorus pagraceusliferus (Bedd.) Blot Quyết bò lan


72 Cyclosorus sophoroides Blot Quyết răng dê


26. V ittariaceae Họ Q uyết cọ


73 Antrophyum callifolium Blume Quyết bản địa


74 Vittaria flexuosa Fee Quyết cọ mềm


75 Vittaria foriatiana Chr. Tế tân


<b>IV . P ĨN O P H Y T A</b> <b>N G À N H T H Ô N G</b>


27. A rau cariaceae Ho Bách tán


76 Araucaria execelsa R. Br. Bách tán Ca,


gn


28. C upresaceae Họ H oàng đàn


77 Biota orientalis Endl. Trắc bách diệp Ca,th


78 Cupressus lusitanica Mill. Hoàng đàn Ca T


79 Fokienia hodginsii Pơm u G, ca K


80 Sabina chinensis Antoine Tùng xà Ca



81 Sabina sinensis Antoine Tùng tháp Ca


29. C ycadaceae <b>Ho Tuế</b>


82 Cycas balansae Warb. R Tuế đá vôi Ca


83 Cycas michotzii Thiên tuế lá xẻ


30. G netaceae Họ Dây gam


84 Gnetum montanum Margf. Dây gắm <sub>Q, th</sub>


31. Pinaceae Họ T hông


85 Pinus massoniana Lamb. Thông mã vĩ G, n,


th


86 Pinus merkussii Cool. & Gauss Thông nhựa G, n,


th


32. P o d o carp aceae Họ kim giao


87 Nageia fleuryi (Hickel) De Laub.


88 Podocarpus brevifolius (Thunb.) Don. Thông tre lá ngắn G, ca


89 Podocarpus imbricatus Blume Thông nàng G



90 Podocarpus neriifolius Thông tre G, ca


33. T axodiaceae Ho But moc


91 Cunninghamia lanceolata Cây xa mộc G, ca


34. T axaceae Họ Dẻ tùng


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

35. A canthaceae H o Ơ rơ


93 <b>Dicliptera chinensis Nees.</b> Lá diễn Th


94 Hygrophilla angustifolia R. Br. Ngổ dại Th


95 Justicia gendarussa L. Thanh táo Th


96 <b>Ju sticia p rocu m b en s L.</b> Tước sàng Th


97 Justticia sp. Thanh táo dai Nh, th


98 Peristrophe tinctoria Nees. Cây cẩm Th


99 Rhinacanthus communis Nees. Buch hac Th


100 Rungia sp. Run bò Th


101 Strobilanthes acrocephalus T. Anders. Cơm nếp Th


102 Strobilanthes lilacinus Clarke Chàm tím Nh, th



103 Strobilanthes multangurus R. Br. Chàm núi Th


36. A ceraceae Họ Thích


104 Acer decandrum Merr.. Thích mười lá G K


105 Acer oblongum Wall. Thích lá thn G, ca K


106 Acer Wilson Rehd. Thích lá xẻ G


107 Acer sp. Thích lá nguyên


37. A langiaceae H o Thôi ba


108 Alangium chinensis (Lour..) Rehd. Thôi ba, Thôi chanh TQ G


109 Alangium kurzii Craib. Thôi ba lông G


38. A ltingiaceae Họ Tô h ạp


110 Altimgia siamensis Craib. Tô hạp G


111 Liquidambar formosana Hance Sau sau G,Nh,


Th


112 Symingtonia populnea R. Br. Chắp tay G


39. A m aran th aceae H ọ Dền



113 Achyranthes aspera L. Cỏ xước Th


114 Aeroa sangurdent (L.) M ao vĩ đỏ


115 Altemanthera sessilis (L.) DC.. Rau dệu, rau diếp bò R, Th


116 Amaranthus caudatus L. Rau Dền R, Th


117 Amaranthus spinosus L. Dền gai R, Th


118 Amaranthus vừidis L. Dền cơm R, Th


119 Celosia argentea L. M ào gà trắng c


120 Celosia cristata Miq. M ào gà đỏ c , Th


40. A nacard iaceae H o Xoài


121 Allospondias lakonensis Pierre Dâu da xoan G, Q,


Th


122 Cherospondias axillaris (Roxb..) Sutt. et


Rich


Xoan nhừ , lát xoan G, Q,


Th



123 Dracontomelum duperreanum Pierre Sấu trắng, Long cóc G ,Q ,


Th


124 Drimycarpus racemosus Hook. Sơn sa Th


125 M angifera indica L. Xoài <sub>G, Q, </sub>


Th


126 M angifera reba Pierre Quéo G, Q,


Th


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

Th


128 Rhus semialata M eư.. Cà muối G, Th


129 Toxicodendron succedaneum (L.)Moldenke Sơn G, Q,


Th


<b>41. Annonaceae</b>

Họ Na (M ãng cầu)


130 Alphonsea boniana Fin. & Gapnep. An phong boni Gn


131 Alphonsea squamosa Finet. et Gagnep. Thâu lĩnh G


132 Alphonsea tonkinensis D. c . Thâu lĩnh bắc bô Gn



133 Annona squamosa L. Na Q,Th


134 Artabotrys vinhensis Ast. Dây móng rồng c , Th


135 Desmos cochinchinensis Lour.. Giẻ Nam Bô Th


136 Desmos dumosus Safford Dất na Th


137 Fissistigama poilanei (Ast.) Tsiang & Li Na bướu


138 Goniothalamus takhtajanii Ban Giác đế Tam đảo R


139 Miliusa balansae Finet et Gagnep. Màu cau Gn


140 Miliusa campanulata Pierre Na hồng Gn


141 <b>P olyalth ia ce ra so id es Benth.. et H ook.</b> Nhoc lá nhỏ G


142 Polyalthia laui Merr.. Nhoc đen G


143 Uvaria boniana Finet et Gagnep. Dất lông


144 Uvaria macrophylla Roxb.. Dây dất lá to


145 Xylopia vielana Pieưe Cây dền G, Th


<b>42. Apiaceae (Umbelliferae)</b> Ho H oa tán


146 Angelica sinensis Diels Đương qui Th



147 Angelica dahurica Benth. I ach chỉ Th


148 Anethum graveolens L. Thì là R, Th


149 Apium graveolens L. Rau Cần tây R


150 Centella asiatica (L.) Urb. Rau má R, Th


151 Cnidium monieri Cusson Cây dần sàng


152 Cnidium officinale Mak Xuyên khung Th


153 Coriandrum sativum L. Rau mùi R, Th


154 Daucus carota L. Cà rốt Th, R


155 Eryngium foetidum L. Mùi tàu R, Th


156 Hydrocotyle javanica Thunb.. Rau má dai R


157 Hydrocotyle sibthorpioides Lam. Rau má mỡ R


43. A pocynaceae <b>Họ Trúc đào</b>


158 Adenitum obestan Roem Sứ Ca


159 Alstonia scholaris R. Br. Sữa G,Th,


Ca



160 Cantharanthua roseus (L.) G. Don Dừa cạn Ca,


Th


161 Chonemorpha eriostylis Pitard Mảnh bát lá bé


162 Chonemorpha eriostylis var baviensis Pitard


163 Ecdysanthera rosea Hook, et Arn. Dây cao su Th


164 H olaưhena antidysenterica Wall et A. DC.. Mốc hoa trắng G, Th T


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

168 Nerium odorum Soland Trúc đào Th,
Ca


169 Paravalallaris macrophylla Thùng mực trâu Th


170 Plumeria rubra L. Đại Ca,


Th


171 Rauvolfia vominaria Spreng Ba gac Th E


172 Strophanthus divaricatus Lour.. Sừng dê


173 Tabemaemontana coronaria (Jacq.) Willd. Ngọc bút Ca


174 Tabemaemontana tonkinensis Pieưe Dây bánh hỏi



175 Thevetia peruviana (Pers.) K. Schum. Thông thiên Ca.,T


h


176 Wrightia balansae Pit. Thừng mưc G


177 Wrightia tomentosa Roem var


cochinchinensis Pit.


Thừng mực lông G T


<b>44. Aquifoliaceae</b> <b>Ho Nhưa ruồi</b>


178 Ilex cinerea Champ. Nhưa ruồi G, Th


179 Ilex rotunda Thunb.. Vỏ rut Th


180 Ilex eugenifolia Nhưa ruồi trâm G, Th


<b>45. Araliaceae</b> <b>Ho N hân sảm</b>


181 Schqjflera leucantha R. Vig. Chân chim leo Th


182 Schefflera octophylla (Lour..) Harms Đáng Ca,Th T


183 Schefflera pes-avis R. Vig. Chân chim núi Th


184 Scheflera tonkinensis Vig. Chân chim Bắc Th



185 Schefflera sp. Chân chim núi lông


186 Trevesia palmata (Roxb..) Vis. <b>Thầu dầu núi</b>


<b>46. Aristolochiaceae</b> <b>Họ Nam mộc hương</b>


187 Asarum maximum Hemst. Trầu tiên Th E


<b>47. Asclepiadaceae</b> <b>Họ Thiên lý</b>


188 Cryptolepis buchanani R. Sch. Dây càng cua Th


189 Cryptolepis elegans Rau mơ dai Th


190 Dischidia acuminata Cost. Dây hạt bí Ca,


Th


191 Dregea sp. Thiên lý rừng


192 Hoya carlosa R. Br. Dây hoa đá Ca,


Th


193 Hoya multiflora Blume Cẩm cù Ca


194 Streptocaulon griffithii Hook. Hà thủ ô trắng Th


195 Streptocaulon juventas L. <b>Dây mốc</b> Th



196 Telosma cordata M eư.. Thiên lý


<b>48. Asteraceae</b> Ho Cúc


197 Adenostemma viscosum Forst. Cứt lợn hoa trắng Th


198 <b>A geratu m c o n y z o id e s L.</b> <b>Cứt lơn</b> Th


199 Ainaliaea yunnanensis Frach <b>Cú ánh lf</b>


200 Artemisia carviflora Wall. Cây bồ bồ Th


201 Artemisia vulgaris L. var. indica (Willd.)


DC..


Ngải cứu Th


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

203 Bidens pillosa L. Đơn buốt lông chim Th


204 Blumea hieracifolia D .c. Cúc bông bac


205 Blumea lanceolaria (Roxb..) Xương sông R, Th


206 Blumea sp. Cú dai


207 Chromalaena noo'florum (DC..) Cỏ lào lá dẹp Th


208 Chrysanthemum sinensis spp. Cúc trắng Ca



209 Conyza viscidula Wall. Cúc dính


210 Cotula anthemoides Lour.. Cúc ruộng


211 Crepis bonii Gagn. Cúc lá mác


212 Crossotephium artemisioides L. Cúc mốc Ca


213 Dahlia pinnata varl Thược dược vàng Ca


214 Dahlia pinnata var2 Thưoc dươc đỏ Ca


215 Dahlia pinnata var3 Thươe dươc tím Ca


216 Dichrocephala latifolia DC.. Cúc áo vàng Ca,


Th


217 Elephantopus mollis HBK. Cúc chỉ thiên mềm Th


218 Elephantopus scaber L. Cúc chỉ thiên Th,


Ca


219 Eclipta prostrata (L.) L. Cỏ nho nồi Th


220 Eclipta balsamifera (Linn.) DC.. Nho nồi Th


221 Emilia sonchifolia DC.. Rau má lá rau muống Th



222 Erichtites varelianifolia DC.. Tàu bay dai


223 Eupatorium odoratum L. Cỏ lào Th


224 Eupatorium staechadosum Hance. Mần tưới Th


225 Gnaphalium luteo - album L. Rau khúc R, Th


226 Gynura barbrafolia Gagnep. Rau bầu đất R, Th


227 Gynura crepidoides Benth.. Tàu bay R .T h


228 Helianthus annuns L. Hướng dương Hat,


Ca


229 Lactuca indica L. Bồ công anh ấn R, Th


230 Parthenium hysterophorus L. Cúc liên chi Ca


231 Pluchea indica (L.) Less. Cúc tần Th


232 <b>Senecio sp.</b> Cúc hoa vàng Ca


233 Siegesbeckia orientale L. Hi thiêm Th


234 Spilanthes acmella L. Cúc áo Th,


Ca



235 Tagetes patula L. Cúc vạn thọ Ca,


Th


236 Taraxacum indicum Hand. Bồ công anh


237 Tithonia diversifolia A. Gray. Cúc quì Ca


238 Vemonia andersoni Clack. Rau ráu Th


239 Vernonia patula Merr.. Cúc áo hoa tím Ca,


Th


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

243 Impatiens claviger Hook. Bóng nước hoa vàng


<b>50. Basellaceae</b> Họ Mùng tơi


244 Basella rubra L. Mùng tơi R, Th


<b>51. Begoniaceae</b> Họ Thu hải đường


245 Begonia aptera Blume Thu hải đường lá to Ca, R,


Th


246 Begonia baviensis Gagnep. Thu hải đường Ca, R,


Th



247 Begonia dolifolia Hort Thu hải đường lệch Ca, R,


Th


248 Begonia sp. Thu hải đường hoa


trắng


249 Begonia sp. Thu hải đường lông


<b>52. Bignoniaceae</b> Họ Núc nác


250 Hernandia brilletti Steenis Đinh thối G


251 Markhamia cauda - felina (Hance) Craib. Kè đuôi dông G


252 Oroxylon indicum Vent. Núc nác Th


<b>53. Bombacaceae</b> Họ Bông gạo


<i>253</i> Bombax ceiba L. Bông gạo G .T h


<b>54. Boraginaceae</b> Ho Vòi voi


254 Heliotropium indicum L. Vòi voi Th


<b>55. Brassicaceae</b> Họ Cải


255 <b>Brass ica fu n cea </b>(L.) <b>Czern et C oss</b> Cải chuối R



256 Cardamine hirsuta L. var. silvatica Cải trời <b>R, Th</b>


257 Natsiatum officinale R. Br. Cải xoong R


258 Rhaphanus sativus L. var. longipinnatus


Bail.


Cải củ <b>R, Th</b>


<b>56. Buddlejaceae</b> Họ Chìa vơi


259 Buddleja asiatica Lour.. Chìa vơi


<b>57. Burseraceae</b> <b>Họ Trám</b>


260 Canarium album (Lour..) Raeusch. ex DC.. Trám trắng G,N,


<b>Q, Th</b>


261 Canarium nigrum Engl.. Trám đen G,N,


<b>Q Th</b>


262 <b>Canarium subulatum Guill..</b> <i>Trám ba Cí nh</i> G ,Q


263 Canarium tonkinensis Engl.. Trám chim G,N,


<b>Q, Th</b>



264 Garuga pinnata Roxb.. Trám mao G


<b>58. Caesalpiniaceae</b> Họ V ang


265 Bauhinia alba Hamilt. Móng bị hoa trắng Ca


266 Bauhinia bonii Gagn. Vỏ quạch đen Th


267 Bauhinia lecomtei Gagn. Dây móng bị


268 Bauhinia purpurea L. Móng bị hoa tím Ca


269 Bauhinia touranensis Gagn. Ban bướm Ca


270 Caesalpinia cucullata Roxb. Móc diều lá cứng <sub>Ca,</sub>


Th


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

272 Caesalpinia sappan L. Tô mộc Th,
Gn


T


273 Caesalpinia sepiaria Roxb.. var. japonica Móc hùm Th


274 Cassia alata L. Muỗng trâu Th


275 Cassia hirsuta L. Muồng hôi G


276 Cassia indica L. Vàng anh lá nhỏ G, Ca



277 Cassia siamea Lamk. Muồng đen G


278 Cassia tora L. Thảo quyết minh Th


279 Delonix regia Raf. Phương vĩ Ca


280 Erythrofloeum fordii Oliver Lim xanh G K


281 Gleditschia australis Hemsl. Bồ kết G, Q,


Th


282 Lysiditschia australis Hance Mý G,


Ca,
Th


283 Peltophorum tonkinensis Pierre Lim xet G, Ca


284 Saraca dives Pieưe Vàng anh

G, c



59. C am panulaceae Họ Hoa chuông


285 Adenophora verticillata Fisch Nam sa sâm


286 Campanumaca javanica Thunb.. Đảng sâm Th


60. C ap p aracaeae Họ Màn màn



287 Crataeva nurvala Ham Cây bún G


288 Stisix ovata (Kourth) Hall. f. Dây trứng cuốc Th


61. C aprifoliaceae Họ Kim ngân


289 Lonicera dasystyla Rehd Kim ngân Th


62. C aricaceae Họ Đu đủ


290 Carica papaya L. Đu đủ G ,T h


63. C aryophyllaceae Họ Cẩm nhung


291 Stellaria uliginosa Tình thảo


64. C elastraceae Họ Hải đồng


292 Celastrus tonkinensis Pitard Dây gối bắc bộ Th E


293 Celastrus sp. Dây gối


294 Evonymus chinensis Benth.. Đỗ trọng bắc Th


295 Hippocratea sp. Dây húc Th


65. C actaceae Họ Xương rồng


296 Cephalocereus cemilis p Xương rồng bạc đầu



297 Epiphyllum gradilobum Web


[Epiphyllum oxypetalum (DC..)
H aw.]II.721PHH - Quỳnh hoa


Quỳnh hoa


298 Gymnocalycium gradilobum Web Xương rồng khế


299 Mamillaria <b>Candida </b>Scheifden Xương rồng đầu tròn


66. C erato p terid ac e ae Họ Rong đuôi chó


300 Ceratophyllum demersum L. Rong đi chó


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

303 Chloranthus brachyatachys Blume Hoa sói rừng


304 Sarcandra glabra Nakai Hoa sói rừng Ca


69. C lusiaceae Họ Măng cụt


305 Garcinia cambodgiensis Vesque Nu G, c


306 Garcinia cowa Roxb.. Tai chua Q, Th


307 Garcinia multiflora Champ. Doc Q, Th


308 Garcinia obolongifolia Champ. Bứa Q, Th


309 Garcinia oliveri Pierre Bứa núi



70. C om bretaceae Họ Bàng


310 Anogeisus acumilata Wall. Chò nhai G T


311 Terminalia cattapa L. Bàng T


312 Terminalia myriocarpa Chò xanh G


71. C o n naraceae Họ Dây khế


313 Rourea microphylla Plance Dây khế Th


72. C onvolvulaceae Họ Khoai lang


314 Argyreia obtusifolia Lour.. Bac thau


315 Ipomoea batatas L. Khoai lang R. Th


316 Ipomoea sp. Bìm bìm


317 Ipomoea repta L. Rau muống R


318 Ipomoea schryseides Ker Bìm bìm Th


319 Ipomoea vitifolia Sweet Bìm bìm lá nhỏ Th


320 Ipomoea sp. Bìm bìm


321 Pharoitis purpurea Voight Bìm bìm tím Ca



322 Sohena heterophylla Lour.. Mảnh bát lá điều


73. C rassulaceae Họ Thuốc bỏng


323 Kalanchoe blossfediana p. Trường xuân Ca


324 Kalanchoe integra o . Ktze Trường sinh dẹt Ca


325 Kalanchoe spathulata D. c Trường sinh lá to Ca


326 Sedum lineare Thunb. Trường sinh lá tròn Ca


327 Sedum pinnata Press Sống đời Th


74. C u rcu b itaceae Họ Bầu bí


328 Cucurmis sativus Dưa gang


329 Cucumis spl. Dưa chuôt R


330 Cucumis sp2. Dưa nương R


331 Cucumis sp3. Bầu R


332 Cucumis sp4. Bí xanh R


333 Cucurbita mqschata Duch. ex Poir. Bí rơ


334 Cucurbita pepo L. Bí đỏ R, Th



335 Gymnopetalum pentaphylla (Thunb.) Dâv din R


336 <b>G y m n op eta lu m c o c h in c h in e n sis (L our..)</b>


Kurz


Dây vách, cứt quạ


337 Hodgsonia macrocarpa Cogn. Đại hái Q, Th T


338 Luffa cylindrica (L.) M. J. Roem. Mướp R


339 Melothria heterophylla Dưa dai


340 Momordica cochinchinensis Spreng Gấc Q, Th


341 Momordica charantia L. Mướp đắng


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

343 Sechium edule (Jacq.) Swartz Su su R


344 Trichosanthes cucumerina L. Dưa núi


345 Trichosanthes rubriflos c . Hồng bì


<b>75. Cuscutaceae</b> Họ Tơ hồng


346 Cuscuta hydrophylae Hw. Tơ hồng lớn Th


<b>76. Datiscaceae</b> Ho Đa tích



347 Tetrameles nudiflora R. Br. Thung G K


<b>77. Dilleniaceae</b> Ho Sổ


348 Dillenia indica L. Sổ G,Th T


349 Dillenia heterosepala Finet et Gagnep Lọng bàng G,Th


350 Dillenia sp. Sổ núi G


351 Tetracera scandens (L.) Merr.. Chac chiu Th


<b>78. Dipterocarpaceae</b> Ho sao dầu


352 Dipterocarpus tonkinensis Chev. Chò nâu G


353 Hopea chinensis (M en..) Hand. - Mazz. Sao mặt quỷ G V


354 Parashorea siamensis Wang Hsie <b>Chò chỉ</b> G


355 Vatica tonkinensis A. Chev. Táu nước G


356 Vatica tonkinensis A. Chev. Táu mât G


<b>79. Ebenaceae</b> Ho Thị


357 Diospyros dictyonema H. Lee. Vam <b>Q, Nh</b>


358 Diospyros eryantha Champ Thị lông đỏ G



359 <b>D io sp y ro s filip en d u la Pierre e x L ee.</b> Thị rừng G


360 Diospyros kaki L. Hồng G


361 Diospyros pilosula Wall Thi G ,ọ


362 Diospyros spirophylla H.Lec. Da đen, thị rừng G


363 Diospyros tonkinensis A.Chev. Hồng rừng G


364 Diospyros sp. Thi lá na G


<b>80. Ehretiaceae</b> Ho cờm


365 Ehretia acuminata R.Br. Cờm rụng


81. E laeagnaceae Ho Nhót


366 Elaeagnus bonii H.Lec. Nhót rừng Th


367 Elaeagnus latifolius L. Nhót Th, Q


82. E laeocarpaceae Ho Côm


368 Elaeocarpus apiculatus Gagnep. Côm nhon G,Ca


369 Elaeocarpus chinensis H. Lee. Côm trung quốc G


370 Elaeocarpus dubius A.D.C Côm tầng



371 Elaeocarpus hainanensis Oliv. Côm lá đào G


372 Elaeocarpus nitentifolius Merr.ti Côm bac lá G


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

376 Elaeocarpus stafptanus Gagnep. Côm nước G


377 Elaeocarpus sylvestris Poir. Côm trâu


378 Elaeocarpus stipularis B1 Côm trâu lá be G


379 Elaeocarpus thorelli Pierre Côm lá kèm to G


380 Sloanea tomentosa Benth.. Nhím G


<b>83. Ericaceae</b> Họ Đỗ quyên


381 Enkianthus serrulatus Hoa chuông Ca


382 Gaultheria fragrantissma Wall. Chân thu Ca


383 Rhododendron cabaleriei Levis Đỗ quyên cabale Ca


384 Rhododendron chapaense P.Dop Đỗ quyên Ca


385 Rhododendron chevalieri Dop Đỗ quyên hoa vàng c


386 Rhododendron fortunei Merill Đỗ quyên lá dài Ca


387 Rhododendron hainanense Merill Đỗ quyên hải nam Ca



388 Rhododendron simssi Hanch Đỗ quyên hoa đỏ Ca


389 Rhododendron sp. Đỗ quyên hoa trắng


390 Rhododendron sp. Đỗ quyên hoa đỏ nhỏ


391 Vaccinium bullatum (Dop) Sơn trâm phồng Ca


392 Vaccinium eberhardtii D. Sơn trâm


393 Vaccinium retusum Griff. Sơn trâm Ca


<b>84. Euphorbiaceae</b> Ho T h ầu dầu


394 Acalypha australis L. Tai tượng xanh Ca


395 Acalypha lacodata Willd Tai tượng lá tù Ca


396 Acalypha welkesiana Muel. - Arg. Tai tượng đỏ Ca, Th


397 Alchornea rugosa Muel. - Arg. Đom đóm Th


398 Alchornea trewioides Muell. -A rg. Đom đóm Th


399 Aleurites moluccana Willd Lai <sub>Q</sub>


400 Aleumes cordatci Blume Trẩu G


401 Anlidesma sp. Chòi mòi <sub>Q</sub>



402 Antidesma delicatulum Hutchinson Chòi mòi gỗ G


403 Antidesma tonkinensis Gagnep. Chòi mòi bắc Th


404


Aporosa ptanchonania Baill. et Muell. -


Arg. Thẩu tấu lá dày G


405 <b>A p orosa m y c r o c a ly x H assk</b> Thẩu tấu G


406 Baccaurea sapida Muell. -Arg. Dâu da đất


Q,Th,
Ca


407 Bischofia trifolia Hook. Nhôi


G.Th,
Ca


408 Breynia fruticosa Hook.f. Bồ cu vẽ Th


409 Breynia sp. Bồ cu lá nhon Th


410 Bridelia monoica (Lour..) Merr.. Đỏm lông G


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

412 Claoxvlon cascarrioides Ba đâu lá nhon Gn



413 Claoxylon indicum Hassk. Lôc mai Gn


414 Claoxylon variegatum L. Bo net G


415 Cleidion bracteosum Gagnep. Cưu gà Gn


416 Cleisanthus myrianthus Kurz. Coc rào


417 Codiaum varlegtum L. Đuôi lơn


418 Codiaum variegatum var. pictum 1 Cơ tịng lá rộng


419 Codiaum variegatum var pictum 2 Cô tồng lá vặn


420 Croton tiglium L. Bã đâu hoắt Th


421 Croton yunnanensis w . Bã đâu vân nam


422 Croton tonkinensis Gagnep. Khổ sâm G


423 Deutzianthus tonkinensis Gagnep. Mo G


424 Endospermum chinensis Benth.. Vạng trứng G


425 Euphorbia antiquorum L. Xương rồng ba cạnh H-rào


426 Euphorbia nerrifolia Roxb... Xương rồng 5 cạnh Ca,Th


427 Euphorbia pectinatus Engl.. Xương rồng hoa đỏ



428 Euphorbia pilulifera L. Cỏ sữa lá lớn Th


429 Euphorbia milii Ch. Xương rắn gai Ca


430 Euphorbia thymifolia Burm Cỏ sửa lá nhỏ Th


431 Euphorbia pulcherrima Willd Trạng nguyên Th


432 Euphorbia sp. Xương rồng dẹt Ca


433 Euphorbia sp. Xương rồng hoa vàng Ca


434 Euphorbia sp. Lá nến


435 Excoecaria bicolor Hassk Đơn đỏ Th


436 Excoecaria cochinchinensis L. Đơn mãt trời


437 Fluggea virosa (Roxb.. ex Willd.) Ball. Bóng nổ Th


438 Genonium multiforum Juss. Mít ma G


439 Glochidion eriocarpum Champ. Bot ếch


440 Glochidion hirsutum Muell. - Arg. Bọt ếch lông Th


441 Glochidion sp. Sóc lơng


442 Glochidion sp. Sóc tẻ



443 Hura crepitans L. Vông đổng Th


444 Jatropha curcas L. Dầu mè Th


445 Macaranga denticulata Muell. - Arg. Lá nến G


446 Macaranga sp. Lá nến lông G


447 Mallotus apelta Muell. - Arg. Bui bui Th


448 Mallotus barbatus Muell. - Arg. Bùng buc Th


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

452 Manihot esculenta Crantz Sắn Củ


453 Microdesmis caseariafolia L. Chẩn G


454 Phyllanthus emblica L. Me rừng Q, Th


455 Phyllanthus fassciculatiis Muell. - Arg. Vảy ốc


456 Phyllanthus pseudoreticulatus Phèn đen lá nhỏ


457 Phyllanthus reticulata Poir. Phèn đen Th


458 Phyllanthus urinaria L. Chó đẻ Th


459 Ricinus communis L. Thầu dầu Q, Th


460 Sapium dicolor (Champ.) Muell. - Arg. Sịi tía G, Th



461 Sapium sebiferum Roxb.. Sòi trắng Q,Th


462 Sapium sp. Sòi bàng Th


463 Sauropus androgynus (Linn.) Merr.. Rau ngót Th


464 Sauropus grandifolius var tonkinensis Baill. Ngút rừng lá to G


465 Trigonostemon bonianus Gagnep. Thẩu cải hoa cà Th


466 Trigonostemon eberhardtii Gagnep. Thẩu cải hoa vàng Gn


467 Trigonostemon stellaris Gagnep. Thẩu cải lông Gn


<b>85. Fabaceae</b> Ho đâu


468 Abrus precatorius L. Cam thảo dây Th


469 Crotalaria alata Hans. Luc lac cánh


470 Crotalaria albida Heyne Muồng 1 lá bạc


471 Crotalaria anagyroides H.B.K Luc lac lá nhon


472 Crotalaria intermedia Kotschy Muồng lá mác


473 Crotalaria juncea L. Cổ bình giả Th


474 Crotalaria mucronata Desv. Luc lac lá tròn Th



475 Crotalaria trifolia Lour. Luc lac 3 lá


476 Crotalaria usaramoensis Beker Muồng 3 lá


477 Dalbergia balansae Prain Co khet G


478 Dalbergia monosperma Dalz Dây sửa


479 Dalbergia tonkinensis Prain Sa bắc bô G V


480 Derris elliptica Benth.. Dây mật Th


481 Derris heterocarpum (Linn.) DC.. Thóc lép Th


482 Derris triquetrum Thóc lép 3 lá Th


483 Derris wallichiana Prain Dây mật lá lớn Th


484 Desmodium heterophyllum

(Willd) D.c

Hàn the Th


485 Dolichos lablab Linn. Đâu ván R,Th


486 Erythrina indica Lamk. Vông nem Th


487 Glycine max (L.) Merr. Đậu tương


488 Indigofira suffruticosa Mill. Chàm đau Nh


489 Milletia ichthyochitona Drake Thàn mát <sub>G,Th</sub>



</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

491 Milletia reticulata Benth.. Dây máu chó Th


492 Milletia speciosa Champ. Dây sâm nam Th


493 Moghania macrophylla Oktze Đâu ma


494 Moghania macrophylla Oktze var semialata Đậu ma vàng G


495 Mucuma utilis Wall. Đâu mèo G


496 Ormosia fordiana Olover Ràng ràng lá vải G


497 Ormosia sp. Ràng ràng lông G


498 Phaseolus aureus Roxb. Đàu xanh <sub>Q</sub>


499 Pongamia pinnata Merr.. Bánh dày G,Ca


500 Psoraria phaseoloides Benth.. Phá cố chỉ


501 Pueraria montana (Lour..) Merr.. Sắn dây rừng Củ, Th


502 Pueraria thomsonii Benth.. Sắn dây Củ, Th


503 Tephosia <b>Candida </b>D .c. Cốt khí <sub>Q</sub>


504 Uraria crinita (Linn.) Endl. et Hassk. Cây đuôi chồn


505 Phaseolus vulgaris L. Đậư tây <sub>Q</sub>



<b>86. Fagaceae</b> Ho Dẻ


506 Castanopsis cerebrina Barnet Sồi bốp G


507 Castanopsis fissa Rehd. Et Will. Dẻ đấu nứt G


508 Castanopsis formosana Dẻ gai đài loan G


509 Castanopsis hystix DC.. Dẻ gai đỏ G


500 Castanopsis indica A.DC.. Dẻ gai ấn độ G T


501 Castanopsis lecomtei H. et. c . Dẻ phú tho G,Q


502 Castanopsis longipetiolata Hick. Dẻ gai cuống dài


503 Castanopsis tessen Hick. & A. Camus Cà ổi lá đa G


504 Castanopsis tonkinensis Seem, ex Engl.. Dẻ gai lá bé G


505 Castanopsis sp. Dẻ lá bac G


506 Castanopsis sp. Dẻ gai thô G


507 Lithocarpus bacgiangensis A.Camus Sổi bắc giang G


508 Lithocarpus balansae (Drake) A.Camus Sồi lá mác hẹp G


509 Lithocarpus bonnetii (Hick. & Cam.) Camus Sổi bônét G



510 Lithocarpus cornea Hicket et Camus Sồi ghè G


511 Lithocarpus ducampii Hicket et Camus Dẻ đỏ G


512 Lithocarpus magneinii A.Camus Sồi the G


513 <b>L ithocarapus p seu d o su n d a ica H ick et Cam.</b> Sồi xanh G


514 Lithocarpus silvicolarum Chun Sồi núi G


515 Lithocarpus touranensis A.Camus Dẻ quân bài G


516 Lithocarpus truncatus (King) Rohd et Wills Sồi na G


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

520 Quercus chapanensis H.A Sồi sapa G


521 Quercus platycalyx Hicher et Camus Dẻ cau G


522 Quercus pseudocomea A.Cher Dẻ cuống G


<b>87. Flacourtiaceae</b> <b>Họ Mùng quân</b>


523 Flacourtia balansae Gangep. Mùng quân


524 Flacourtia rukam Zoll. Mùng quân rừng G,Q


525 Casearia membranacea Hance Tổ kén


526 Homanalium sp. Chè quẩy Gn



<b>88. Gesneriaceae</b> <b>Ho Rau tai voi</b>


527 Didymocarpus balansae Pellry Rau tai voi


<b>89. Hippocastanaceae</b> <b>Ho Ken</b>


528 Aesculus assmica F. Griff Ken G,Ca


<b>90. Hydrangeaceae</b> <b>Họ Thường sơn</b>


529 Dichroa frbrifuga Lour.. Thường sơn trắng Th


530 Dichroa hirsuta Gangep. Thường sơn tía Th


<b>91. Hypericaceae</b> <b>Ho Ban</b>


531 Cratonxylon polyanthum Korth Thành ngạnh G,Th


532 Cratonxylon prunnifolium Dyer Đỏ ngọn <b>G</b>


<b>92. Illiciaceae</b> <b>Ho Hồi</b>


<b>533</b> Illicium griffithii Hook, et Th. Hồi núi <b>G,Th</b> <b>R</b>


<b>93. Ixonanthaceae</b> <b>Ho Hà nu</b>


<b>534</b> Ixonanthes cochinchinensis Pierre <b>Hà nu</b> <b>G</b>


<b>94. Juglandaceaea</b> <b>Ho Hồ đào</b>



<b>535</b> <b>Annanmocarya chinensis Dode</b> Cho dai


536 Engelhardtia chrysolepis Hance Cheo tía G,Th


<b>537</b> Engelhardtia spicata Blume Chẹo trắng


<b>538</b> Pterocarya tonkinensis Dode <b>Cói</b> <b>G</b>


<b>95. Kygelariaceae</b> <b>Họ Chùm bao</b>


<b>539</b> Hydonocarpus anthemintica Pierre <b>Nang trứng</b> <b>G,Th</b>


<b>540</b> Hydonocarpus hainanensis (Merr..) Sleum Chùm bao hải nam <b>G</b>


<b>96. Lamiaceae</b> Họ Hoa môi


<b>541</b> Acrocephalus capitatus Benth.. Bồ bồ Th


542 Coleus parvifolus Benth.. Tía tơ cảnh Ca


543 Hyptis suaveolens Poit. Tía tơ dai Th


544 Leonurus heterophyllus Sw. ích mẫu Th


545 Mentha aquatica L. Húng dổi G,VỊ


546 Mentha arvensis L. Bac hà Th


547 Mosla cavalerei Levi. Kinh giới núi TH



548 Ocimum basilicum L. Húng chó Th,R


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

550 Ocimum sativum L. Hương nhu tía Th


551 Ocimum tomentosa Kinh giới dại Th


552 Perilla ocymoides L. Tía tơ Th


553 Salvia plebeia R.Br. Hoa diền Ca,Th


554 Salvia splendens Ker. Hoa sô đỏ Ca


<b>97. Lauraceae</b> <b>Ho Long não</b>


555 Actinodaphne cochinchinensis Meissn Mị gói thuốc G


556 Actinodaphne eliptibacca K. Bộp trái bầu dục T


557 Actinodaphne pilosa (Lour..) Merr.. Bộp, Rè mít G,Th


558 Beilschmiedia balansae H. Lee. Bae tán xanh G


559 Beilschmiedia Roxb.urghiana Ness Chắp xanh G


560 Caryodaphnopsis tonkinensis H. Lee. Cà lồ bắc bô G


561 Cassytha filiformis Linn Tơ xanh Th


562 Cinnamomum cassia Blume Quế G,Th



563 Cinnamomum illicioides A.Chev. Re gừng G


564 Cinnamomum iners Reinw Re hương G,Th


565 Cinnamomum litsaefolium Bộp lông G


566 Cinnamomum tonkinensis Pitard Re xanh G


567 Cinnamomum spl. Re gừng lá bé Th


568 Cinnamomum balansae Lecomte Gù hương G R


569 Cryticarya imppreses Mig. Hoàng nang hương G


570 Cyptocarya lenticellata H.Lec. Nanh cht G


571 Cyptocarya maclurei Merr.. Mị lá trắng G


572 Cyptocarya sp. Mò qủa tròn G


573 Lindera racemosa H.Lec. Lòng trứng G


574 Lindera sp. Trứng gà ba gân G


575 Litsea aff glutinosa (Lour..) C.B. Roxb.. Bời lời nhớt G,Th


576 Litsea balansae H. Lee. Mò gioi G


577 Litsea baviensis H. Lee. Bời lời ba vì G



578 Litsea cubeba (Lour..) Perch Màng tang


579 Litsea lancilimba Merr.. Kháo lá mác G


580 Litsea monopelata p. Mò giấy G,Th


581 Litsea vertillata Hallee Kháo vòng lá nhỏ G


582 Litsea sp. Mò lá dài Th


583 Litsea sp. Kháo vòng lá lớn G


584 Machilus bonii H.Lee Kháo vàng G


585 Machilus grandifolia S.K Kháo lá lớn G R


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

589 Neolitsea umbelliflora Bl. Kháo suối G


590 Phoebe cuneta Blume Kháo lá nêm G


591 Phoebe pallida Ness Kháo nhớt G


592 Phoebe sp. Kháo đá G


<b>98. Moraceae</b> Ho D âu tằm


593 Antiaris toxicaria Leschen Sui Th


594 Artocarpus heterophyllus Lam Mít nhà G,Q



595 Artocarpus masticata Gagnep Chay rùng G,Th


596 Artocarpus polyphoeme Pers Mít mâi G,Q


597 Artocarpus tonkinensis A.Chev Chay Th


598 Broussonettia papyrifera (L.) Her. Dướng Th


599 Cudrania obovata Trencul Dây mỏ quạ Th


600 Dimerocarpus brenicri Gagnep Mạy tèo Gn


601 Ficus altissma Blume Đa búp tía


G ,c,a
Th


602 Ficus auriculata L. Vả G,Q


603 Ficus benjamina L. Si


G,Ca,
Th


604 Ficus callosa Willd. Gùa G


605 Ficus cunia Ham. Co not lá lêch G


606 Ficus fulva Reinw Ngỗ lơng Ca



607 Ficus glaberrima Blume Đa xanh lá lớn Ca


608 Ficus glandulifera Wall Vỏ mản


609 Ficus harmandii Gagnep Sung vè G


610 Ficus heterophylla L. Vú bò lá to Th


611 Ficus hirta Vahd Vú bò Th


612 Ficus lacor Hamilt Sung rừng quả nhỏ Ca


613 Ficus macrophylla Desv Đa lông vàng G,Ca


614 Ficus racemosa L. Sung ta


G,Ca,
Th


615 Ficus retusa L. Sanh


616 Ficus roxburghii Wall Vả ăn quả


Q.C.T
h


617 Ficus sayltata Vahl Đa lá mác Gn


618 Ficus sikkimensis Miq Đa leo Ca



619 Ficus sum Gagnep Ngoã lá mỏng


620 Ficus variegata Bl. Vả G,Q


621 Ficus vasculasa Wall Mít rừng G


622 Ficus sp. Vú bò lá nhỏ G


623 Ficus sp. Đa xanh


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

625 Ficus sp2. Ngái


626 Malaisia scandens Planch Ruối leo


627 Morus alba L. Dâu tằm Cn,Th


628 Morus sp. Dâu ăn quả Q,Th


629 Streblus apsper Lour. Ruối Th


630 Sterblus taxoides Lour. Ruối gai Th


631 Taxotrophis illicioides Vidal Ơrơ G,ca


632 Teonongia tonkinensis Tèo nơng Gn


<b>99. Leeaceae</b> <b>Ho Gối hac</b>


633 Leea guineensis G.Don Gối hac Th



<b>100. Lecythidaceae</b> <b>Họ Lộc vừng</b>


634 Baringtonia acutangula G. Lộc vừng G,Th


<b>101. Loganiaceae</b> <b>Ho Mã tiền</b>


635 Strychnos gaultheriana Pierre Mã tiền dây Th


636 Strychnos ignatii Berg Dây bốn cạnh T


<b>102. Loranthaceae</b> <b>Họ Tầm gủi</b>


637 Loranthus ferrugineus Roxb.. Tầm gửi lá dài Th


638 Loranthus sinensis DC.. Tầm gửi Th


639 Macrosolen annamicus Dans Tầm gửi lá dài Th


<b>103. Magnoliaceae</b> Ho M ôc lan


640 Magnolia coco DC.. Dạ hợp Ca


641 Magnolia eritapia Dandy Hoa trứng gà Ca


642 Magnolia glauca Dandy Mỡ


643 Manglietia fordiana (Hemsl) Oliv Vàng tâm R


644 Michelia balansae Dandy Giổi bà G,Th



645 Michelia champaca L. Ngọc lan Ca


646 Michelia faveolata MeiT.. Giổi nhẵn G


647 Michelia fuscata Blume Tử tiêu G


648 Michelia sp. Giổi lá nhẵn G


649 Michelia sp. Giổi lông G


<b>650</b> Michelia sp. Giổi xanh G,Th


<b>651</b> Michelia sp l. G iổ ilá bac


<b>652</b> Michelia sp2. Giổi đỏ


<b>104. Malvaceae</b> <b>Họ Bông</b>


<b>653</b> Abelmoschus moschatus Medicus Vông vang Th


<b>654</b> Abutilon indicum Don Cối xay Th


<b>655</b> Hisbisus mutabilis L. Phù dung Ca,Th


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

659 Hisbisus radiatus Cav. Dâm but tím Ca


660 Sida rhombifolia L. Ké hoa vàng Th


661 Urena lobata L. Ké hoa đào Th



<b>105. Melastomaceae</b> <b>Ho Mua</b>


662 Balastom eberhardtii Guill. Mua leo


663 Melastoma candidum D.Don Mua bà Th


664 Melastoma carerulescens G. Mua lá bé


665 Melastoma malabathicum L. Mua tép


666 Melastoma normale D.Don Mua ông


667 Melastoma sp. Mua lông


668 Memecylon fruticosum King Sầm trắng


669 Osbeckia sinensis L. Mua đất


<b>106. Meliaceae</b> <b>Ho Xoan</b>


670 Aglaia duperreana Pierre Ngâu Ca


671 Aglaia globosus Pierre Gôi núi G


672 Aglaia pleuropteris Pierre Ngâu rừng Gn


673 Amoora gigantea Pierre Gội nếp G


674 Carapa obovata Blume Suổi G



675 Chisocheton paniculatus Hieme Quếch tía G


<b>676</b> Chukrasia tabularis A Juss Lát hoa G K


<b>577</b> Melia azedarach L. Xoan ta G


<b>678</b> Toona surenei Mvore Trương vân G


<b>107. Menispermaceae</b> <b>Ho Tiết dê</b>


<b>679</b> Coscinium fenestratum ( Gaertn.) Colebr. Vàng đắng Th V


<b>680</b> Cissampelos pareira L. Dây tiết dê Th


<b>681</b> Fibraurea tinctoria Lour. Hoàng đằng Th


<b>682</b> Tinospora tomentosa Miers Dây đau xương Th


<b>108. Mimosaceae</b> <b>Ho Trinh nữ</b>


<b>683</b> Acacia auriculifomis Keo lá tràm G


<b>684</b> Acacia mangium Keo tai tượng G


<b>685</b> Acacia pennata Willd Dây sống rắn


<b>686</b> Adenanthera microsperma Teij n Muồng ràng ràng G


<b>687</b> Albizzia lebbeck Benth. Bồ kết tây Gn



688 Albizzia lucida Benth. Bản xe G,Th


689 Cylindrokelupha sp. Cứt ngựa G


690 Entada scandens Benth. Dây bàm bàm Th


691 Enterolobium saman Prain Muồng ngủ Gn


692 Leucaena leucocephala L. Keo dâu G


693 Mimosa indica L. <sub>Trinh nữ</sub> <sub>Th</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

695 Pithecelobium pudica Benth. Mán đỉa thờng G


109. M yristicaceae Ho M áu chó


696 Horsfieldia amygdalina Warbg Máu chó ta G,Th


697 Knema cinferta Warbg Máu chó lá nhỏ G,Th


110. M yrsinaceae Ho Đơn nem


698 Ardisia lecomtei Pitard Trọng đũa gỗ G


699 Ardisia glauca Pitaid Trọng đũa tía G


700 Ardisia yunanensis Mez Trọng đũa vân nam


701 Ardisia quynquegona Bl. Trọng đũa tuyến Ca



702 Ardisia sylvestris Atard Lá khôi Th


703 Ardisia ramonelia Formis Pitard Lá khôi quả Th


704 Embelia ribes Burm Chua ngút R,Th


705 Maesa sinensis A.DC. Đơn nem Th


706 Maesa balansae Mez Đơn trâu


707 Maesa striata Mez Đơn lá mác


708 Maesa tonkinensis Mez Đơn răng ca


111. M yrtaceae Ho Sim


709 Backea frutescens L. Chổi xể Th


710 Callistemon lancedotus Sweet Tràm bông đỏ Ca


711 Cleistocalyx cumini Skutz Vối Gn,Th


712 Eucalyptus camaldulensis Dehnhardt Bạch đàn trắng G


713 Eucalyptus excerta F.v.Muell Bach đàn liễu


714 Eucaliptus robusta Sm. Bach đàn đỏ G


715 Eugenia cuminii Skulz Trâm vối



716 Eugenia javanica Lamk Trâm trắng <sub>Q</sub>


717 Eugenia malaccensis L. Trâm đỏ <sub>Q</sub>


718 Psidium guajava L. ổi G,Th


719 Rhodomyrtus tomentosa Wight Sim Th


720 Syzygium brachyata Roxb. Trâm tía G


721 Syzygium chanlos Gagnep Trâm lá dày G


722 Syzygium chunrianum Merr. Trâm gân min G


723 Syzygium cumini Skulz Tràm vối lá to G


724 Syzygium glomerulata Gagnep Trâm lá nhỏ G


725 Syzygium jambos L. Gioi rừng Q,G


726 Syzygium longiflora L. Trâm lá dài G


727 Syzyoium resinosa Gagnep Sắn thuyền G,Th


728 Syzygium sp. Trâm lông G


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

731 Bougainvillea glabra Choisy Hoa giấy trắng Ca


732 Bougainvillea spectabilis Willd Hoa giấy tím Ca



733 Mirabilis jalapa L. Hoa phấn Ca


<b>113. Oleaceae</b> Ho H oa nhài


734 Jasminum sambac (Linn) Ait Hoa nhài C,Th


735 Jasminum subtriplinerve Bl. Chè vằng Th


736 Osmanthus pedulculatus Gagnep Vỏ san G


<b>114. Opiliaceae</b> <b>Họ Rau sắng</b>


737 Meliantha suavis Pierre Rau sắng R,Th R


<b>115. Oxalidaceae</b> Ho Khẽ


738 Averrhoa carambola L. Khế


739 Oxalis comiculata L. Chua me vàng


G,Q,
Th


740 Oxalis corymbosa DC. Chua me tím


741 Oxalis sp. Chua me lá nhỏ


<b>116. Passifloraceae</b> Ho Lac tiên



742 Passiflora foetida L. Lac tiên Th


<b>117. Piperaceae</b> <b>Ho Hồ tiẽu</b>


743 Piper betle L. Trầu không


744 Piper gymnostachyum DC. Trầu không rừng


745 <b>Piper sp.</b> Trầu không lá nhỏ


746 Piper lolot DC. <b>Lá lốt</b>


Rau,T
h


747 Piper puberulum Maxim Trầu lông


<b>118. Plantaginaceae</b> <b>Ho M ã đề</b>


748 Plantago major L. <b>Mã đề</b> Th


<b>119. Polygonaceae</b> <b>Ho Rau răm</b>


749 Polygonum barbatum Lour. Nghể trâu Th


750 Polygonum chinensis L. <b>Thồm lồm</b> Th


751 Polygonum cuspidatum Sieb. et Zucc. Nghể lá đốm Th


752 Polygonum hydropiper L. Nghể lá răm Th



753 Polygonum odoratum Lour. <b>Rau răm</b> Th


754 Polygonum perfoliatum L. Rau má ngọ Th


755 Polygonum posumbu H. Lee. Nghể đỏ Giavi


<b>120. Portulaceae</b> Ho R au sam


756 Portulaca oleracea L. Rau sam R


<b>121. Proteaceae</b> Ho M a xa


757 Helicia sp. Răng ca lá dài G


758 Helicia cochinchinensis Lour. Răng ca G


759 Heliciopsis lobata (Merr..) Sleum Đúng, răng ca G,Th


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

760 Clematis armandii Franch Dây ông lão Th


761 Coptis teeta Wall. Hoàng liên Th


<b>123. Rhamnaceae</b> <b>Ho Táo ta</b>


762 Berchemia lineata DC. Rút dế


763 Gouania leptostachya DC. Dây kẻ bắp


764 Sageretia theezans Brongn Quanh châu Th



765 Zizyphus rugosa Lam Táo rừng Th


<b>124. Rhizophoraceae</b> Ho Đước


766 Carallia brachiata (Lour.) Merr. Trúc tiết <b>G ,c</b>


767 Carallia lancaefolia Roxb. Răng cá G


125. Rosaceae Họ H oa hồng


768 Armeniaca vulgeris Lam. G,Th


769 Eriobotrya japonica (Thunb.) Lindl.. Tỳ bà Gn


770 Photinia sp. Sến mòc <b>G ,c</b>


771 Prunus macrophylla Sieb et Zucc Mận rừng


772 Prunus persica (L.) Batsch. Đào Q,Ca


773 Prunus salicina Lindl.. Mân <b><sub>Q</sub></b>


<b>774</b> Prunus salica Lindl.. var salicina Prun Bích đào <b>Ca</b>


<b>775</b> Prunus sp. <b>Lê</b> <b><sub>Q</sub></b>


<b>776</b> <b>Pygeum sp</b> Xoan đào xanh <b>G</b>


<b>777</b> Rhaphiolepis indica (L.) Lindl.. ex Ker <b>Đào bánh xe</b> G,Ca



<b>778</b> Rosa chinensis Jacq. <b>Hoa hồng đỏ</b> Ca,Th


<b>779</b> Rosa sp l. Hoa hồng trắng Ca,Th


<b>780</b> Rosa sp2. Hoa hồng vàng <b>Ca</b>


<b>781</b> Rubus alcaefolius Poir Mâm xôi <b>Th</b>


<b>782</b> Rubus cochinchinensis Tratt Ngấy hương <b>Th</b>


<b>783</b> Rubus sp Ngấy <b>Th</b>


<b>126. Rubiaceae</b> <b>Họ Cà phê</b>


<b>784</b> Adina cordifolia Hook <b>Gáo bi</b> <b>G</b> <b>T</b>


785 Anthocephalus indicus A.Rich Gáo G


786 Canthium parvifolium Roxb. Găng thạch Th


787 Coffea robusta Chev Cà phê chè <sub>Q</sub>


788 Gardenia floria L. Dành dành G,Th


789 Gardenia floride L. Dành dành Ca,Th


790 Ixora coccinea Linn Mẫu đơn C,Th


791 Ixora finlaysoniana Wall. Mẫu đơn trắng Ca



792 Ixora henryi Levi. <sub>Mẫu đơn kim</sub> <sub>Ca</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

796 Mussaenda dehiscens Craib Bướm bac Th


797 Nauclea purpurea Roxb. Vàng kiêng G


798 Oldenlandia penduncularis Pitard Da cẩm Th


799 Ophiorrhiza annamica Pitard Cấy Th


800 Pavetta graciliflora Wall Xương gà


801


Peaderia scandens (Lour.) Merr. Var


tomentosa (Bume) Hand-Mazz Mơ lông Th


802 Psychotria fleuryi Pitard Lấu tai chuôt Th


803 Psychotria poilanei Pitard Lấu tung Th


804 Psychotria reevesii Wall Lấu Th


805 Randia pinnata Drake Mãi táp lông G


806 Randia spinosa (Thunb.) Poir Găng gai Th


807 Randia sp. Mãi táp trơn



808 Serissafoetida japonica Thunb. Bỏng nổ Ca


809 Uncaria macrophylla Wall Móc câu đằng Th


810 Wendlandia glabrata DC. Hoắc quang tía G


811 Wendlandia paniculata DC. Hoắc quang G


<b>127. Rutaceae</b> <b>Ho Cam</b>


812 Acronychia peduncunata Roxb. Bưởi bung G,Th


813 Acronychia sp Bưởi bung lá lớn Gia vi


814 Atalantia monophylla Correa Quýt gai Th


815 Citrus lemon L. Chanh Q,Th


816 Citrus maxima Burm.f. Bưởi Q,Th


817 Citrus medica Lourreiro Chanh yên Q,Th


818 Citrus medica var. sarcodatylis (Sieb.) Sw. Phệt thủ Q.Th


819 Citrus sinensis Osbeck Cam Q,Th


820 Clausena dunniana Lévl. Nhậm rừng Q,Th


821 Clausena lansium Skeels Hồng bì Ọ,Th



822 Evodia bodineri Dode Thơi chanh trắng Gn


823 Evodia lepta (Spreng) Merr. Ba gạc Th


824 Evodia meliaefolia Benth. Thôi chanh G


825 Glvcosmis aff. trichanthera G. Cơm rươu núi


826 Micromelum falcatum Tanaka ớt rừng Th


827 Murraya paniculata L. Nhâm hôi


828 Zanthoxylum aviceniae (Lam) DC. Sẻn gai Th


829 Zanthoxylum nitidum DC. Sẻn gai vàng Gn


<b>128. Sambucaceae</b> <b>Họ com cháy</b>


830 Sambucus javanica Reiwne ex Blume Cơm cháy Th


<b>129. Sapidaceae</b> <b>Họ Bồ hòn</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

832 Dinocarpus longan (Lour.) Steud Nhãn Q,G


833 Euphoria fragifera Gagnep Nhãn rùtĩg Q,G


834 Euphoria sp. Nhãn rừng đài trơn


835 Litchi chinensis Radik. Vải <b>Q</b>



836 Mischocarpus oppositifolius (Lour.) Merr. Ké G


837 Nephelium chryseum Blume Trường chua G


838 Paranephelium chinensis M eư. et. Chun Trường vải G


839 Sapindus mucorosii G. Bồ hoàn


840 Sapindus saponaria Lour. Bồ hoàn lá dối G,Th


841 Schleichera oleosa (Lour.) Oken Cọ phèn G


842 Xerospermum tonkinensis Radik Vải đóm G


<b>130. Sapotaceae</b> <b>Ho Sến</b>


843 Achras sapota L. Hồng xiêm <b><sub>Q</sub></b>


844 Donella roxburghii Pierre Sơn xã G


845 Eberhardtia tonkinensis H.Lec Mắc niễng G,Q


846 Lucuma manmosa Gaertn Trứng gà <b>Gn</b>


<b>847</b> Madhuca pasquieri H.J.Lamb <b>Sến mât</b> <b>K</b>


<b>131. Sauraujaceae</b> <b>Họ Nóng sổ</b>


<b>848</b> <b>Saurauna tristyla DC.</b> <b>Cây nóng sổ</b> <b>G,Th</b>



<b>132. Saururaceae</b> <b>Họ G iấp cá</b>


<b>849</b> Gymnotheca chinensis Done. Lá giấp suối


<b>850</b> Houttuynia cordata Thunb. Giấp cá <b>R,Th</b>


<b>851</b> Saururus chinensis (Lour.)Baill. <b>Hàm ếch</b> <b>Th</b>


<b>133. Scrophulariaceae</b> <b>Ho Hoa mõm chó</b>


<b>852</b> Limnophila chinensis Osbec <b>Ngổ</b> <b>R</b>


<b>853</b> Lidemia oppositifolia Roxb. <b>Rau chân vit</b> <b>R</b>


<b>854</b> Morus sp. Rau đắng <b>R,Th</b>


<b>855</b> Paulownia fortumei Hemsl <b>Hông</b> <b>G</b>


<b>856</b> Rehmannia sinensis Libosch <b>Sinh đi a</b> <b>Th</b>


<b>857</b> Scoparia dulcis L. <b>Cam thảo nam</b> Th


134. S im aroubaceae Ho T h a n h th ấ t


858 Ailanthus malabarica DC. Thanh thất G,Th


859 Picrasma sp. Trương lôi Gn,Th


<b>135. Solanaceae</b> Họ Cà



860 Capsicum annuum L. ớt


Q,Trồ
ng


861 Dutura metel L. Cà đôc dươc Th


862 Lencopersicum esculentum Cà chua


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

<i>(Syn.=Solanum xanhthocarpum Schrad. & </i>
<i>Wendl.)</i>


865 Solanum nigrum L. Lu lu đưc Th


866 Solanum procumbens L. Cà gai leo Th


867 Solanum torvum Swartz Cà gai hoa trắng


<b>136. Sonneratiaceae</b> Ho Bần


868 Duabanga grandiflora (DC.) Walp. Phay


<b>137. Sterculiaceae</b> Ho T rôm


869 Byttneria aspera Cobr Trôm leo


870 Commersonia platyphylla Anch Thung, Hu đen G


871 Helicteres angustifolia L. Thao kén đưc Th



872 Helicteres hirsuta Lour. Thao kén cái Th


873 Helicteres marcophylla Wall. Vối cui lá lớn G


874 Pterospermum heterophylla Hance Mang xanh G


875 Pterospermum lancaefolium Roxb. Mang lá mác G,Th


876 Pterospermum truncatalobatum Gagnep Mang cụt G


877 Sterculia coccinea Roxb. Sảng cuống đỏ G


878 Sterculia lanceolata Cav. Sảng nhung G,Th


879 Sterculia lisophylla Pierre Trôm lá nhẵn Gn


880 Stcrculia oblongifolia Trôm thon


881 Sterculia tonkinensis Gagnep Trôm bắc bô Gn


882 Sterculia sp. Sảng lá to Gn


<b>138. Saxifragaceae</b> <b>Ho tai hùm</b>


883 Saxifraga stonlonifera Merr. Tai hùm


139. Styraceae Ho Bồ đề


884 Aniphyllum fortunei (Hemsl) Bồ đề cánh Gn



885 Styrax agrestis G.Don Bồ đề xanh Gn


886 Styrax tonkinensis Pierre Bồ đề G


140. Sym plocaceae Họ Dung


887 Symplocos cochinchinensis L. Dung lông <b>G</b>


<b>888</b> Symplocos glauca (Thumb) Koidz Dung mỡ <b>G</b>


<b>889</b> Symplocos laurina Wall var acuminata Bran Dung giấy <b>G</b>


<b>890</b> Symplocos racemosa Roxb. Dung đất


<b>891</b> Symplocos tonkinensis Brand <b>Dung bắc</b> <b>G</b>


<b>892</b> Symplocos touranensis Guill. Dung trắng <b>G</b>


<b>893</b> Symplocos yunnanensis B. Dung lá dài <b><sub>G</sub></b>


<b>141. Theaceae</b> <b>Ho Chè</b>


<b>893</b> Achytea vanllii Ch. Chè quả trám Ca,Gn


<b>894</b> Adinandra integerrma T.Annd Chè đuôi lơn

<sub>G,c</sub>



</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

896 Camellia amplexcaulis (P) Hải đường Ca


897 Camellia sinensis var. asamica (M) Chè núi Th T



898 Camellia caudata Wall Hải đường Ca


899 Camellia crassiphylla Ninh & Hakoda Chè hoa vàng Ca T


900 Camellia furfuraca (M) Chè hoa vàng cám Ca


901 Camellia petelotii (M) Chè hoa vàng Ca T


902 Camellia pubicosta (M) Chè hoa lông mịn Ca


903 Camellia rubriflora Ninh & Hakoda Trà hoa đỏ Ca T


904 Camellia sasanqua Nakai Chè rừng c


905 Camellia sinensis (Linn) O.Ktze Cây chè Th


906 Camellia gilberti (A. Chev.) Sealy Chè ginbéc Ca T


907 Camellia kissii Chè rừng Ca


908 Camellia tamdaoensis Ninh & Hakoda T


909 Camellia hakodae Ninh T


910 Erya acuminata DC. Súm Ca,G


911 Erya ciliata Merr. Chè lông


912 Erya japonica Súm nhat



913 Erya tonkinensis Pitard Súm bắc bô Ca,G


914 Gordonia gigantiflora Gagnep. Ca T


915 Schima superba Gaertu et Champ Vối thuốc G,Th


916 Terustroenmea kwangtungensis Merr. Chè hồi Gn


917 Terustroenmea kwangtungensis Merr. Chè hồi Gn


<b>142. Thymeleaceae</b> Ho T rầm


918 Aquilaria crassna Pierre Trầm hương


G,Th,
Nh


919 Rhamnoneuron balansae Gilg Dó Sơi V


920 Wikstroemia indica c . A. Mey. Niệt gió S,Th


<b>143. Tiliaceae</b> Họ Đay


921 Burretiodendron sp. Nghiẽn đất G


922 Colona poilanei Gagnep. Đay R


923 Corchorus acutangulus Lam. Đay quả dài R



924 Grewia bilamellata Gagnep. Cò ke lá sếu Gn


925 Microcos paniculata Roxb. Mé cò ke G


926 Triumphetta rhomboidea Jacq Ké hoa vàng Th


927 Triumphetta tomentosa Ké đỏ


<b>144. Triliaceae</b> Họ Bảy lá m ột hoa


928 Paris pollyphylla Smith Bảy lá một hoa R


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

931 Trema orientalis (L) B1 Hu đay s


932 Trema velutina B1 Hu lông s


<b>146. Urticaceae</b> Ho Gai


933 Boehmeria nivea var tencissma Gai rừng s


934 Boehmeria nivea (L.) Gai s,lá


935 Debregesia squamata King Gai vẩy


936 Elatostema malincolatum Đay suối s


937 Loportea annamica Gagnep Lá han Th


938 Pouzolzia hirta Hassk Bọ mắm lông



939 Pouzolzia indica Gaudich Bo mắm Th


940 Pouzolzia pentandra Benn Bo mắm lá nhỏ


941 Pouzolzia sanguinea (Blume) Meư. Nhớt nháo s


942 Pouzolzia sp. Gai dai


<b>147. Verbenaceae</b> <b>Ho Tếch</b>


943 Callicarpa cana L. Tu hú G


944 Callicarpa arborea Roxb. Tu hú gỗ Gn


945 Callicarpa dichotoma Lour. Tu hú lá lớn


946 Callicarpa macrophylla Vahl. Tu hú lông


947 Callicarpa serratum L. Ngũ sắc Ca


948 Callicarpa sp. <b>Mò đỏ</b> Ca,Th


949 Clerodendrum crytophyllum Turez <b>Mà đắng cẩy</b> Th


950 Clerodendrum kaempferi Sieb Mò trắng Ca,Th


951 Clerodendrum philippinum s. Mò răng ca


952 Gmelina arborea Roxb. <b>Lõi thọ</b> G



953 Gmelina sp. Lõi thọ cuống dài G


954 Premna flavescens Ham Bông hôi


955 Premna intergrifolia L. vọng cách Th


956 Vitex quinata L. Chân chim G


957 Vitex trifolia L. <b>Đẻn 3 lá</b> G


148. V itaceae Ho Nho


958 Cissus modeccoides Planch Dây chia vơi Th


959 Cissus subtetragona Planch Chìa vơi 4 canh Th


960 Tetrastigma rupestre Planch Thèm bép Th


961 Vitis pentagono Diels es Gills Dây nho


<b>149. Xanthophylllum eberhardii Gagnep</b> C h an h rừng G


V. 2. L IL IO P S ID A LỚP 1 LẢ MẦM


<b>150. Alismataceae</b> Họ R au m ác


962 Sagittaria sagittifolia L. Rau mác R,Th


<b>151. Amaryllidaceae</b> Họ Náng



</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

664 Crinum ensifolium Roxb. Náng hoa đỏ


965 Crinum amabile Donn. Náng hoa tía Ca,Th


<b>152. Araceae</b> <b>Họ Ráy</b>


966 Acorus gramineus Soland Thach xương bồ Th


967 Aglaonema siamense Engl. Van niên thanh Ca


968 Aglaonema siamense Schottex E Van niên thanh lá lớn Ca,Th


969 Alocasia macrorrhiza (L.) Schott Ráy Th


970 Alocasia longiloba Miq. Ráy lá dài


971 Alocasia sp. Ráy lá bé Th


972 Amorphopha campanulatus Roxb. Na Th


973 Amorphopha cirritex Stapf Na ba lá C,R


974 Canadium sp l. Mùng trắng


975 Canadium sp2. Mùng tía


976 Colocasia esculenta Schott Khoai mơn trắng <b>c</b>


977 Colocasia sp. Khoai mơn tía <b>c</b>



978 Colocasia sp. Khoai so <b>C,R</b>


<b>979</b> Estremnum pinnatum Engl.. Ráy leo lá rách <b>Ca</b>


<b>980</b> Epiapremnum giganteum Schott Thượng cán lá to <b>Ca</b>


981 Epiapremnum pinnatum L. Thượng cán lá nhỏ Ca


<b>982</b> Homalonema occulta (Lour) Schott Thiên niên kiên <b>Th</b> <b>T</b>


983 Pothos gigantipens S.Buchet Chân rết Ca,Th


<b>984</b> Pothos kerri Buchet Cơm lênh lá nhỏ <b>Th</b> <b>R</b>


<b>985</b> Pothos repens Druce Cơm lênh <b>Ca</b>


<b>986</b> Pothos scandens L. Ráy leo <b>Ca</b>


987 Raphidophora bonii Engl. Chuối hơng lá nhỏ <b>Ca</b>


988 Typhonium divaricatum (L.) Decne <b>Bán ha</b> <b>Th</b>


<b>153. Arecaceae</b> <b>Ho Cau</b>


<b>989</b> Areca catechu L. Cau Ca,Th


<b>990</b> Arenga pinnata Merr. Búng báng B,Ca


<b>991</b> Calamus platycanthus Warb. ex Becc Song mật D



992 Calamus amarus Mây nước


993 Calamus bousingonii p. ex B. Chèo đồi


994 Calamus divicus Lour. <b>Mây tàu</b>


995 Calamus rudentum Lour. <b>Song đá</b> VL


996 Calamus tetradactylus Hance <b>Mây nếp</b> VL


997 Calamus tonkinensis Becc Mái


998 Caryota bacsonensis Mag Đùng đình bắc sơn Ca,L R


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

1002 Cyrtostachys lakka Becc Cau bung đỏ Ca


1003 Daemonorops pierreanus Bacc HỠO


1004 Licuala fatua Becc Lui Ca


1005 Licuala tonkinensis Becc Lui bắc bô Ca


1006 Livistona saribus (Lour.) M. ex Ch. Co VL,Q


1007 Phoenix humilis L.Becc Chà là núi


1008 Pinanga baviensis Becc Cau núi Ca


1009 Rhapis divaricata Gagnep Mât cât xẻ Ca



1010 Rhapis micranha Becc Hỡo D


1011 Wallichia gracilis Becc Đùng đình mảnh VI


154. Asteliaceae Họ H uyết dụ


1012 Cordyline terminalis (L.) Kunth Huyết dụ Th


155. B am busaceae Ho T re


1013 Arundianaria griffithiana Hauro Sặt gai VL


1014 Arundianaria japonica Sz Trúc đũa T


1015 Bambusa aff textilis Meclure Hóp đá VL


1016 Bambusa arundianacea Retz Tre lộc ngộc VL


1017 Bambusa arundianacea var spinosa Roxb. Tre hoá VL,R


1018 Bambusa blumeana Schultes Tra lá ngà VL,R


1019 Bambusa spinosa Roxb. Tre gai Ca


1020 Bambusa ventricosa Meclure Trúc đùi gà Ca


1021 Bambusa vulyaris Schr. Cr. Namin M Trúc bụng phật VL,R


1022 Dendrocalamus flagelifer Munro Bương VL,R



1023 Dendrocalamus latiflorus Munro Mai VL,R


1024 Dendrocalamus patellaris Gambl Giang VL,R


1025 Dendrocalamus sp. Giang đặc


1026 Indosasa sp. Vóng VL,R


1027 Indosasa sp l. Vầu ngọt VL,R


1028 Indosasa sp2. Vầu dê VL,R


1029 Lingnania chungii Meclure Dùng


1030 Neohoujeaua dulloa A.Camus Nứa VL,R


1031 Neohoujeaua dulloa Foum al Nứa tép VL,R


1032 Phyllostachis sp. Trúc ba vì VL


1033 Sinocalamus latiflorus Munro Diễn VL,R


156. B rom eliaceae Ho Dứa


1034 Ananas sativa Lind Dứa Q,Th


157. C annaceae Họ K hoai riềng


1035 Canna edulis L. Khoai riểns Củ



1036 Canna hybrida Hort Hoa dong vàng Ca


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

1038 Canna indica L. Hoa dong đỏ Ca


1039 Canna sp. Củ dong chóc Củ


158. C om m elinaceae Ho T hài lài


1040 Aneilema nudiflorum R.Br Thài lài xanh Th


1041 Commelina communis L. Thài lài trắng R,Th


1042 Commelina diffiesa Bern Rau trai R


1043 Floscopa glabratus Hassk Thài lài trơn Ca


1044 Floscopa scandens Lour. Thài lài lơng Ca


1045 Forrestica marginatus Hassk Thìa lài rừng


1046 Streptolorion sp. Thài lài gấm Ca


J047 Zebrina zlabratus SchinzI Thài lài da lươn Ca


1048 Zebrina pendula Schinzl Thài lài tía Ca


159. C onvallariaceae Họ Tỏi rừ ng


1049 Aspidistra typica Baill Tỏi rừng Ca



1050 Curculigo latifolia Drg Cô nốc Ca


1051 Curculigo gracilis Wall Sâm cau Ca,Th


1052 Disporum calcaratum Don Tóc tiên rừng Ca


1053 Hemerocallis fulva L. Hoa hiên Ca


1054 Hemerocallis sp. Hoa hiên đỏ Ca


1055 Hemerocallis fuloa L. Hoa hiên trắng Ca


1056 Ophyopogon ]aponicus Wall Mach môn Th


1057 Ophyopogon longifolius Rodz Cao cẳng lá dài Th,Ca


1058 Ophyopogon reptans Hook Cao cẳng lá nhỏ Th


1059 Ophyopogon latifolius Rodz Cao cẳng lá to Th


1060 Peliosanthes labrayana Pierre Huệ rừng


1061 Peliosanthes macrophylla Wall, ex Bac Huê lá to Ca


1062 Polygonatums sp Ngọc trúc bắc


160. C ostaceae Họ Sẹ vòng


1063 Costus speciosus (Koenig) Sm Sẹ vòng Ca,Th



1064 Costus tonkinensis Gagnep Sẹ vịng bắc Ca,Th


161. C yperaceae Họ Cói


1065 Cyperus cuspidatus K.B Cói móc câu


1066 Cyperus difformis L. Cói hai dang


1067 Cyperus diffusus Vahl Cói xèo


1068 Cyperus digitatus Roxb Cói bơng lợp


1069 Cyperus rotundus L. Cói bơng xèo


1070 Cyperus sp. Củ gấu Th


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

1074 Fimbristylis miliacea Vahl Cỏ chắt


1096 Fimbristylis monostachya Hassk Cỏ đầu rui


1075 Fuipena cilia Roxb. Cỏ cứng


1076 Heleocharis congesta D.Don Cỏ lăn lùn


1077 Killinga monocephala Rottb Cói bac đầu


1078 Killinga brevifolla Rottb Cỏ bac đầu


1079 Mapania macrocephala K.s Cỏ lá dừa



162. Dioscoreaceae Ho củ n âu


1080 Dioscorea persimilis Prain et Burk Củ mài Củ,Th


1081 Dioscorea cirrhosa Lour. Củ mài Củ,Th


1082 Dioscorea hamultonii Hook Củ mỡ Củ


1083 Dioscorea nummularia Lam Củ chổi xuể Củ


163. D racaenaceae Họ bồng bồng


1084 Dracaena loureiri Gapnep. Bồng bồng rể đỏ Th


164. E riocaulaceae <b>Họ rùi trống</b>


1085 Eriocaulon miserum Koern Cỏ rùi trống Th


165. Iridaceae Ho lá đơn


1086 Belamcanda chinensis (L.) DC. Xa can Ca,Th


1087 Eleutherine subaphylla Gagnep Sâm đai hành Th


1088 Gladiolus communis L. Lá dơn đỏ Ca


1089 Gladiolus sp. Lá dơn trắng Ca


166. M aran taceae Họ lá dong



1090 Phynium capitatum Gagnep Lá dong rừng Lá,Th


1091 Phynium dispermum Gagnep Dong nhà


1092 Phynium sp. Dong lá tía


1093 Phynium thorelii Gagnep Dong dai


167. M usaceae Ho chuối


1094 Musa acumilata Colla Chuối hoa nhon


1095 Musa cocinea Andr Chuối rừng R


1096 Musa nana Lour. Chuối tiêu <sub>R,Q</sub>


1097 Musa paradisiaca L. Chuối tây Q,Th


1098 Musa rosacea Jacq. Chuối cảnh Ca


1099 Musa balbisiana Colla Chuối hôt


R,Th,


168. Liliaceae Ho H ành


1100 Allium fistulosum L. Hành R,Th


1101 Allium odoratum L. TỎI <sub>R,Th</sub>



1102 Alllium sativum L. He <sub>R,Th</sub>


1103 Crinum ensifolium Roxb. Náng loa kèn trắng Ca,Th


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

1074 Fimbristylis miliacea Vahl Cỏ chắt


1096 Fimbristylis monostachya Hassk Cỏ đầu rui


1075 Fuipena cilia Roxb. Cỏ cứng


1076 Heleoccharis congesta D.Don Cỏ lăn lùn


1077 Killinga monocephala Rottb Cói bac đầu


1078 Killinga brevifolla Rottb Cỏ bac đầu


1079 <b>Mapania macrocephala K.s</b> Cỏ lá dừa


<b>162. Dioscoreaceae</b> <b>Ho củ nâu</b>


1080 Dioscorea persimillis Prain et Burk Củ mài Củ,Th


1081 Dioscorea cirrhosa Lour. Củ mài Củ,Th


1082 Dioscorea hamultonii Hook Củ mỡ Củ


1083 Dioscorea nummularia Lam Củ chổi xuể Củ


<b>163. Dracaenaceae</b> <b>Họ bồng bồng</b>



1084 Dracaena loureiri Gapnep. Bồng bồng rể đỏ Th


<b>164. Eriocaulaceae</b> <b>Họ rùi trống</b>


1085 Eriocaulon miserum Koem Cỏ rùi trống Th


<b>165. Iridaceae</b> <b>Ho lá đơn</b>


1086 Belamcanda chinensis (L.) DC. Xa can <b>Ca,Th</b>


<b>1087</b> Eleutherine subaphylla Gagnep <b>Sâm đai hành</b> <b>Th</b>


<b>1088</b> Glodiolus communis Linn <b>Lá dơn đỏ</b> <b>Ca</b>


<b>1089</b> Glodiolus communis var Lá dơn trắng <b>Ca</b>


<b>166. Marantaceae</b> <b>Họ lá dong</b>


<b>1090</b> Phynium capitatum Gagnep <b>Lá dong rừng</b> <b>Lá,Th</b>


<b>1091</b> Phynium dispermum Gagnep <b>Dong nhà</b>


<b>1092</b> <b>Phynium sp.</b> Dong lá tía


<b>1093</b> Phynium thorelii Gagnep <b>Dong dại</b>


<b>167. Musaceae</b> <b>Ho chuối</b>


<b>1094</b> Musa acumilata Colla Chuối hoa nhon



<b>1095</b> Musa cocinea Andr <b>Chuối rừng</b> <b>R</b>


<b>1096</b> Musa nana Lour. Chuối tiêu <b><sub>R ,ọ</sub></b>


<b>1097</b> Musa paradisiaca L. <b>Chuối tây</b> <b>Q,Th</b>


<b>1098</b> Musa rosacea Jacq. <b>Chuối cảnh</b> <b>Ca</b>


<b>1099</b> Musa balbisiana Colla Chuối hôt


<b>R,Th,</b>
<b>Q</b>


<b>168. Liliaceae</b> Ho H ành


<b>1100</b> Allium fistulosum L. <b>Hành</b> <b>R.Th</b>


<b>1101</b> Allium odoratum L. <b>Tỏi</b> <b>R,Th</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

1105 Lilium brownii var colchesteri Tỏi dai Ca


1106 Lilium longiflorum Thumb Hoa loa kèn trắng


1107 Lilium sp. Hoa loa kèn đỏ


<b>169. Orchidaceae</b> <b>Ho Phong lan</b>


1108 Acanthophippium simplex Averyanov Lan yên ngựa đơn Ca



1109 Aerides odoratum Lour. Q uế lan hơng Ca


1110 Anoectochilus celaceus Blume Kim tuyến Th,Ca E


1111 Anoectochilus chapaensis G. Kim tuyến sapa Ca


1112 Anoectochilus tridentatus Seidenf Lan sứa ba gân Ca


1113 Appendicula chinensis Blume Lan trúc Ca


1114 Appendicula cornuta Blume Lan chân rết Ca


1115 Ascocentrum miniatum Sch. Hoàng yên cam Ca


1116 Bulbophyllum reptans Lindl. Lan lọng bò Ca


1117 Bulbophyllum birundinis Seidenf Lan lọng cánh én Ca


1118 Bulbophyllum concinum Hook Lan củ nhỏ Ca


1119 Bulbophyllum evardii Gagnep Lan tràng hạt Ca


1120 Bulbophyllum fiscberi Seidenf Lan lo tán nhỏ Ca


1121 Bulbophyllum hiepii Aver. Lan hành Ca


1122 Bulbophyllum laciflorum Lindl. Lan lọng hoa tha Ca


1123 Bulbophyllum lepidum Blume Lan củ dây Ca



1124 Bulbophyllum macranthum Lindl. Lan lọng hoa lớn Ca


1125 Bulbophyllum nigrescen Rolfe Lan củ đen Ca


1126 Bulbophyllum pectinatum A. Finer Lan lọng đẹp Ca


1127 Bulbophyllum stenobulbon p. et R. Lan lọng củ dài Ca


1128 Calanthe angusta Lindl. Đia lan hóa tím Ca


1129 Calanthe triplicata Willem Địa lan hoa trắng Ca


1130 Ceratostylis himalaica Hook.f. Lan vòi sừng vảy Ca


1131 Cleisostoma aritinum Garay Lan miệng kín rót Ca


1132 Cleisostoma eberhardtii Mật khẩu giả Ca


1133 Cleisostoma equestre Seident Nhục lan Ca


1134 Cleisostoma striatum Gray Lan miệng lín vạch Ca


1135 CoIIabitum assamicum Seidenf Cô lý bắc Ca


1136 Corymbokis vertrifolia Blume Đia lan lá dừa Ca


1137 Cymbidium alvifolium L. Sw Đia lan kiếm Ca


1138 Cymbidium dayanum Rchb.f. Lan kiếm bích ngoe Ca



1139 Dendrobium acinacifome Roxb.. Lan xương cá Ca


1140 Dendrobium chrysanthum Lindl. Hoàng thảo hoa vàng Ca


1141 Dendrobium daoense Gagnep. Hoàng thảo tam đảo Ca R


1142 Dendrobium dentatum Seidenf Lan tăm <sub>Ca</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

1144 Dendrobium lindleyi Steud Lan vảy rồng Ca


1145 Dendrobium linguella Rch. F. Hoàng thảo lưỡi thuyền Ca


1146 Dendrobium longifolia Craib. Hoàng thảo sừng dài Ca V


1147 Dendrobium moschotum Sw. Hoàng thảo Ca


1148 Dendrobium nobile Linndl Hoàng thảo dẹp Ca


1149 Dendrobium sp. Hoàng thảo đốm Ca


1150 Dendrobium superbum Reicho Phi diệp Ca


1151 Dendrobium uniflorum Griff Hoàng thảo một hoa Ca


1152 Epigenium amphum Summerh Lan môi dày rộng Ca


1153 Eria acervata Lindl.. Lan len dẹp Ca


1156 Eria apertiflora Summerh Lan len nhẵn Ca



1157 Eria biflora Griff. Lan len hai hoa Ca


1158 Eria corneri Rchb.f. Lan len bông tha Ca


1159 Eria pannea Lindl.. Lan len rách Ca


1160 Eria petelotii Gagn. Lan củ môt lá Ca


1161 Flickingeria vietnamensis s Lan phích Ca


1162 Habenaria praeterinisa Seident Lan kiến cị cựa cong Ca


1163 Kingidium deliciosum Sweet Lan đất mùn Ca


1164 Liparis balansae Gagnep. Tai dê bắc Ca


1165 Liparis distans c. B Tai dê núi Ca


1171 Liparis elliptica Wight. Tai dê xoan Ca


1172 Liparis nigra Seidenf Tai dê đen Ca


1173 Liparis plantaginea Lindl. Tai dê mã đề Ca


1174 Liparis stricklandiana Rchb. Tai dê xanh Ca


1175 Neogyno sp. Lan san hô Ca


1176 Paphiopedilum grantrixianum Rolpe Lan hài tam đảo Ca E



1177 Paphiopedilum concolor Lindl. Lan hài đốm Ca


1178 Phajus gipbosa Sweet Lan hồ điệp trung Ca


1179 Phajus misbmensis Rchb Lan hạc đính hồng Ca


1180 Phajus tankeriilleae Blume Lan hac đính Ca


1181 Pholidota chinensis Lindl. Lan tục đoạn tung Ca


1182 Schoenorchis gemmata Lindl. Lan trứng bướm dài Ca


1183 Trichotosia pulvinata Lindl. Lan nhung lá liễu Ca


<b>170. Pandanaceae</b> <b>Ho dứa dai</b>


1184 Pandanus tonkinensis Martelli Dứa dai bắc bơ


171. Poaceae Ho Hồ thảo


1185 Andropogon muricatus Reig Hương bài Th


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

1189 Borrichloa glabra (Roxb.) A Cỏ ống Cn


1190 Centotheca lappaceae (Linn) Desv Cỏ lá tre


1191 Centotheca sp. Cỏ cau


1192 Chrysopogon aciculatus (Retc) Trin Cỏ may Th



1193 Coix lachryma-jobi L. var M. ý dĩ nếp Th


1194 Coix sp. ý dĩ đá Th


1195 Cynodon dactylon Pes Cỏ gà Th,Cn


1196 Dactyloctenium negyptium (L.) Cỏ chân vit Cn


1197 Eragrostis unioloides (Rexz) Cỏ bông Cn


1198 Echinocchloa crusgalli (L.) Cỏ lồng vực Cn


1199 Eleusine indica (Linn) Gaertn Cỏ mần trầu Th


1200 Imperata cylindrica (Linn'í Beauv Cỏ tranh Th


1201 Isachme miliacea Roth Cỏ lá liễu thân mềm Cn


1202 Lophantherum gracile Brongl Đạm trúc diệp Th


1203 Oplissmensis buememii Cỏ đuôi ngựa


1204 Orisa satira varl Lúa nước Lt


1205 Oriza sativa var2 Lúa nương Lt


1206 Oriza sativa var3 Lúa nếp Lt


1207 Panicum repens Linn Cỏ gừng



1208 Paspalum orbiculare Forst Cỏ trứng ếch tròn Cn


1209 Paspalum conjugtum Berg Cỏ trứng ếch Cn


1210 Pennisetum purpureum K.Schun Chè vè Th


1211 Phragmites communis Trin Sởy


1212 Saccharum arundinaceum Rotz Lau


1213 Setaria glauca (L.) Cỏ sâu róm Cn


1214 Setaria sphacelata Staf Cỏ sâu róm lơng vàng Lt


1215 Sporolobus elongatus R.Br Cỏ lông công


1216 Thysanolena maxima (Roxb.) Kantz Cỏ chít Th


1217 Zea mays L. Ngơ tẻ Lt


172. Phorm iaceae Họ Hương bài


1218 Dianella ensfolia DC. Hương bài


1219 Dianella sp. Xạ hương


173. Sm ilacaceae Họ Kim cang


1220 Smilax glabra Roxb. Thổ phục linh Th V



1221 Smilax lancaefolia Roxb. Cậm cang lá thuôn


1222 Smilax ovalifolia Roxb. Cậm cang lá to Th


174. Stem onaceae Ho Bách bỏ


1223 Stemona saxorum Gagn. Bách bô núi Th


175. Taccaceae <b>Ho Râu hùm</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

1225 Tacca plantaginea (Hance) Drenth. Na Th


<b>176. Zingiberaceae</b> <b>Họ Gừng</b>


1226 Alpinia nitan Rose Riềng ấm Th


1227 Alpinia tonkinensis Gagnep Se bắc bô Th


1228 Alpinia chinensis Rose Se trung hoa Th


1229 Amomum vespertilio Gagnep Sa nhân lá lớn Th


1230 Kaempferia galangal Đia liền Th


1231 Curcuma zedoaria Nga truật


1232 Curcuma sp. Nghệ đen Th


1233 Curcuma elata Roxb. Nghệ rừng Th



1234 Curcuma longa L. Nghệ vàng Th


1235 Zingiber monophyllum Gagnep Riềng


Th,G,
Vi


1236 Zingiber officinale Roscoe


CÁC LOÀI B ổ SUNG


Gừng


Th,Gia
vị


1237 Camellia sp. (Theaceae) Trà hoa vàng mỹ yên Ca T


1238 Gordonia gigantiflora Gangep. (Theaceae) Gò đồng G, Ca <b>T</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

PHỤ LỤC 3


<b>DANH LỤC CÁC LOÀI ẾCH NHÁI ở VQG TAM ĐẢO</b>



<b>TT</b> Tên <b>Việt </b>Nam Tên Khoa học


<b>Cấp bậc </b>
<b>quý </b>
<b>hiếm</b>



Ghi chú Độ cao


<b>BỘ K H Ô N G Đ U Ô I</b> <b>A N U R A</b>


<b>1. Họ C ó c bùn</b> <b>M eg o p h ry id a e</b>


<b>1.</b> <b>Cóc mày phê</b> <i><b>Đrachytarsophrys feae (Boulenger, 1887)</b></i> <b>R</b> <b>Trong rừng dưới lớp lá muc gần </b>
<b>nước</b>


<b>>600</b>


<b>2.</b> <b>Cóc mảy Sa Pa</b> <i><b>Leptobrachium chapaense (Bourret, 1937)</b></i> <b>Trong rừng, khe đá dưới lớp lá </b>


<b>mục</b>


<b>600 - 1000</b>


<b>3.</b> <b>Cóc mảy bùn</b> <i><b>L pelodytoides (Boulenger, 1893)</b></i> <b>Sống trong rừng ven các suối </b>


<b>nước</b> <b>600 - 1000</b>


<b>4.</b> <b>Cóc mảy Sung</b> <i><b>L. sungi Lathrop, Murphy, Orlov et Ho, 1998</b></i> <b>Sống trong rừng ven các suối</b> <b>900 - 1000</b>


<b>5.</b> <b>Cóc mắl bẽn</b> <i><b>M. lateralis (Anderson, 1871)</b></i> <b>Dưới các lớp lá muc ven suối </b>


<b>ừong rừng</b> <b>600 - 1000</b>


<b>6.</b> <b>Cóc mlt chân dái</b> <i><b>M. longipes Boulenger, 1886</b></i> <b>T</b> <b>Dưới tán rừng gấn các suối </b>


<b>nước</b> <b>700 - 900</b>



<b>7.</b> <b>Cóc mày lớn</b> <i><b>M. major Boulenger, 1903</b></i> <b>Dưới tán rửng ven suối</b> <b>600 - 1100</b>


<b>8.</b> <b>Cóc mảy gai mí</b> <i><b>M. palpebralespinosa Bourret, 1937</b></i> <b>R</b> <b>Dưới tán rừng nơi nhiéu cây bụi </b>


<b>gần suối nước</b> <b>>900</b>


<b>9.</b> <b>Cóc núi miệng nhỏ</b> <i><b>Ophryophryne microstoma Boulenger, 1903</b></i> <b>Ven suối trong rừng</b> <b>600 -1000</b>


<b>10.</b> <b>Cóc núi</b> <i><b>0. pachyproctus Kou, 1985</b></i> <b>Dưới tán rừng</b> <b>600 -1100</b>


<b>2. Họ C ó c</b> Bufonidae


<b>11.</b> <b>Cóc An sê ri</b> <i><b>Bufo andrewsi Schmidt, 1925</b></i> <b>Hang hốc khe đất dưới tán rừng</b> <b>600 - 1000</b>


<b>12.</b> <b>Cóc rừng</b> <i><b>B. galeatus Gunther, 1864</b></i> <b>R</b> <b>Dưới tán rừng trong hang hốc, </b>


<b>khe đá</b> <b>>600</b>


<b>13.</b> <b>Cóc nhà</b> <i><b>B melanostictus Schneider, 1799</b></i> <b>Sống gẩn người trong vườn, gần </b>


<b>nhà</b> <b><900</b>


3. Họ Nhái bén Hylidae


<b>14.</b> <b>Nhái bén dính</b> <i><b>Hyla annectans (Jerdon, 1870)</b></i> <b>Trẽn cây bụi dưới tán rừng ven </b>


<b>suối</b> <b>>800</b>


<b>15.</b> <b>Nhái bén Trung Quốc</b> <i><b>H. chinensis Gunther, 1859</b></i> <b>Dưới tán rừng nơi nhiéu cây bụi </b>



<b>ẩm</b> <b>800 - 1000</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

<b>TT</b> <b>Tên Việt Nam</b> <b>Tên Khoa học</b>


<b>Cấp bậc </b>
<b>quý </b>
<b>hiếm</b>


<b>Ghi chú</b> <b>Độ cao</b>


<i><b>4. Họ Ếch nhái</b></i> <b>R a n ỉd a e</b>


<b>17.</b> <b>Ếch bám đá</b> <i><b>Amolops ricketỉi (Boulenger, 1899)</b></i> <b>Suối nước trong rừng trên các </b>


<b>tảng đá</b> <b>>700</b>


<b>18.</b> <b>Ếch đổng</b> <i><b>Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann, </b></i>


<b>1835)</b> <b>Ruộng, vũng nước, suối, ao hổ</b> <b><600</b>


<b>19.</b> <b>Ếch mõm</b> <i><b>Huia nasica (Boulenger, 1903)</b></i> <b>Dưới tán rừng gần nơi có nước</b> <b>600- 1000</b>


<b>20.</b> <b>Éch nhẽo</b> <i><b>Limnonectes kuhlii (Tschudi, 1838)</b></i> <b>Suối đá dưới tán rừng</b> <b>800 - 1100</b>


<b>21.</b> <b>Ngoé (Nhái)</b> <i><b>L. limnocharis (Boie, 1834)</b></i> <b>Khắp các sinh cảnh nơi có nước</b> <b><600</b>


<b>22.</b> <b>Cóc nước sắn</b> <i><b>Occidozyga lima (Gravenhorst, 1829)</b></i> <b>Khe nhỏ, vũng lầy ven rửng và </b>


<b>ruộng</b> <b><900</b>



<b>23.</b> <b>Ếch gai</b> <i><b>P. spinosa (David, 1875)</b></i> <b>T</b> <b>Ven các suối dưới tán rửng</b> <b></b>


<b>-24</b> <b>Ếch gai sần</b> <i><b>p. verrucospinosa (Bourret, 1937)</b></i> <b>Suối đá ừong rừng sâu</b> <b>800 - 1000</b>


<b>25.</b> <b>Ếch Vân Nam</b> <i><b>p. yunnanensis (Anderson, 1878)</b></i> <b>Suối đá dưới tán rừng</b> <b>800 - 1000</b>


<b>26.</b> <b>Cóc nước nhẩn</b> <i><b>Phrynoglossus laevis</b></i> <b>Khe nhỏ, vũng lấy ven rừng</b> <b>■</b>


<b>27.</b> <b>Cóc nước mác ten</b> <i><b>Ph. martensii (Peters, 1867)</b></i> <b>Bãi lấy ven rừng, nương bãi</b> <b><600</b>


<b>28.</b> <b>Chàng An đéc sơn</b> <i><b>Rana andersonii Boulenger, 1882</b></i> <b>T</b> <b>Suối đá dưới tán rửng</b> <b>800 -1000</b>


<b>29.</b> <b>Cháu</b> <i><b>R. guentheri Boulenger, 1882</b></i> <b>Các dạng sinh cảnh mở, cả </b>


<b>trong rừng</b> <b><900</b>


<b>30.</b> <b>Ẻch cẳng dái</b> <i><b>R. ịebra</b></i> <b>Ven các suối dưới tán rừng</b> <b></b>


<b>-31.</b> <b>Hiu hiu</b> <i><b>R. ịohnsi Smith, 1921</b></i> <b>Các vũng nước ở sinh cảnh mở </b>


<b>vá rừng</b> <b>600-1000</b>


<b>32.</b> <b>Ểch xanh</b> <i><b>R. livida (Blyth, 1855)</b></i> <b>Ven các suối dưới tán rừng</b> <b>800-1000</b>


<b>33.</b> <b>Chàng hiu</b> <i><b>R. macrodactyla (Gunther, 1859)</b></i> <b>Đổng cỏ, cây bụi, bãi ven các </b>


<b>vực nước</b> <b><900</b>


<b>34.</b> <b>Ễch Mẩu Sơn</b> <i><b>R. maosonensis (Bourret, 1937)</b></i> <b>Suối đá dưới tán rửng</b> <b>600-1000</b>



<b>35.</b> <b>Ễch vạch</b> <i><b>R. microlineata</b></i> <b>T</b> <b>Ven các suối dưới tán rừng</b> <b><sub></sub></b>


<b>-36.</b> <b>Ếch</b> <i><b>R. nigrotympanica</b></i> <b><sub>Ven suối dưới tán rừng</sub></b> <b><sub>600 - 1000</sub></b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

<b>TT</b> <b>Tên Việt Nam</b> <b>Tên Khoa học</b>


<b>Cấp bậc </b>
<b>quý </b>
<b>hiếm</b>


<b>Ghi chủ</b> <b>Độ cao</b>


<b>5. Họ Ếch cây</b> <b>R h a p o c o r id a e</b>


<b>39.</b> <b>Nhái cày</b> <i><b>Chirixalus doriae Boulenger, 1893</b></i> <b>Cày bụi ven suối dưới tán rừng</b> <b>800 - 1000</b>


<b>40.</b> <b>Nhái cây</b> <i><b>Ch. palpebralis (Smith, 1924)</b></i> <b>Trẽn lá cây họ Ráy (Araceae) </b>


<b>ven các suối trong rửng</b> <b><800</b>


<b>41.</b> <b>Nhái cây sọc</b> <i><b>Ch. vittatus (Boulenger, 1887)</b></i>


<b>Trẽn cây bụi gần khu vực có </b>
<b>nước</b>


<b>600 - 1000</b>


<b>42.</b> <b>Ếch cày dế</b> <i><b>Philautus gryllus Smith, 1924</b></i> <b>Trẽn cây bụi gấn khu vực có </b>



<b>nước</b> <b>■</b>


<b>43.</b> <b>Nhái cây Mấu Sơn</b> <i><b>Ph. maosonensis Bourret, 1937</b></i> <b>Trẽn các cây bui ven suối</b> <b>800 - 1000</b>


<b>44.</b> <b>Nhái cây parvulus</b> <i><b>Ph. parvulus (Boulenger, 1893)</b></i> <b>Trẽn các cây bui ven suối</b> <b>800 - 1000</b>


<b>45.</b> <b>Ểch xanh dốm</b> <i><b>Polypedates dennysii (Blanford, 1881)</b></i> <b>Trẽn cây ven suối dưới tán rừng</b> <b>800 - 1000</b>


<b>46.</b> <b>Ếch cảy mép ừắng</b> <i><b>P. /eucomysfáx(Gravenhorst, 1829)</b></i> <b>Khắp các dang sinh cảnh</b> <b><900</b>


<b>47.</b> <b>Ếch cây</b> <i><b>P. mutus (Smith, 1940)</b></i> <b>Sống trên cây, ven rừng, nương </b>


<b>rẫy, rừng</b> <b><1000</b>


<b>48.</b> <b>Ểch cây xanh</b> <i><b>Rhacophorus reinwardtii (Schlegel, 1840)</b></i> <b>Dưới tán rừng, trẽn cây</b> <b>600 -1000</b>


<b>49.</b> <b>Ẻch cây Rỗ đõ</b> <i><b>Rh. rhodopus</b></i> <b>Dưới tán rừng, trên cây</b> <b>600 - 1000</b>


<b>50.</b> <b>Ềch cây rêu</b> <i><b>Rh. verrucosus Boulenger, 1893</b></i> <b>Trẽn cây bụi, cách nước 10 - </b>


<b>100m</b> <b>600 - 1000</b>


<b>51.</b> <b>Êch cây sấn Aspơ</b> <i><b>ĩheloderma asperum (Boulenger, 1886)</b></i> <b>Rừng nguyên sinh ừên núi đá </b>


<b>vôi, ừong bọng cây</b> <b>700 - 1100</b>


<b>52.</b> <b>Ếch cây sần Corti</b> <i><b>Th. coríicale (Boulenger, 1903)</b></i> <b>Hang đá vôi, ven suối dưới tán </b>


<b>rừng, hầm nước bỏ hoang</b> <b>>800</b>



<b>53.</b> <b>Ếch cây sấn Gordon</b> <i><b>Th. gordoni Taylor, 1962</b></i> <b>Hang đả vôi, ven suối dưới tán </b>


<b>rừng</b> <b>900 - 1000</b>


<b>6. Họ Nhái bầu</b> <b>M icroh ylid ae</b>


<b>54.</b> <b>Nhái cóc đốm</b> <i><b>Kalophrynus pleurostigma</b></i> <b>Dưới tán rừng ẩm ướt nhiều lá </b>


<b>rụng</b> <b><900</b>


<b>55,</b> <b>Ểnh ương</b> <i><b>Kaloula pulchra Gray, 1831</b></i> <b>Sống trong hang hốc khe đất </b>


<b>dưới tán rừng</b> <b><900</b>


<b>56.</b> <b>Nhái bầu bulleri</b> <i><b>Microhyla butleri Boulenger, 1900</b></i> <b>Ven rừng, bò ruộng, đường đi, </b>


<b>đường mịn</b> <b><900</b>


<b>57.</b> <b>Nhái bầu hây mơn</b> <i><b>M. heymonsivogt, 1911</b></i> <b>Dưới tán rừng, dưới lớp cây mục </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

<b>TT</b> <b>Tên Việt Nam</b> <b>Tên Khoa học</b>


<b>Cấp bậc </b>
<b>quý </b>
<b>hiếm</b>


<b>Ghi chú</b> <b>Độ cao</b>


<b>58.</b> <b>Nhái bẩu hoa</b> <i><b>M. omata (Duméril and Bibron, 1841)</b></i> <b>Sinh cảnh mở, lối đi, bờ ruộng </b>



<b>ven rừng, rừng</b> <b><900</b>


<b>59.</b> <b>Nhái bầu vân</b> <i><b>M. pulchra (Hallowell, 18 61)</b></i> <b>Sinh cảnh mở, lối đi, bờ ruộng </b>


<b>ven rừng, rừng</b> <b><900</b>


<b>BỘ K H Ô N G C H Â N</b> G Y M N O P H IO N A


<b>7. Họ Êch giun</b> <b>lc h th y o p h iid a e</b>


<b>60.</b> <b>Ếch giun</b> <i><b>lchthyophis glutinosus Linnaeus, 1754</b></i> <b>V</b> <b>Sống chui luổn rơi đất ẩm, xốp</b> <b>600 -1000</b>


<b>BỘ C Ĩ Đ U Ơ I</b> C A U D A T A


<b>8. Họ Cá c ó c</b> <b>S a la m a n d rid a e</b>


<b>61.</b> <b>Cả cóc bụng hoa</b> <i><b>Paramesotriỉon deloustali (Bourret, 1934)</b></i> <b>E</b>


<b>Sống ở suối, nơi nước chảy </b>
<b>chậm, hổ nước trẽn dãy núi Tam </b>
<b>Đảo</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

PHỤ LỤC 4


<b>DANH LỤC BÒ SÁT ở VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO</b>


<b>stt</b> <b>Tên Việt Nam</b> <b>Tên Khoa học</b>


<b>Cấp dộ </b>
<b>quý </b>


<b>hiếm</b>


<b>Sinh cảnh sống</b> <b>Độ cao (m)</b>


<b>BỘ T H Ằ N LẰN</b> <b>LACERTILIA</b>


<b>1. H ọ T ắ c k è</b> <b>G e k k o n id a e</b>


<b>1.</b> <b>Thạch sùng cụt</b> <i><b>Gehyra mutilata (Wiegmann, 1835)</b></i> <b>Trẽn thân cây dưới tán </b>


<b>rừng</b>


<b><600</b>


<b>2.</b> <b>Tắc kè</b> <i><b>Gekko gecko (Linnaeus, 1758)</b></i> <b>T</b>


<b>Thán cày, khe đá dưới tán </b>
<b>rừng</b>


<b>>600</b>


<b>3.</b> <b>Tắc kè Trung Quốc</b> <i><b>Gekko chinensis Gray, 1842</b></i>


<b>Hốc cây, hang đá trong </b>


<b>rừng</b> <b>200 - 1100</b>


<b>4.</b> <b>Thach sủng đuõi sẩn</b> <i><b>Hemidactylus </b></i> <i><b>frenatus </b></i> <b>Schlegel, </b> <b>in </b>
<b>Dumeril et Bibron, 1836</b>



<b>Sinh cảnh gần người, làng </b>


<b>bản, vườn cây</b> <b>200 - 1000</b>


<b>5.</b> <b>Thạch sùng</b> <i><b>Hemidactỵlus vietnamensis Da revs ky et </b></i>
<b>Kupriyanova, 1984</b>


<b>Trẽn thân cây dưới tán </b>


<b>rừng</b> <b>600 -1000</b>


<b>6.</b> <b>Thạch sùng Vản Nam</b> <i><b>Hemiphyllodactylus yunnanensis</b></i> <b>Trên thân cây dưới tán </b>


<b>rừng</b> <b>600 - 1000</b>


<b>2 . H ọ N h ô n g</b> <b>A g a m id a e</b>


<b>7,</b> <b>ô rỏ vẩy</b> <i><b>Acanthosaura lepidogaster (Cuvier, 1829)</b></i> <b>T</b>


<b>Đường đi, nương bãi, cây </b>
<b>bụi ven rửng và dưới tán </b>
<b>rừng</b>


<b>200 -1000</b>


<b>8.</b> <b>Nhông em ma</b> <i><b>Calotes emma Gray, 1845</b></i> <b>-</b> <b></b>


<b>-9.</b> <b>Nhông Fructofe</b> <i><b>Calotes fruhstorferi (Werner, 1904)</b></i> <b>-</b> <b></b>


<b>-10.</b> <b>Nhõng xanh</b> <i><b>Calotes versicolor (Daudin, 1802)</b></i> <b>Trên cây, cây bụi dưới tán </b>



<b>rừng</b> <b>400-1000</b>


<b>11.</b> <b>Thằn lằn bay đốm</b> <i><b>Draco maculatus {Gray, 1845)</b></i> <b>Trên thân cây trong rừng</b> <b>>900</b>


<b>12.</b> <b>Róng đất</b> <i><b>Physignathus cocincinus Cuvier, 1829</b></i> <b>V</b> <b>Trên cây ven các suối </b>


<b>trong rửng</b> <b>600 - 1000</b>


<b>13.</b> <b>Nhông</b> <i><b>Pseudocalotes brevipes</b></i> <b>Dưới tán rừng</b> <b>>800</b>


<b>3. H ọ T h ằ n lằn b ó n g</b> <b>S c i n c i d a e</b>


<b>14.</b> <b>Thằn lằn trán Trung Quốc</b> <i><b>Eumeces chinensis Gray, 1845</b></i> <b>Sinh cảnh mở, ven rừng, </b>


<b>đường đi</b> <b>600 - 1000</b>


<b>15,</b> <b>Thằn lằn emi chỉ</b> <i><b>Eumeces quadrilineatus (Blyth, 1853)</b></i> <b>Sinh cảnh mở, ven rừng, </b>


<b>nương bãi</b> <b>400 - 900</b>


<b>16.</b> <b>Thằn lằn eme Tam Đảo</b> <i><b>Eumeces tamdaoensis Bourret, 1937</b></i> <b>Sinh cảnh mở, nương bãi, </b>


<b>ven rừng</b> <b>400 - 900</b>


<b>17.</b> <b>Thằn lằn bóng đi dãi</b> <i><b>Mabuya longicaudata (Hallowell, 1857)</b></i> <b>Sinh cảnh gần dười, nương </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

<b>stt</b> <b>Tên Việt Nam</b> <b>Tên Khoa học</b>


<b>Cấp dộ </b>


<b>quý </b>
<b>hiếm</b>


<b>Sinh cảnh sống</b> <b>Độ cao(m)</b>


<b>18.</b> <b>Thằn lằn bóng hoa</b> <i><b>Mabuya </b></i> <i><b>multifasciata </b></i> <b>(Kuhl, </b> <b>1820)</b>


<b>Sinh cẩnh mở, ven rừng, </b>


<b>dường đi</b> <b>200 - 800</b>


<b>19.</b> <b>Thằn lằn riô baorin</b> <i><b>Riopa bowringii (Gunther, 1864)</b></i> <b>Sinh cảnh mở, nương bãi, </b>


<b>làng bản</b> <b>200 - 800</b>


<b>20.</b> <b>Thằn lằn rivơ</b> <i><b>Scincella reevesii {Gray, 1838)</b></i> <b>Sinh cảnh mở, dưới tán </b>


<b>rừng</b> <b>400 - 1000</b>


<b>21.</b> <b>Thằn lằn phênò ấn</b> <i><b>Sphenomorphus indicus (Gray, 1853)</b></i> <b>Dưới tán rừng</b> <b>400 - 1000</b>


<b>22.</b> <b>Thằn lằn tai Hải Nam</b> <i><b>Tropidophorus hainanus Smith, 1923</b></i> <b>Ven suối dưới tản rửng</b> <b>>600</b>


<b>23.</b> <b>Thằn lằn tai Trung Quốc</b> <i><b>Tropidophorus sinicus Boettger, 1886</b></i> <b>Dưới tán rừng</b> <b>600 - 1000</b>


<b>4 . H ọ T h ằ n lằn g iu n</b> <b>D ib a m id a e</b>


<b>24.</b> <b>Thằn lằn giun Buarẽ</b> <i><b>Dbamus bouneti Anqeì' 1935</b></i> <b>Sống chui luổn trong đất </b>


<b>dưới tản rừng</b> <b>200- 1000</b>



<b>5. H ọ T h ằ n lằn c h ín h </b>
<b>th ứ c</b>


<b>L a c e r t id a e</b>


<b>25,</b> <b>Liu điu chỉ</b> <i><b>Takydromus sexlineatus Daudin, 1802</b></i> <b>Sinh cảnh mở, ven rừng, </b>


<b>đường đi, làng bản</b> <b>200 - 1000</b>
<b>6. H ọ T h ằ n lằn rắn</b> <b>A n g u i d a e</b>


<b>26.</b> <b>Thằn lằn rắn hắc</b> <i><b>Ophisaurus harii </b></i> <b>Boulenger, </b> <b>1899</b> <b>Sống chui luổn trong đất </b>


<b>dưới tán rừng</b> <b>>800</b>


<b>7. Họ K ỳ d à</b> <b>V a r a n id a e</b>


<b>27,</b> <b>Kỹ đả hoa</b> <i><b>Varanus salvator {Laurenti, 1786)</b></i> <b>V</b> <b>Ven các suối lớn dưới tán </b>


<b>rửng</b> <b>600 - 1000</b>


<b>BỘ R A N</b> <b>S E R P E N T E S</b>


<b>8. H ọ R ắ n h a i d ẩ u</b> <b>A n ilid a e</b>


<b>28.</b> <b>Rắn hai đầu đỏ</b> <i><b>Cylindrophis rufus </b></i> <b>(Schlegel, 1844)</b> <b>Trong đất dưới lớp lả rụng </b>


<b>trong rừng</b> <b>200 - 400</b>


<b>9. Họ R ắ n m ố n g</b> <b>X e n o p e l t i d a e</b>



<b>29.</b> <b>Rắn mống</b> <i><b>Xenopeltis reinwardt</b></i> <b>Đào bới trong đất rừng</b> <b>900 - 1000</b>


<b>30.</b> <b>Rln mống</b> <i><b>Xenopeltis unicolor Reinwardt, in Boie, </b></i>
<b>1827</b>


<b>Đào bới, sống trong rửng </b>


<b>và đấl nông nghiệp</b> <b>200 - 1500</b>


<b>10. H ọ T ră n</b> <b>B o i d a e</b>


<b>31.</b> <b>Trăn đất</b> <i><b>Python molotus (Linnaeus, 1758)</b></i> <b>V</b> <b>Trên rừng vá đất nông </b>


<b>nghiệp</b> <b><1200</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

<b>stt</b> <b>Tên Việt Nam</b> <b>Tên Khoa học</b>


<b>Cấp độ </b>
<b>quý </b>
<b>hiếm</b>


<b>Sinh cảnh sống</b> <b>Độ cao(m)</b>


<b>33.</b> <b>Rắn xe điếu nàu</b> <i><b>Achalinus rufescens Boulenger, 1888</b></i> <b>R</b>


<b>Sống ừong hang động ở </b>
<b>vùng núi</b>


<b>600 * 1100</b>



<b>34.</b> <b>Rắn xe điếu xám</b> <i><b>Achalinus spinalis Peters, 1869</b></i> <b>R</b> <b>Sống trong hang động ở </b>


<b>vùng núi</b> <b>300 - 900</b>


<i><b>Phân họ rán nước</b></i> <i><b>Colubrinae</b></i>


<b>35.</b> <b>Rắn sãi Angen</b> <i><b>Amphiesma angeli </b></i> <b>(Bourret, </b> <b>1934)</b> <b>-</b> <b></b>


<b>-36.</b> <b>Rắn sãi thái dương</b> <i><b>Amphiesma atemporalis (Bourret, 1934)</b></i> <b>900</b>


<b>37,</b> <b>Rắn sãi</b> <i><b>Amphiesma boulengeri</b></i> <b>Ruộng lúa và ven suối</b> <b>600 - 1000</b>


<b>38.</b> <b>Rắn sãi</b> <i><b>Amphiesma craspedogaster</b></i> <b>Sống ở vùng rừng núi</b> <b>600-1000</b>


<b>39.</b> <b>Rắn sãi kha si</b> <i><b>Amphiesma khasiensis </b></i> <b>(Boulenger, </b>


<b>1890)</b> <b></b>


<b>-500-1500</b>


<b>40.</b> <b>Rắn sãi trơn</b> <i><b>Amphiesma modesta (Gunther, 1875)</b></i> <b>-</b> <b>700-1000</b>


<b>41.</b> <b>Rắn khiếm vạch</b> <i><b>Oíigodon taeniatus (Gunther, 18611)</b></i> <b>Rừng trẽn núi và đất nông </b>


<b>nghiệp</b> <b>700- 1100</b>


<b>42.</b> <b>Rắn trán gia cốp</b> <i><b>Opisthotropis jacobi </b></i> <b>Angel et Bourret, </b>


<b>1933</b> <b>Sống ở suối trong rừng</b> <b>700 - 1500</b>



<b>43.</b> <b>Rán trán bên</b> <i><b>Opisthotropis lateralis Boulenger, 1903</b></i> <b>Trong rừng vá vũng suối </b>


<b>dưới chân núi</b> <b>150 -400</b>


<b>44.</b> <b>Rắn hổ đất nâu</b> <i><b>Psamnodynastes pulvemlenta</b></i>


<b>Sống trẽn cây trong rửng </b>


<b>trẽn núi</b> <b></b>


<b>-45.</b> <b>Rắn hổ xiên</b> <i><b>Pseudoxenodon bambusicola Vogt, 1922</b></i>


<b>Sống trên núi vá rửng tre </b>


<b>nứa</b> <b>300 - 1500</b>


<b>46.</b> <b><sub>Rán hổ xiên</sub></b> <i><b>Pseudoxenodon karìschmidti</b></i> <b>Rừng trẽn núi cao</b> <b>900 - 1500</b>


<b>47.</b> <b>Rắn hổ xiên mắ!</b> <i><b>Pseudoxenodon macrops (Blyth, 1856)</b></i> <b>Rừng trên núi cao</b> <b>900 - 1500</b>


<b>48.</b> <b>Rắn ráo thường</b> <i><b>Ptyaskorros (Schlegel, 1837)</b></i> <b>T</b>


<b>Sống gần nước ở vùng đất </b>


<b>nông nghiệp</b> <b><1000</b>


<b>49.</b> <b>Rắn ráo trâu</b> <i><b>Ptyas mucosus (Linnaeus, 1758)</b></i> <b>V</b>


<b>Ruộng lúa, gấn bản làng </b>


<b>dưới chân núi</b>


<b>50.</b> <b>Rắn hoa cỏ nhỏ</b> <i><b>Rhabdophis angeli</b></i> <b>-</b> <b>900</b>


<b>51.</b> <b>Rắn hoa cỏ nhỏ</b> <i><b>Rhabdophis callichroma</b></i> <b>-</b> <b>900 - 1100</b>


<b>52.</b> <b>Rắn hoa cỏ gáy</b> <i><b>Rhabdophis nuchalis (Boulenger,l891)</b></i> <b>-</b> <b>900 - 1500</b>


<b>53.</b> <b>Rắn hoa cỏ nhỏ</b> <i><b>Rhabdophis subminialus (Schlegel, 1837)</b></i> <b>Sinh cảnh gắn người</b> <b>100 * 1500</b>


<b>54.</b> <b><sub>Rắn vòi</sub></b> <i><b><sub>Rhynchophis boulengeri Mocquard, 1897</sub></b></i> <b>Sống ừẽn cây, gẩn nơi có </b>


<b>nước trẽn núi</b> <b>300 - 1500</b>


<b>55.</b> <b><sub>Rắn rồng Trung Quốc</sub></b> <i><b><sub>Sibynophis chinensis (Gunther, 1889)</sub></b></i> <b>Sườn núi phủ cày bui, vườn </b>


<b>cây quả</b> <b>600 - 1500</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

<b>stt</b> <b>Tên Việt Nam</b> <b>Tên Khoa học</b>


<b>Cấp độ </b>
<b>quý </b>
<b>hiếm</b>


<b>Sinh cảnh sống</b> <b>Độ cao (m)</b>


<b>57.</b> <b>Rắn nước vân đen</b> <i><b>Sinonatrix percarinata {Boulenger, 1899)</b></i>


<b>Các vũng nước ừong rừng </b>



<b>trên núi cao</b> <b>700-1500</b>


<b>58.</b> <b>Rắn nước</b> <i><b>Sinonatrix trianguligera</b></i>


<b>Sống ở suối trong rửng ừẻn </b>


<b>núi cao</b> <b>700 - 1500</b>


<b>59.</b> <b>Rắn nước</b> <i><b>Xenochrophis flavipunctatus</b></i>


<b>Sống nửa dưới nước, gặp ở </b>


<b>các nơi có nước trong rừng</b> <b>100 - 1500</b>
<b>60.</b> <b>Rắn nước</b> <i><b>Xenochrophis piscaior (Schneider, 1799)</b></i>


<b>61.</b> <b>Rắn hổ mực gờ</b> <i><b>Zaocys </b></i> <i><b>carinatus </b></i> <b>(Gunther, </b> <b>1858)</b> <b>Sườn núi phủ cây bụi</b> <b>700 - 1500</b>


<i><b>Phân họ Rắn HỔ mây</b></i> <i><b>Dipsaninae</b></i>


<b>62.</b> <b>Rắn hổ mày gờ</b> <i><b>Dipsas carinatus (Boie, 1828)</b></i>


<b>Sống trên cãy trong rừng </b>


<b>trên núi</b> <b>400 - 1500</b>


<b>63.</b> <b>Rắn hổ mây hamton</b> <i><b>Dipsas hamptoni (Boulenger, 1905)</b></i> <b>Trẽn cây, trong rừng</b> <b>600 - 1500</b>


<b>64.</b> <b>Rắn hổ mây đốm</b> <i><b>Dipsas macularius Theobaid, 1868</b></i> <b>Sống ừên cây</b> <b>400 - 1100</b>


<b>65.</b> <b>Rắn hổ mây ngọc</b> <i><b>Dipsas margaritophorus (Jan, 1866)</b></i> <b>Sòng trẽn cày</b> <b>200-1100</b>



<b>66.</b> <b><sub>Rắn hổ mây núi</sub></b> <i><b>Dipsas monticoia Cantor, 1839</b></i>


<b>Ven các suối trong rửng tre </b>


<b>nứa trên núi</b> <b>900-1000</b>


<b>67.</b> <b>Rắn hổ đất</b> <i><b>Plagiopholis delacouri Angel, 1929</b></i> <b>Sống trẽn cây</b> <b>900-1500</b>


<i><b>Phản họ rắn mũi bên</b></i> <i><b>Boiginae</b></i>


<b>68.</b> <b>Rắn roi thường</b> <i><b>Ahaetulla prasina {Reinhardt, in Boie, </b></i>
<b>1827)</b>


<b>Sống ừên cây</b> <b>100 - 1500</b>


<b>69.</b> <b>Rắn rào đốm</b> <i><b>Boiga multomaculata (Reinwardt, in Boie, </b></i>


<b>1827)</b> <b>-</b> <b>■</b>


<b>70.</b> <b>Rắn ráo thái dưcmg</b> <i><b>Bioga multitemporalis (Bourĩet, 1935)</b></i> <b>-</b> <b>900</b>


<i><b>Phân họ Rắn rồng</b></i> <i><b>Homalopsinae</b></i>


<b>71.</b> <b>Rắn bồng chỉ</b> <i><b>Enhydrìs plumbea (Boie, 1827)</b></i>


<b>12. Họ R ắ n h ổ</b> <b>E la p id a e</b>


<b>72.</b> <b>Rắn cap nong</b> <i><b>Bugarns fasciatus (Schneider, 1801)</b></i> <b>T</b> <b>Trên núi gần nơi có nước</b> <b>200- 1500</b>



<b>73.</b> <b>Rắn cạp nia Bắc</b> <i><b>Bungarus multlclnctus Blyth, 1861</b></i> <b>Sườn núi phủ cây bui</b> <b>200 - 1500</b>


<b>74.</b> <b>Rắn lá khị hình chữ V</b> <i><b>Calliopphis </b></i> <i><b>kelloggi </b></i> <b>(Pope, </b> <b>1928)</b> <b>Rừng trẽn núi</b> <b>900</b>


<b>75.</b> <b>Rắn lá khỏ thường</b> <i><b>Calliophis macclellandi (Reinhardt, 1844)</b></i> <b>Rùng trên núi</b> <b>200 - 1500</b>


<b>76,</b> <b>Rắn hổ mang</b> <i><b>Naja naja (Linnaeus, 1758)</b></i> <b>T</b> <b>Từ chân núi đến đỉnh</b> <b></b>


<b>-77.</b> <b>Rắn hổ chúa</b> <i><b>Ophiophagus hannah (Cantor, 1836)</b></i> <b>E</b> <b>Sống ỏ vùng núi gần nơi có </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

<b>Stt</b> <b>Tên Việt Nam</b> <b>Tên Khoa học</b>


<b>Cấp dộ </b>
<b>quý </b>
<b>hiếm</b>


<b>Sinh cảnh sổng</b> <b>Độ cao (m)</b>


<b>79.</b> <b>Rắn lục mũi hếch</b> <i><b>Deinaglistrodon acus (Gunther, 1888)</b></i>


<b>Khu vực có rùng của dãy </b>


<b>núi</b> <b></b>


<b>-80.</b> <b>Rắn lục mép</b> <i><b>Trimeresurus albolabrísGray, 1842</b></i>


<b>Sống trẽn cáy dưới tán </b>
<b>rùng</b>


<b>350 - 800</b>



<b>81.</b> <b>Rắn lục núi</b> <i><b>Trìmeresurus monỉicola Gunther, 1864</b></i> <b>Sống trẽn núi</b> <b>800 - 1200</b>


<b>82.</b> <b>Rắn lục cườm</b> <i><b>ĩrimeresurus murcosquamatus (Cantor, </b></i>
<b>1839)</b>


<b>Sống nửa trẽn cây</b> <b>700 - 1000</b>


<b>83.</b> <b>Rắn lục mién Nam</b> <i><b>Trimeresurus popeorum</b></i> <b>Sống ừén cây dưới tán </b>


<b>rùng</b> <b>900-1200</b>


<b>84.</b> <b>Rắn lục xanh</b> <i><b>Trímeresurus stejnegeri K. Schmidt, 1925</b></i>


<b>Sống trên cây dưới tán </b>


<b>rùng</b> <b>700 - 1100</b>


<b>BỘ R Ù A</b> <b>T E S T U D IN A T A</b>


<b>14. Họ R ù a đ ầ u t o</b> <b>P la t y s t e r n i d a e</b>


<b>85.</b> <b>Rủa đầu to</b> <i><b>Platystemon megacephalum</b></i> <b>Sống ở nước dưới tán rùng</b> <b>>600</b>


<b>15. Họ R ù a đ ầ m</b> <b>E m y d id a e</b>


<b>86.</b> <b>Rủa hộp trán váng</b> <i><b>Cistoclemmys galbinifrons </b></i> <b>(Bourret, </b>


<b>1939)</b> <b>V</b>



<b>Dưới tán rùng ven suối</b> <b>600-1000</b>


<b>87.</b> <b>Rùa hộp ba vạch</b> <i><b>Cuora trifasciata (Bell, 1825)</b></i> <b>V</b> <b>Sống trong rừng</b> <b>>600</b>


<b>88.</b> <b>Rủa đấl spengle</b> <i><b>Geoemyda spengleri (Gmélin, 1789)</b></i> <b>-</b> <b></b>


<b>-89.</b> <b>Rùa</b> <i><b>Mauremys mutica</b></i> <b>-</b> <b></b>


<b>-90.</b> <b>Rùa cổ sọc</b> <i><b>Ocadia sinensis</b></i> <b>Ven suối dưới tán rủng</b> <b>600 - 1000</b>


<b>91.</b> <b>Rùa sa nhân</b> <i><b>Pyxidea mouhpti (Gray, 1862)</b></i> <b>Ven suối dưới tán rừng</b> <b>600 - 1000</b>


<b>92.</b> <b>Rùa bốn mắl</b> <i><b>Sacalia </b></i> <i><b>quadnocellata </b></i> <b>(Siebenrock, </b>


<b>1903)</b> <b>Dưới tán rừng</b> <b>>600</b>


<b>16. Họ R ù a n ú i</b> <b>T e s t u d in i d a e</b>


<b>93.</b> <b>Rủa núi vàng</b> <i><b>Indotestudo elongata</b></i> <b>V</b> <b>Dưới tán rừng</b> <b>>600</b>


<b>94.</b> <b>Rủa núi vién</b> <i><b>Manouria impressa</b></i> <b>V</b> <b>Dưới tán rừng</b> <b>>600</b>


<b>1 7 . Họ B a b a</b> <b>T r io n y c h id a e</b>


<b>95.</b> <b>Ba ba gai</b> <i><b>Paleae steindachneri (Siebenrock, 1906)</b></i> <b>Suối trong rừng</b>


<b>96.</b> <b>Ba ba trơn</b> <i><b>Pelodisscus sinensis</b></i> <b>Ao, hổ, đấm, suối trong </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

PHỤ LỤC 5



<b>DANH LỤC CÁC LOÀI C H IM ở VƯ ỜN Q u ố c GIA TAM ĐẢO</b>


<b>TT</b> <b>Tên Việt Nam</b> <b>Tên K hoa h ọ c</b>


<b>B ậ c đe </b>
<b>d ọa</b>


<b>1. B Ộ CHIM LẶN</b> <b>P O D IC IP D IF O R M E S</b>


<b>1. H ọ C h im lặ n</b> <b>P o d i c i p e d i d a e</b>


<b>1.</b> <b>Le hôi</b> <i><b>T r a c h y b a p tu s ru ficollis</b></i>


<b>II. B Ộ HẠC</b> <b>C IC O N IF O R M E S</b>


<b>2 . H ọ D iệ c</b> <b>A r d e id a e</b>


<b>2.</b> <b>C ò trăng</b> <i><b>E g r e tta g a r z e tta</b></i>


<b>3.</b> <b>C ò ruổi</b> <i><b>B u b u lc u s ib is</b></i>


<b>4.</b> <b>C ò bợ</b> <i><b>A r d e o la b a c c h u s</b></i>


<b>5.</b> <b>C ò x a n h</b> <i><b>B u to ri d e s s tr ia tu s</b></i>


<b>6.</b> <b>V ạ c</b> <i><b>N y c tic o r a x n y c tic o r a x</b></i>


<b>7.</b> <b>C ò lửa</b> <i><b>I x o b r y c h u s c in n a m o m e u s</b></i>


<b>III. B ộ C Ắ T</b> <b>F A L C O N IF O R M E S</b>



<b>3. H ọ ư n g</b> <b>A c c ip it r id a e</b>


<b>8.</b> <b>ư n g N h ật B ản</b> <i><b>A c c ip ite r g u la ris</b></i>


<b>9.</b> <b>ư n g ấn Đ ộ</b> <i><b>A c c ip ite r trivrga tu s</b></i>


<b>10.</b> <b>ư n g x ám</b> <i><b>A c c ip ite r b a d iu s</b></i>


<b>11.</b> <b>ư n g b ụ n g h u n g</b> <i><b>A c c ip ite r v ir g a tu s</b></i>


<b>12.</b> <b>D iều N h ât B ản</b> <i><b>B u te o b u te o</b></i>


<b>13.</b> <b>D iểu h o a M iến Đ iện</b> <i><b>S p ilo r n is c h e e la</b></i>


<b>14.</b> <b>D iều ăn o n g</b> <i><b>P e r n is p tilo r h y n c h a</b></i>


<b>4 . H ọ C ắ t</b> <b>F a lc o n i d a e</b>


<b>15.</b> <b>C ắt b ụ n g h u n g</b> <i><b>F a lc o s e v e r u s</b></i>


<b>16.</b> <b>C ắt n h ỏ b u n g trắng</b> <i>M icrohierax</i>


<b>IV. B Ộ G À</b> <b>G A L L IF O R M E S</b>


<b>5. H ọ T rĩ</b> <b>P h a s i a n i d a e</b>


<b>17.</b> <b>G à s o h o n g v à n g</b> <i><b>A rb o r o p h ila b r u n n e o p e c t u s h e n r ic i</b></i>


<b>18.</b> <b>G à s o n g ự c gụ</b> <i><b>T r o p ic o p e r d ix c h a r lto n i to n k in e n s is</b></i>



<b>19.</b> <b>G à rừng Jab u i</b> <i><b>G a llu s g a llu s ja b o u ille i</b></i>


<b>2 0 .</b> <b>Trĩ b ạ c</b> <i><b>L o p h u ra n y c th e m e r a</b></i>


<b>21.</b> <b>G à tiền m ặt v à n g</b> <i><b>P o ly p Ị e c tr o n b ic a lc a r a tu m</b></i>


<b>22.</b> <b>Đ a đa</b> <i><b>F ra n c o lin u s p i ta d e a n u s</b></i>


<b>2 3 .</b> <b>C a y T rung Q u ố c</b> <i><b>C o tu rn ix c h ị n e n s i s</b></i>


<b>V. B Ọ S E U</b> <b>G R U IF O R M E S</b>


<b>6. H ọ C u n c ú t</b> <b>T u r n ic ỉd a e</b>


<b>2 4 .</b> <b>Cun cú t lưng h u n g</b> <i><b>T urn ix ta n ki</b></i>


<b>2 5 .</b> <b>C un cú t lưng nâu</b> <i><b>T. s u s c ita to r</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

TT Tên Việt Nam Tên Khoa học


Bậc đe
dọa


28. Gà đổng <i>Gallicrex cine re a</i>


29. Gà nước lớn <i>Ga Hi nu ra chloropus</i>


VI. BỘ RỄ C H A R A D R IIF O R M E S
9 Họ N hát hoa R o s tra tu lid a e



30. <b>N h át h o a</b> <i><b>R o s tr a tu la b e n g h a l e n s i s</b></i>
10. Họ Rẽ S c o lo p a c id a e


<i>Phân họ C hoất</i> <i>Trlnginae</i>


31. <b>C h o ắ t b ụ n g trắng</b> <i>Tringa ochropus</i>


32. <b>C h o ắ t n h ỏ</b> <i>T. hypoleuCOS</i>


<i>Phân họ Rê gà</i> <i>S colopacinae</i>


33. Rẽ gà <i>Scolopax rusticola</i>


<i>Phân họ Rẽ g iu n</i> <i>G aỉlinagoninae</i>


34. Rẽ giun á châu <i>Gallinago sternura</i>


35. <b>R ẽ giun lớn</b> <i>G. nem oricola</i>


VII. BỌ BO CAU C O LU M B IF O R M E S
11. Họ Bồ câu C o lu m b id a e


36. <b>Cu g á y</b> <i><b>s t r e p t o p e l i a c h in e n s is</b></i>


37. <b>Cu n gói</b> <i>s. tranquebarica</i>


38. Cu sen <i>s. orientalis</i>


39. <b>Cu x a n h đ u ô i n h ọ n</b> <i>Treron apicauda</i>



40. <b>Cu x a n h m ỏ q u ặ p</b> <i>T. curvirostra</i>


41. <b>Cu lu ồ n g</b> <i><b>C h a lc o p h a p s in d ic a</b></i>


42. <b>G ầm gì v ằ n</b> <i><b>M a c ro p ig ia u n ch a ll</b></i>


<b>VIII. B Ọ V Ẹ T</b> PSITTA C IFO R M E S


12. Họ V ẹt P s itta c id a e
43. <b>V ẹt n g ự c đ ỏ</b> <i><b>P s itta c u la a le x a n d r i</b></i>


44. <b>V ẹt đ áu xám</b> <i><b>p . h y m a la y a n a (ịin schii)</b></i>


IX. B ộ CU CU C U C U LIFO R M ES
13. Họ Cu cu C u c u lid a e


<i>Phân họ Cu cu</i> <i>C ucu lin ae</i>


45. <b>Khát n ư ớ c</b> <i>Clam ator coromandus</i>


46. Chèo cheo lớn <i><b>C u c u lu s s p a r v e r i o i d e s</b></i>


47. <b>Băt c ơ trói c ộ t</b> <i>c. <b>m ic r o p te r u s</b></i>


48. <b>C h è o c h e o n h ỏ</b> <i>c. fugax</i>


49. <b>Tìm vịt</b> <i><b>C a c o m a n tis m e r u lin u s</b></i>


50. <b>Cu cu đ e n</b> <i><b>S u r n ic u lu s lu g u b ris</b></i>



51. <b>Tu hú</b> <i><b>E u d y n a m y s s c o l o p a c e a</b></i>


<i>Phân họ Phướn</i> <i>P haenicophaeinae</i>


52. Phướn <i><b>R h o o p o d y t e s tristis</b></i>
<i>Phân bọ Bìm b ịp</i> <i>C en trop od ina e</i>


53. <b>Bìm bịp lớn</b> <i><b>C e n tr o p u s s i n e n s i s</b></i>


54.


</div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

TT Tên <b>Việt Nam</b> Tên <b>K hoa h ọ c</b>


<b>B ậ c đe </b>
dọa


<b>X. B Ộ C Ú</b> STR IG IFO RM ES


55.


<b>14 . </b>Họ <b>C ú l ợ n</b> T y to n id a e


<i><b>P h â n h ọ C ú lợ n</b></i> <i>Tytoninae</i>


56. <b>Cú lợn lưng nâu</b> <i><b>T yto c a p e n s i s</b></i>


<b>15 . </b>Họ <b>C ú m è o</b> s trig ỉd a e


57. <b>Dù dì p h ư ơ n g đ ô n g</b> <i><b>B u b o z e y lo n e n s i s o r ie n ta lis</b></i> T



58. <b>Dù dì h u n g</b> <i>B. flavipes</i>


59. <b>Cú m è o k h o a n g c ổ</b> <i>otus lem piji</i>


60. Cú <b>m è o L atusơ</b> <i><b>o t u s s p ilo c e p h a lu s</b></i>


61. <b>Cú vọ</b> <i><b>G la u c id iu m c u c u lo id e s</b></i>


62. <b>Cú v ọ m ặ t trăng</b> <i><b>G. b r o d ie i</b></i>


<b>XI. B ộ </b>CÚ <b>MUÔI</b> C A P R IM U LG IFO R M E S


<b>16. </b>Họ <b>C ú m u ô i</b> C a p rim u lg id a e


63. <b>Cú m u ỗi Ấn Đ ộ</b> <i><b>C a p r im u lg u s in d ic u s</b></i>


64. <b>Cú m uỗ i đu ôi dài</b> <i><b>c . </b>macrurus</i>


XII. BỘ YẾN APO D IFO R M E S


<b>17. H ọ Y ế n</b> A p o d id a e


65. <b>Y ế n h ô n g trắng</b> <i><b>A p u s p a d fic u s</b></i>


<b>66.</b> <b>Y ến c ằ m trắng</b> <i>A. affinus</i>


<b>67.</b> <b>Y ến c ọ</b> <i><b>C y s iu r u s b a t a s i n e n s is</b></i>


<b>68.</b> <b>Y ế n đuôi c ứ n g b ụ n g trắng</b> <i><b>H ir u n d a p u s c a u d a c u ta</b></i>



<b>69.</b> <b>Yế n đuỏi c ứ n g lớn</b> <i><b>H. g ig a n te a</b></i>


<b>XIII. B Ọ N U O C</b> <b>T R I G O N I F O R M E S</b>


<b>18. H ọ N u ố c</b> <b>T r o g o n i d a e</b>


<b>70.</b> <b>N u ố c b ụ n g đ ỏ</b> <i><b>H a r p a c te s e r y th r o c e p h a lu s</b></i>


<b>XIV. B Ộ S Ả</b> <b>C O RACI F O R M E S</b>


<b>19. H ọ B ó i c á</b> <b>A c e l d i n i d a e</b>


<b>7 1 .</b> <b>Bói c á lớn</b> <i><b>C e r y le lu g u b ris g u tíu ta la</b></i> <b>T</b>


<b>72.</b> <b>B ổ n g c h a n h</b> <i><b>A lc e d o a tth is b e n g a l e n s i s</b></i>


<b>73.</b> <b>S ả đ ẩ u nâu</b> <i><b>H a lc y o n s m y r n e n s y s p e r p u lc h r a</b></i>


<b>7 4 .</b> <b>S ả h u ng</b> <i><b>H. c o m m a n d o c o m m a n d o</b></i> <b>R</b>


<b>2 0 . H ọ S ả r ừ n g</b> <b>C o r a c i i d a e</b>


<b>75.</b> <b>S ả rừng</b> <i><b>C o r a c ia s b e n g h a l e n s i s</b></i>


<b>2 1 . H ọ Đ ẩ u rìu</b> <b>U p u p i d a e</b>


<b>7 6 .</b> <b>Đ ẩ u rìu</b> <i><b>U p u p a e o p s lo n g ir o s tr is</b></i>


<b>77.</b> <b>C a o cát b ụ n g trắng</b> <i><b>A n th r a c o c e r o s m a la b a r ic u s l e u c o g a s t e r</b></i>



<b>78.</b> <b>N i ệ c hu n g</b> <i><b>P tilo la e m u s tic k e lli in d o c h in e n s is</b></i> <b>T</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(150)</span><div class='page_container' data-page=150>

<b>TT</b> Tên Việt Nam Tên Khoa học


Bậc đe
<b>dọ a</b>
<b>81.</b> Cu rốc đầu vàng <i><b>M. ran klin ii a u ricu lla ris</b></i>


<b>82.</b> Thầy chùa đít đỏ <i><b>M. Ịa g ra n d ieri r o th s c h ild i</b></i>
23. <b>H ọ </b>Gõ kiến <b>P i c i d a e</b>


<b>83.</b> <b>V ẹ o c ổ</b> <i><b>J y u x to rq u illa c h i n e n s i s</b></i>


<b>8 4 .</b> <b>G õ kiến lùn m à y trắng</b> <i>Sasia ochracea que ru li vox</i>


<b>85.</b> <b>G õ kiến nâ u</b> <i><b>M ic r o p te m u s b r a c h y u r u s a n n a m e n s i s</b></i>


<b>86.</b> <b>G õ kiến x a n h g á y đ e n</b> <i>Picus canus sobrinus</i>


<b>87.</b> <b>G õ kiến x a n h g á y v à n g</b> <i>P. flavinucha</i>
<b>88.</b> <b>G õ kiến x a n h v à n g n h ỏ</b> <i>P. javanensis</i>


<b>89.</b> <b>G õ kiến x a n h c á n h đỏ</b> <i>p. chlorolopus</i>


<b>90.</b> <b>G ỗ kiến nâ u</b> <i>Gecinulus pyrrhotis</i>


<b>91.</b> <b>G õ kiến n â u c ổ đ ỏ</b> <i>Blythipicus pyrrhotis</i>


<b>92.</b> <b>G õ kiến n h ỏ đ ẩ u xá m</b> <i><b>P ic o id e s c a n ic a p illu s</b></i>



<b>9 3 .</b> <b>G õ kiến đ e n b ụ n g tr ắng</b> <i>Dryocopus javensis</i>


XVI. BỌ SE <b>P A S S E R I F O R M E S</b>
26. Họ Mỏ rộ n g <b>E u r y l a i m i d a e</b>


<i>Phân họ M ỏ rộng</i> <i><b>E u r y l a i m i n a e</b></i>


<b>94.</b> <b>Mỏ rộng h u n g</b> <i>Serilophus lunatus</i>


<b>95.</b> <b>Mỏ rộng x a n h</b> <i><b>P s a r is o m u s d a lh o u s ia e</b></i> <b>T</b>


27. <b>H ọ </b>Đ u ô i c ụ t <b>P i t t i d a e</b>
<b>96.</b> <b>Đu ôi cụt đ ầ u x á m</b> <i><b>P itta s o r o r</b></i>


<b>97.</b> <b>Đu ôi cụt g á y x a n h</b> <i><b>p . n ip a le n s is</b></i>


<b>98.</b> <b>Đu ôi cụt b ụ n g đ ỏ</b> <i><b>p . n y m p h a</b></i> <b>R</b>


<b>9 9.</b> <b>Đu ôi cụt b ụ n g vă n</b> <i><b>p . elliotii</b></i> <b>T</b>


<b>28 . H ọ S ơ n c a</b> <b>A l a u d i d a e</b>


<b>100.</b> <b>S ơ n c a</b> <i><b>A la u d a g u lg u la</b></i>


<b>29 . H ọ N h ạ n</b> <b>H ir u d i n i d a e</b>


<b>101.</b> <b>N h ạ n b ụ n g trăng</b> <i><b>H iru n do r u s tic a</b></i>


<b>102.</b> <b>N h ạ n b ụ n g x á m</b> <i><b>H. d a u r ic a</b></i>



<b>103.</b> <b>N h a n b ụ n g vă n</b> <i><b>H. strio la ta</b></i>


<b>30. H ọ C h ì a v ô i</b> <b>M o t a c i l l i d a e</b>
<b>1 04.</b> <b>Ch im m a n h V â n N a m</b> <i><b>A n th u s h o d g s o n i</b></i>


<b>105.</b> <b>Chim m a n h lớn</b> <i><b>A. n o v a e s e e l a n d a e (rich iardi)</b></i>


<b>106.</b> <b>Chìa vôi núi</b> <i><b>M o n ta cilla c in e r e a</b></i>


<b>107,</b> <b>Ch ìa vôi b ụ n g trắng</b> <i><b>M. a lb a</b></i>


<b>3 1 . H ọ P h ư ờ n g c h è o</b> C a m p e p h a g id a e
<b>108.</b> <b>P h ư ờ n g c h è o x á m</b> <i><b>C o r a c in a m e l a s c h i s t o s</b></i>


<b>1 09.</b> <b>P h ư ờ n g c h è o x á m lớn</b>

<i>c. </i>

<i><b>n o v a e h o lla n d id a e</b></i>


<b>11 0.</b> <b>P h ư ờ n g c h è o đ e n</b> <i><b>H e m ip u s p i c a t u s</b></i>


<b>1 1 1 .</b> <b>P h ư ờ n g c h è o đ ỏ đ u ô i dài</b> <i><b>P e r c r o tu s e t h o lo g u s</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(151)</span><div class='page_container' data-page=151>

<b>TT</b> Tên Việt Nam <b>Tên </b>Khoa học


Bậc đe
<b>d ọ a</b>
32. <b>H ọ </b>C hào m à o <b>p y c n o n o t u s</b>


<b>1 1 4 .</b> <b>C à n h c ạ c h lớn</b> <i>C riniger p allid us</i>


<b>115.</b> <b>C à n h c ạ c h đ e n đ ầ u trắng</b> <i><b>H y p s ip e s t e s m a d a g a s c a r i e n s i s</b></i>



<b>1 1 6 .</b> <b>C à n h c ạ c h n h ỏ</b> <i>H. propinquus</i>


<b>1 1 7 .</b> <b>C à n h c ạ c h x á m</b> <i>H. feavalus</i>


<b>1 1 8 .</b> <b>C h à o m à o đít đ ỏ</b> <i>Pycnonotus jocorus</i>


<b>11 9.</b> <b>B ơ n g lau đít đ ỏ</b> <i>P. cafer</i>


<b>1 2 0 .</b> <b>B ô n g lau đít v à n g</b> <i><b>p . a u r ig a s te r</b></i>


<b>1 2 1 .</b> <b>B ô n g lau v à n g</b> <i>P. flavescens</i>


<b>122.</b> <b>C h à o m à o v à n g m à o đ e n</b> <i>p. m elanicterus</i>
<b>123.</b> <b>B ô n g lau T r u n g Q u ố c</b> <i>P. sinensis</i>


33. Họ C h im xanh <b>I r e n i d a e</b>


<b>124.</b> <b>Chim x a n h</b> <i>Irena puella</i>


<b>12 5.</b> <b>Chim lam h ô n g v à n g</b> <i><b>C h lo r o p is h a r d w ic k e i</b></i>


<b>126.</b> <b>Chim x a n h N a m bộ</b> <i>Ch. Chochinchinensis</i>


<b>127.</b> <b>Chim n g h ệ lớn</b> <i>Aegithina lafiesnayei</i>


<b>1 2 8 .</b> <b>Chim n g h ệ n g ự c v à n g</b> <i>A. <b>ti </b>p hi a</i>


34. Họ B á c h th a n h <b>L a n i i d a e</b>



<b>12 9.</b> <b>B á c h th a n h</b> <i>Lanius schach</i>


<b>130.</b> <b>B á c h th a n h vă n</b> <i><b>L. tigrin u s</b></i>


<b>1 31.</b> <b>B á c h th a n h m à y trăng</b> <i><b>L. cris t a t u s</b></i>


<b>132.</b> <b>B á c h th a n h n h ỏ</b> <i><b>L. c o llu r io id e s</b></i>


<b>3 5 . H ọ C h í c h c h o è</b> <b>T u r d i d a e</b>


<b>133.</b> <b>C hích c h o è n ư ớ c đ ầ u trắng</b> <i><b>E n ic u r u s le s c h e n a u lti</b></i>


<b>134.</b> <b>C h íc h c h o è</b> <i><b>C a p s y c h u s s a u la r is</b></i>


<b>135.</b> <b>Chích c h o è lửa</b> <i><b>c . m a la b a r íc u s</b></i>


<b>136.</b> <b>H o é t đ e n</b> <i><b>T u rd u s m e ru la</b></i>


<b>1 3 7 .</b> <b>H o é t đ e n c á n h trắng</b> <i><b>T. b o u lb o u lt</b></i>


<b>138.</b> <b>H o é t m à y trắng</b> <i><b>T. o b s c u r u s</b></i>


<b>139.</b> <b>C ô c ô x a n h</b> <i><b>C o c h o a viridis</b></i>


<b>1 4 0 .</b> <b>O a n h lưng x a n h</b> <i><b>E rith a c u s c y a n a e</b></i>


<b>1 41.</b> <b>H o é t x a n h</b> <i><b>M y o p h o n u s c e a r u lc u s</b></i>


<b>1 4 2 .</b> <b>H o é t đá</b> <i><b>M orìticu la s o li ta ri u s</b></i>



<b>143.</b> <b>H o é t v à n g</b> <i><b>Z o o th e r a citrina</b></i>


<b>1 4 4 .</b> <b>H o é t Sibêri</b> <i><b>z . sb iric a</b></i>


<b>145.</b> <b>S á o đất</b> <i><b>z . d a u m a</b></i>


<b>1 4 6 .</b> <b>H o é t đu ôi cụt m à y tr ắn g</b> <i><b>B r a c h y te r y x le u c o p h r y s</b></i>


<b>14 7.</b> <b>S ẻ bụi đ ầ u đ e n</b> <i><b>S a x ic o la to r q u a ta</b></i>


<b>148.</b> <b>S ẻ bụi x á m</b> <i><b>S . fe r r e a</b></i>


<b>3 6 . H ọ K h ư ớ u</b> <b>T i m a l i i d a e</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(152)</span><div class='page_container' data-page=152>

TT Tên Việt Nam Tên Khoa học


Bậc đe
dọa


153. <b>Khướu đ ầ u trắng</b> <i>G. leucolophus</i>


154. <b>Khưóu mun</b> <i>G. chinensis lugens</i>


155. <b>Liếu điế u</b> <i>G. perspicillatus</i>


156. <b>B ò c h i ể u</b> <i><b>G .s a n n io</b></i>


157. Họa mi <i>G. canorus</i>


158. <b>Kim o a n h c ổ đỏ</b> <i>Leiothrix lu te a</i>



159. Kim oanh tai bạc <i>L. argentauris</i>


160. <b>Khưóu đ á đu ôi n g ắ n</b> <i>Napothera brevicaudata</i>


161. <b>Khưóu đ á đ ỏ</b> <i>N. epilepidota</i>


162. <b>Chích c h ạ c h m á v à n g</b> <i><b>M a c r o n u s g u la ris ( m a c r o n o u s )</b></i>


163. <b>Ch u ối tiêu đấ t</b> <i>Pellorm orhinus tickelli</i>


164. Khưóu mỏ quặp cánh vàng <i>Peteruthius fiaviscapis</i>


165. <b>H ọ a mi đấ t m ỏ dài</b> <i>Potamorhinus hypollueos</i>


166. <b>H ọa mi đấ t n g ự c đ ố m</b> <i>P. ruíicolis (schisticeps)</i>


167. <b>H ọa mi đất đ ầ u h u n g</b> <i>p. ochraceiceps</i>


168. <b>Khưóu bụi v à n g</b> <i>Stachyris chrysea</i>


169. Khưóu bụi đầu đen <i><b>s . </b>nigriceps</i>


170. <b>Khưốu bụi đ ố m c ổ</b> <i><b>s . </b>striolata</i>


171. <b>H ọa mi n h ỏ</b> <i><b>Tim alia p ile a ta</b></i>


<b>17 2.</b> <b>Khướu m à o m á h u n g</b> <i><b>Vu hi n a c a s t a n i c e p s</b></i>


<b>173,</b> <b>Khướu m à o đ ầ u đ e n</b> <i><b>Y. n ig rim e n ta</b></i>



<b>174.</b> <b>Khướu m à o b ụ n g trắng</b> <i><b>V z a n th o le u c a</b></i>


<b>3 7 . H ọ C h i m c h í c h</b> <b>S y l v i d a e</b>


<b>1 7 5 .</b> <b>C hích n g ự c v à n g</b> <i><b>B ra d y p te ru s lu te </b>0<b> v e n tr is</b></i>


<b>1 76.</b> <b>C hích đ ầ m lầy n h ỏ</b> <i><b>L o c u s te lla la n c e o la ta</b></i>


<b>1 7 7 .</b> <b>C hích b ơ n g đuôi dài</b> <i><b>O r th o to m u s s u to ri u s</b></i>


<b>1 78.</b> <b>C h íc h b ô n g đ ầ u h u n g</b> <i><b>0 . c u c u lla tu s</b></i>


<b>17 9.</b> <b>Chích b ơ n g c á n h v à n g</b> <i><b>0 . a tro g u la ris</b></i>


<b>180.</b> <b>Chích b ơ n g m ỏ r ộng</b> <i><b>A c r o c e p h a lu s a e d o m</b></i>


<b>181.</b> <b>Chích n g ự c v à n g</b> <i><b>P h y llo s c o p u s ric k etti</b></i>


<b>182.</b> <b>C hích nâu</b> <i><b>P. f u s c a tu s</b></i>


<b>1 83.</b> <b>C hích m à y lớn</b> <i><b>p . in o r n a tu s</b></i>


<b>18 4.</b> <b>C h íc h b ụ n g trắng</b> <i><b>P. s c h w a r z i</b></i>


<b>185.</b> <b>Chích b ụ n g hu n g</b> <i><b>P. affin is (su b a ffin is )</b></i>


<b>186.</b> <b>C h iề n c h i ệ n lớn</b> <i><b>M e g a lu r u s p a lu s tr is</b></i>


<b>187,</b> <b>C h iề n c h i ệ n đ ầ u nảu</b> <i><b>P rin ia r u f e s s c e n s</b></i>



<b>188.</b> <b>C hích đ ớ p ruổi m à y đ e n</b> <i><b>S c ic e r u s burkii</b></i>


<b>189.</b> <b>C h íc h đu ơi cụt</b> <i><b>T e s ia o liv e a</b></i>


<b>3 8 . H ọ Đ ớ p r u ổi</b> M u s ic a p in a e
<b>190.</b> <b>Đ ớ p ruổi Sibêri</b> <i><b>M u s s ic a p a s ib iric a</b></i>


<b>1 9 1 .</b> <b>Đ á p ruổi nâ u</b> <i><b>M. d a u r ic a</b></i>


<b>192.</b> <b>Đ ó p ruổi x a n h x á m</b> <i><b>M. th a la s s in a</b></i>


<b>1 9 3 .</b> <b>Đ ớ p ruổi v à n g</b> <i><b>F ic e d u la z a n th o p ig ia ( n a r c is s ira)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(153)</span><div class='page_container' data-page=153>

TT Tên Việt Nam Tên Khoa học


Bặc đe
dọa
195. <b>Đ á p ruồi h ọ n g trắng</b> <i>F. m onileger</i>


196. <b>Đ ó p ruổi h ọ n g h u n g</b> <i>F. strophita</i>


197. <b>Đ ớ p </b>ruổi <b>m ặt đ e n</b> <i>F. tricolor</i>


198. <b>Đ á p ruổi lưng v à n g</b> <i>F. narcissi na</i>


199. <b>Đ ó p ruổi m ug i</b> <i>F. m ugimaki</i>


200. <b>Đ ớ p ruổi m à y trắng</b> <i>F. hyperythra</i>



201. Đốp ruổi xám họng hung <i>Niltava banyuthra</i>


202. <b>Đ ó p </b>ruổi <b>c ằ m đ e n</b> <i>N. davidi</i>


203. <b>Đ ó p ruổi đu ôi trắng</b> <i>N. concreta</i>


204. <b>Đ á p ruổi Hải N a m</b> <i>N. hainana</i>


205. <b>Đ ớ p ruổi x a n h nh ạt</b> <i>N. unicolor</i>


206. <b>Đ ỏ p ruổi c ằ m x a n h</b> <i>N. rubeculoides</i>


207. <b>Đ á p ruổi đ ầ u x á m</b> <i><b>C u lic ic a p a c e y lo n e n s i s</b></i>
39. Họ Rẻ q u ạ t M o n a rc h id a e


208. <b>R ẻ q u ạ t h ọ n g trắng</b> <i>Rhipidura albicollis</i>


209. <b>Đ ớ p </b>ruổi <b>x a n h g á y đ e n</b> <i><b>H y p o th y m is a z y r e a</b></i>


210. <b>Thiên </b>đường đuôi dài <i>Tersiphone pa ra d i si</i>


40. Họ B ạc mã <b>P a r i d a e</b>


211. <b>B ạ c má</b> <i><b>P a r u s m a jo r</b></i>


<b>2 1 2 .</b> <b>Ch im m à o v à n g</b> <i><b>M e la n o c h lo r a s u lta n e a</b></i>


<b>4 1 . H ọ C h i m s â u</b> <b>D i c a e i d a e</b>
<b>2 1 3 .</b> <b>Chim s â u v à n g lục</b> <i><b>D ic a e u m c o n c o lo r</b></i>



<b>2 1 4 .</b> <b>Chim s â u b ụ n g v ạ c h</b> <i><b>D. c h r y s r r h e u m</b></i>


<b>2 1 5 .</b> <b>Chim s â u lưng đ ỏ</b> <i><b>D. c r u e n ta tu m</b></i>


<b>2 1 6 .</b> <b>C him s â u n g ự c đ ỏ</b> <i><b>D. ignip e c t u s</b></i>


<b>4 2 . H ọ H út m ặ t</b> <b>N e c t a r i n i i d a e</b>


<b>2 1 7 .</b> <b>Hút m ật đỏ</b> <i><b>A e th o p y g a s ip a r a ja</b></i>


<b>2 1 8</b> <b>Hút mật n g ự c đỏ</b> <i><b>A. s a tu r a ta</b></i>


<b>2 1 9 .</b> <b>Hút m ặt đu ôi n h ọ n</b> <i><b>A. c h ris tin a e</b></i>


<b>2 2 0 .</b> <b>Hút mật h ọ n g tím</b> <i><b>N e c ta r in ia ju g u la r is t a m d a o e n s i s</b></i>


<b>2 2 1 .</b> <b>B ắ p c h u ố i m ỏ dài</b> <i><b>A r a c h n o th e r a lo n g ir o s tr a</b></i>


<b>4 3 . H ọ V à n h k h u y ê n</b> <b>Z o s t e r o p i d a e</b>
<b>2 2 2 .</b> <b>V à n h k h u y ê n N h ậ t B ản</b> <i><b>Z o s t e r o p s ja p o n ic a</b></i>


<b>2 2 3 .</b> <b>V à n h k h u y ê n h ọ n g v à n g</b> <i><b>z . p a l p e b r o s a</b></i>


<b>4 4 . H ọ S ẻ đ ồ n g</b> <b>E m b e r i z i d a e</b>
<b>2 2 4 .</b> <b>S ẻ đ ổ n g h u n g</b> <i><b>E m b e ia ru stila</b></i>


45. <b>H ọ </b>C h im di <b>E s t r i l d i d a e</b>


<b>2 2 5 .</b> <b>Di c a m</b> <i><b>L o n c h u r a s tria ta</b></i>



<b>2 2 6 .</b> <b>Di đá</b> <i><b>L. p u n c tu la ta</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(154)</span><div class='page_container' data-page=154>

<b>TT</b> Tên Việt Nam <b>Tên </b>Khoa học


Bậc đe
<b>d ọ a</b>
<b>2 2 9 .</b> <b>S á o đ á T rung Q u ố c</b> <i><b>S . s i n e n s i s</b></i>


<b>2 3 0 .</b> <b>S á o m ỏ n g à</b> <i><b>A c rid o th e r e s c r is ta te Hu s</b></i>


<b>2 3 1 .</b> <b>Y ể n g</b> <i>G religiosa</i>


48. Họ V ả n g anh <b>O r i o l i d a e</b>
<b>2 3 2 .</b> <b>V à n g a n h Tr ung Q u ố c</b> <i>Oriolus chinensis</i>


<b>2 3 3 .</b> <b>Tử an h</b> <i><b>0 . trailii</b></i>


49. <b>H ọ </b>C hèo bẻo <b>D ir u r id a e</b>


<b>2 3 4 .</b> <b>C h è o b ẻ o</b> <i><b>D ic ru ru s m a c r o c e r u s</b></i>


<b>2 3 5 .</b> <b>C h è o b ẻ o rừng</b> <i>D. aeneus</i>


<b>2 3 6 .</b> <b>C h è o b è o đu ôi c ờ b ằ n g</b> <i>D. rem ifer</i>


50. Họ Nhạn rừ ng <b>A r t a m i d a e</b>


<b>2 3 7 .</b> <b>N h ạ n rừng</b> <i>Artam us fuscus</i>


51. Họ Quạ <b>C o r v i d a e</b>


<b>2 3 8 .</b> <b>G iẻ cùi x a n h</b> <i><b>C is s a c h in e n s is</b></i>


<b>2 3 9 .</b> <b>Q u ạ đ e n</b> <i><b>C o r v u s m a c r o r h y n c h o s</b></i>


<b>2 4 0 .</b> <b>Chim k h á ch</b> <i><b>C ry p sirin a te m ia</b></i>


<b>2 4 1 .</b> <b>C h o à n g c h o ạ c x á m</b> <i><b>D e n d r o c itta f o r m a s a e</b></i>


<b>2 4 2 .</b> <b>G iẻ cùi</b> <i><b>K itta e r y th r o r h y n c h a</b></i>


<b>2 4 3 .</b> <b>G iẻ c ùi v à n g</b> <i><b>K. w h ite h e a d i</b></i>


<b>2 44,</b> <b>G iẻ cùi x a n h</b> <i><b>K. c h in e n s is</b></i>


<b>2 4 5 .</b> <b>Á c là</b> <i>Pica pica sericera</i> <b>E</b>


<b>2 4 6 .</b> <b>Chim k h á c h đu ôi c ờ</b> <i><b>T e m n u r u s te m n u r u s</b></i> <b>T</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(155)</span><div class='page_container' data-page=155>

<b>PHỤ LỤC 6</b>


<b>DANH LỤC CÁC LOÀI TH Ú ở VQG TAM ĐẢO</b>



<b>s t t</b> <b>T ê n V i ệ t N a m</b> <b>T ê n </b>K hoa h ọ c Phân b ố <b>B ậ c</b>


<b>de doạ</b>


I. BỘ Ă N S Â U BỌ <b>IN S E V T IV O R A</b>
1. Họ C h u ộ t chù <b>S o r i c i d a e</b>


<b>1.</b> <b>C h u ộ t c h ù đ u ô i đ e n</b> <i>Crocidura attenuata</i> 1, 2, 3, 4



<b>2.</b> <b>C h u ộ t ch ù</b> <i>Su <b>rỉ </b>cu s mu rin us</i> <b>2, 3</b>


2. Họ C h u ộ t c h ũ i <b>T a l p i d a e</b>


<b>3.</b> <b>C h u ộ t cù lìa</b> <i><b>P a r a s c a p to r le u c u ra</b></i> <b>2, 4</b>


<b>II. </b>BỘ DƠI <b>C H I R O P T E R A</b>
3. Họ Dơi lá m ũ i <b>R h i n o l o p h i d a e</b>


<b>4.</b> <b>Dơi mũi q u ạ</b> <i><b>H ip p o s id e r o s a r m ig e r</b></i> <b>2, 3</b>


<b>5.</b> <b>Dơi lá mũi lớn</b> <i>Rhinopholus luctus</i>


<b>6.</b> <b>Dơi lá muỗ i n h ỏ</b> <i><b>R h in o p h o lu s p u sill u s</b></i>
4. Họ Dơi m u ỗ i <b>V e s p e r t i l i o n i d a e</b>


<b>7.</b> <b>Dơi m uỗ i trâu</b> <i>Pipistrellus com m and ra</i> <b>2</b>


<b>8.</b> <b>Dơi m uỗ i J a v a</b> <i>P. javanicus</i> <b>2, 3</b>


<b>9.</b> <b>Dơi m uỗ i n h ỏ</b> <i>P. tenuis</i> <b>2, 3</b>


<b>10.</b> <b>Dơi m u ỗi m ắ t</b> <i>P. mimus</i> <b>2</b>


5. Họ Ddi quả <b>P l e r o p o d i d a e</b>


<b>11.</b> <b>Dơi q u ả đ u ô i cụt</b> <i><b>M e g a e r o p s e c a u d a tu s</b></i> <b>2</b>


<b>III. B Ộ NH IỀ U R Ă N G</b> <b>S C A N D E N T A</b>



<b>6. H ọ Đ ồ i</b> <b>T u p a i i d a e</b>


<b>12.</b> <b>Đ ồi thư ờn g</b> <i><b>T u p a ia g lis m o d e s ta</b></i> <b>1, 2, 3 , 4</b>


<b>IV. B Ộ LINH T R Ư Ở N G</b> <b>P R I M A T E S</b>
<b>7 . H ọ C u li</b> <b>L o r i c i d a e</b>


<b>13.</b> <b>Cu li lớn</b> <i><b>N y d i c e b u s c o u c a n g</b></i> <b>1, 3</b> <b>V</b>


<b>8. H ọ Khỉ</b> <b>C e r c o p i t h e c i d a e</b>


<b>14.</b> <b>Khỉ v à n g</b> <i><b>M a c a c a m u la tta</b></i> <b>1 , 2 , 3 , 4</b>


<b>15.</b> <b>Khỉ m ố c</b> <i><b>M a c a c a a s s a m e n s i s</b></i> <b>1, 3</b> <b>V</b>


<b>16.</b> <b>Khỉ m ăt đ ỏ</b> <i><b>M a c a c a a r c to id e s</b></i> <b>1, 3</b> <b>V</b>


<b>17.</b> <b>Khỉ đ u ô i lơn</b> <i><b>M a c a c a n e m e s tr in a</b></i> <b>1, 3</b> <b>V</b>


<b>18.</b> <b>V o ọ c đ e n m á tr ắ n g</b> <i><b>T r a c h y p ith e c u s fr a n c o is i fra n co !si</b></i> <b>1, 3</b> <b>V</b>


<b>19.</b> <b>V o ọ c mũi h ế c h</b> <i><b>R h in o p ith e c u s a v u n c u lu s</b></i> <b>1</b> <b>E</b>


9. <b>H ọ </b>V ư ợ n H y lo b a tid a e


<b>20.</b> <b>V ượn đ e n</b> <i><b>H y lo b a te s c o n c o lo r c o n c o lo r</b></i> <b>1 . 3</b> <b>E</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(156)</span><div class='page_container' data-page=156>

<b>s t t</b> Tên V iệ t Nam Tên K hoa học Phân b ố <b>B ậ c</b>
<b>đe doạ</b>


VI. BỘ ĂN THỊT <b>C A R N I V O R A</b>


11. <b>H ọ </b>Chó <b>C a n i d a e</b>


<b>22.</b> <b>S ói đ ỏ ( C h ó lửa)</b> <i><b>C u o n a lp in u s</b></i> <b>1</b> <b>E</b>


<b>23.</b> <b>Lửng c h ó</b> <i><b>N y c t e r e u t e s p r o c y o n o i d e s</b></i> <b>2</b>


<b>1 2. </b>Họ Gâu <b>U r s i d a e</b>


<b>24.</b> <b>G ấ u ng ự a</b> <i><b>S e le n a r c to r th ib e ta n u s</b></i> 1, 3 <b>E</b>


13. <b>H ọ </b>C hồn <b>M u s t e l i d a e</b>


<b>25.</b> <b>Lửng lợn</b> <i><b>A r c to n y x c o lla ris</b></i> 1, 3


<b>2 6 .</b> <b>Rái cá th ư ờ n g</b> <i><b>Lu tra lutra</b></i> 1 ,2 , 3 ,4 <b>T</b>


<b>27.</b> <b>C h ồ n v à n g</b> <i><b>M a r ie s flavigu la</b></i> 1, 2, 3 ,4


<b>28.</b> <b>C h ồ n b ạ c má</b> <i><b>M e lo g a le m o s c h a ta m o s c h a ta</b></i> 1 ,2 , 3, 4


<b>29.</b> <b>Triết b ụ n g v à n g</b> <i><b>M u s te la k a th ia h</b></i> <b>1, 2, 3, 4</b> <b>R</b>


<b>30.</b> <b>Triết chỉ lưng</b> <i><b>M u s te la s tr ig id o r s a</b></i> <b>2, 3</b> <b>R</b>


14. Họ C ầy <b>V i e r r i d a e</b>


<b>31.</b> <b>C ầ y mực</b> <i><b>A rc tic tis b in tu r o n g</b></i> <b>1, 3</b> <b>V</b>



<b>3 2 .</b> <b>C ầ y tài trắng</b> <i><b>A r c to g a lid ia trivirga ta</b></i> <b>2, 3</b> <b>R</b>


<b>33.</b> <b>C ầ y vằ n b ắ c</b> <i><b>C h r o to g a le o w s to n i</b></i> <b>2</b> <b>R</b>


<b>34.</b> <b>C ầ y vòi m ố c</b> <i><b>P a g u m a la r v a ta</b></i> <b>1, 2, 3 , 4</b>


<b>35.</b> <b>C ầ y vòi đ ố m</b> <i><b>P a r a d o x u r u s h e r m a p h r o d u tu s</b></i> <b>1, 2, 3, 4</b>


<b>36.</b> <b>C ầ y g ấ m</b> <i><b>P r io n o d o n p a r d ic o lo r p r e s i n a</b></i> <b><sub>1, 3</sub></b> <b>R</b>


<b>37</b> <b>C ầ y g i ô n g</b> <i><b>V iverra z ib e th a</b></i> <b>1 , 2 , 3, 4</b>


<b>38.</b> <b>C ầ y hư ơ n g</b> <i><b>V iverricu la m a la c c e n s is</b></i> <b>1 , 2 , 3, 4</b>


<b>15. H ọ L ỏ n</b> <b>H e r p e s t e s</b>


<b>3 9 .</b> <b>Lỏn tranh</b> <i><b>H e r p e s te s ja v a n ic u s</b></i> <b>2, 4</b>


<b>4 0.</b> <b>C ầ y m ó c c u a</b> <i><b>H e r p e s te s u rva</b></i> <b>1, 2 , 3</b>


<b>16. H ọ M è o</b> <b>F e l i d a e</b>


<b>4 1 .</b> <b>M è o rừng</b> <i><b>F e lis b e n g a l e n s i s</b></i> <b>1, 2, 3, 4</b>


<b>4 2 .</b> <b>B e o lửa</b> <i><b>F efis te m m in c k i</b></i> <b><sub>1, 3</sub></b> <b><sub>V</sub></b>


<b>4 3.</b> <b>B á o g ấ m</b> <i><b>N e o fe lis n e b u lo s a</b></i> <b><sub>1, 3</sub></b> <b><sub>V</sub></b>


<b>44,</b> <b>B á o h o a mai</b> <i><b>P a n th e r a p a r d u s s in e n s is</b></i> <b><sub>1, 3</sub></b> <b><sub>E</sub></b>



VII. BỘ MÓNG GUỐC CHAN <b>A R T I O D A C T Y L A</b>


<b>1 7 . H ọ Lợ n</b> <b>S u i d a e</b>


<b>4 5 .</b> <b>Lợn rừng</b> <i><b>S u s s a c r o fa</b></i> <b><sub>1, 2, 3, 4</sub></b>


<b>1 8 . H ọ H ư ơ u n a i</b> <b>C e r v i d a e</b>


<b>4 6 .</b> <b>Nai</b> <i><b>C e v u s u n ic o lo r e q u in u s</b></i> <b>1</b>


<b>4 7 .</b> <b>H o ẵ n g v ó đ e n</b> <i><b>M u n tia c u s m u n tja c k n ig r ip e s</b></i> <b><sub>2, 3</sub></b>


<b>1 9 . H ọ C h e o c h e o</b> <b>T r a g u l i d a e</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(157)</span><div class='page_container' data-page=157>

<b>s t t</b> <b>T ê n V i ệ t N a m</b> <b>T ê n K h o a h ọ c</b> <b>P h â n b õ</b> <b>B ậ c</b>
<b>de doạ</b>
<b>2 0 . H ọ T râu b ò</b> <b>B o v i d a e</b>


<b>4 9.</b> <b>S ơ n dư ơ n g</b> <i><b>C a p r ic o m is s u m a tra e n s is</b></i> <b>1, 2, 3</b> <b>V</b>


<b>VIII. B Ộ G ẶM NH ẤM</b> R O D EN TIA
<b>2 1 . H ọ S ó c b a y</b> P te ro m yid a e


<b>5 0 .</b> <b>S ó c b a y lớn</b> <i>Petaurista petaurista</i> <b>R</b>


<b>2 2 . H ọ S ó c c â y</b> S c iu rid a e


<b>51.</b> <b>S ó c b ụ n g đ ỏ</b> <i><b>C a llo s c iu r u s e r y th r a e u s</b></i> <b>1, 2, 3 , 4</b>


<b>5 2 .</b> <b>S ó c b ụ n g x á m</b> <i><b>c . in o rn a tu s</b></i> <b>1, 3, 4</b>



<b>53.</b> <b>S ó c m õ m h u n g</b> <i><b>D r e m o m y s ru íig e n is</b></i> <b>1 , 2 , 3 , 4</b>


<b>54.</b> <b>S ó c m á v à n g</b> <i><b>D. p e r n y i</b></i> <b>1 , 2 , 3, 4</b>


<b>55.</b> <b>S ó c đ e n</b> <i><b>R a tufa b ic o lo r</b></i> <b>1, 3, 4</b>


<b>56.</b> <b>S ó c c h u ộ t Hải N a m</b> <i><b>T a m io p s m a ritim u s h a in a n u s</b></i> <b>1 , 2 , 3, 4</b>
<b>2 3 . H ọ N h ím</b> H y s tric id a e


<b>5 7 .</b> <b>Đ o n</b> <i><b>A th e r u s u s m a c r o u r u s</b></i> <b>1, 3</b>


<b>58.</b> <b>Nhím b ờ m</b> <i><b>H ystrix s u b c r is ta tu m</b></i> <b>1, 2, 3</b>


<b>2 4 . </b>Họ <b>Dúi</b> R h izo m id a e


59. <b>Dúi m ố c lớn</b> <i><b>R h iz o m y s p r u in o s u s</b></i> <b>2, 3</b>


<b>2 5 . </b>Họ <b>C h u ộ t</b> M u rid a e


60. <b>C h u ột đấ t lớn</b> <i><b>B a n d ic o ta in d ic a</b></i> <b>2, 4</b>


61. <b>C h u ộ t đấ t b é</b> <i><b>B. s a v ile i</b></i> <b>2, 4</b>


62. <b>C h u ộ t n h ắt nhà</b> <i>Mus musculus</i> <b>1, 2, 3, 4</b>


63. <b>C h u ộ t m ố c lớn</b> <i><b>R a ttu s b o w e r s i</b></i> 2


64. <b>C h u ộ t hươu lón</b> <i><b>R. e d w a r s i e d w a r s i</b></i> 1



65. <b>C h u ộ t nhà</b> <i>R. flavipectus</i> <b>1, 2, 3, 4</b>


66. <b>C h u ộ t rừng</b> <i>R. koratensis</i> 2


67. <b>C h u ộ t đ ổ n g b é</b> <i><b>R. l o s e a</b></i> 2


68. <b>C h u ộ t đà n</b> <i><b>R. m o llicu lu s</b></i> 2


69. <b>C h u ộ t b u n g trắng</b> <i><b>R. n iv iv e n te r</b></i> 1 ,3


70. <b>C h u ộ t </b>núi <i><b>R. s a b a n u s h e p tn e r i</b></i> 1


</div>
<span class='text_page_counter'>(158)</span><div class='page_container' data-page=158>

<b>PHỤ LỤC 7</b>


<b>DANH LỤC CÁC LOÀI C ổ N TRÙNG Ở VQG TAM ĐẢO</b>


<b>TT</b>


<b>T ên khoa học</b> <b>T ên V iệt Nam</b> <b>Ghi</b>
<b>chú</b>
<b>1. O R T H O P T E R A</b> <b>BÔ C Á N H T H Ắ N G</b>


<b>l.ACRIDIDAE</b> <b>HO CHAU CHAU</b>
<b>1.</b> <i><b>Acrida chinensis</b></i>(West.)


<b>2.</b> <i>Atractomorpha <b>chinensis</b></i>Boliv.


<b>3.</b> <i>Atractomorpha crenulata (Fabr.)</i>
<b>4.</b> <i>Catantops <b>pinguis</b></i> Stal.



<b>5.</b> <i><b>Caryanda diminuta</b></i>Walk.


<b>6.</b> <i><b>Ceracris nigricornis</b></i> Walk.


<b>7.</b> <i><b>Chondracris rose a</b></i><b> (de Geer.)</b>
<b>8.</b> <i><b>Oxya diminuta</b></i>Walk.


<b>9.</b> <i><b>Oxya japonica</b></i>Thun.


<b>10.</b> <i><b>Oxya intricata</b></i>(Stal)


<b>11.</b> <i><b>Oxya velox</b></i>Fabr.


<b>12.</b> <i><b>Oxyrrhepes cantonnensis</b></i>Tink.


<b>13.</b> <i><b>Phỉacoba antennata</b></i>Brunn.
14. <i>Phlacoba <b>infumata</b></i> Brunn.
15. <i>Pternoscirta <b>cinctifemur</b></i>Walk.
16. <i>Spathosternum prasiniferum Walk.</i>


17. <i>Trilophidia annulata Thun.</i>


<b>2.TETTIGONIDAE</b> HO SÁT SÀNH
18. <i>Anisotima japonica Mats, et Shi.</i>


19. <i>Conocephaỉus <b>chinensis</b></i>Retenb.
20. <i>Euconocephalus thunbergi Stal</i>


21. <i><b>Holochlora </b>japonica Brunner</i>



22. <i><b>P h a n e r o p t e r a </b>nigroantennata Det.</i>


<b>3. GRYLLIDAE</b> HO DẾ MEN


<b>23.</b> <i>Itara vietnamensis</i>


<b>24.</b> <i><b>Gryllus chinensis</b></i><b> Web.</b>
<b>25.</b> <i><b>Gryllus testaceus</b></i><b> Walk.</b>
<b>26.</b> <i><b>Gryllus sp.</b></i>


<b>27.</b> <i><b>Vilta pulchra</b></i>


4. GRYLLOTALPIDAE <b>HO DẺ DÙI</b>


<b>28.</b> <i><b>Gryllotalpa sp</b></i>


<b>2. H O M O P T E R A</b> <b>BỘ CÁNH GIỐNG</b>


<b>5. CICADIDAE</b> <b>HO VE SAU</b>
<b>29.</b> <i>Cosmopsaltria sp</i>


<b>30.</b> <i><b>Gaeana maculata</b></i>


<b>31.</b> <i><b>Huechys sanguinea</b></i><b> De Geer</b>
<b>32.</b>


<b>33.</b>


<i>Mogannia cocina </i>
<i>Platylomia nagarasingna</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(159)</span><div class='page_container' data-page=159>

<b>35.</b> <i>Platylomia hilpa</i>
<b>36.</b> <i>Rihana mixta</i>


<b>37.</b> <i>Tosena melanoptera</i>


<b>6. JASSIDAE</b> <b>HO BO RAY</b>
<b>38.</b> <i>Empoasca flavescens</i>


<b>39.</b> <i>Petalocephala cultellifera</i>
<b>40.</b> <i>T ettigoniella ferruginea</i>


<b>41.</b> <i>Tituria planala</i>


<b>7. MEMBR ACIDAE</b> <b>HỌ VE SẦUSỪNG</b>


<i>42.</i> <i>Teltigana capistrata</i>


<b>43.</b> <i>Teltigana flavipes</i>


<b>44.</b> <i>Tricentrus sp</i>


<b>3. H E T E R O P T E R A</b> <b>BÒ C Á N H NỬA</b>
<b>8. BELOSTOMATIDAE</b> <b>HO CA CUONG</b>
<b>45.</b> <i>Sphaerodema rustica</i><b> Fabricius</b>


<b>9. COREIDAE</b> <b>HỌ BỌ XÍT MÉP</b>
<b>46.</b> <i>Acanthocoris scabrator</i><b> Fabr.</b>


<b>47.</b> <i>Acanthocoris scaber</i><b> Linn.</b>


<b>48.</b> <i>Aeschyntellus chinensis</i><b> Dali.</b>
<b>49.</b> <i>Clangralla scutellaris </i><b>Westw.</b>
<b>50.</b> <i>Cletus trigonus</i><b> Thumb.</b>
<b>51.</b> <i>c let us pugnator</i><b> Fabr.</b>
<b>52.</b> <i>Cletus punctiger</i><b> Dali.</b>
<b>53.</b> <i>Cletus tenuis</i><b> Kirit.</b>


<b>54.</b> <i>Cletus rubidiventris </i><b>Westw.</b>
<b>55.</b> <i>Cletus trigonus</i><b> Thunb.</b>
<b>56.</b> <i>Cloresmus modestus</i><b> Dist.</b>
<b>57.</b> <i>Dalader planiventris </i><b>Westw.</b>
<b>58.</b> <i>Homoeocerus serrifer</i><b> Westw.</b>
<b>59.</b> <i>Homoeocerus unipunctatus</i><b> Dali.</b>
<b>60.</b> <i>Homoeocerus walkeri</i><b> Kirby</b>
<b>61.</b> <i>Leptocorisa acuta</i><b> Thunb.</b>
<b>62.</b> <i>Leptocorisa costalis</i><b> Heư.</b>
<b>63.</b> <i>Leptocorisa varicornis</i><b> Fabr.</b>
<b>64.</b> <i>Leptoglusus membranaceus</i><b> Fabr.</b>
<b>65.</b> <i>Mictis tenebrosa</i><b> Fabr.</b>


<b>66.</b> <i>Notobitus affinis</i><b> Dali.</b>
<b>67.</b> <i>Physomerus pai-vulus</i><b> Dali.</b>
<b>68.</b> <i>Ri otortus linearis</i><b> Fabr.</b>
<b>69.</b> <i>Riptortus pedestris</i><b> Fabr.</b>
<b>70.</b> <i>Riptortus strenus</i><b> Horr</b>
<b>71.</b> <i>Riptortus parvus</i><b> Hsiao</b>
<b>72</b> <i>Serinetha augur</i><b> Pabr.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(160)</span><div class='page_container' data-page=160>

<b>11. PYRRHOCORIDAE</b> <b>HO BO XÍT DO</b>
<b>76.</b> <i>Dysdercus cingulatus</i><b> Fabr.</b>



<b>77.</b> <i>Dysdercus poecilus</i><b> Herr.</b>
<b>78.</b> <i>Dindymus rubiginosus </i><b>Fabr.</b>
<b>79.</b> <i>Dindymus cingulatus</i><b> Fabr.</b>
<b>80.</b> <i>Physopelta gutta</i><b> Burm.</b>


<b>12. LYGAEIDAE</b> <b>HO BO XÍT DÀI</b>
<b>81.</b> <i>Graptostethus servus</i><b> (Fabr.)</b>


<b>82.</b> <i>Geocoris tricolor</i><b> Fabr.</b>
<b>83.</b> <i>Ligaeus fimbriatus</i><b> Dali.</b>
<b>84.</b> <i>Ligaeus hosper</i><b> Fabr.</b>
<b>85.</b> <i>Nysius lacustrinus </i><b>Dist.</b>
<b>86.</b> <i>Pachybrachius vinctus</i><b> (Say)</b>
<b>87.</b> <i>Tropidothorax hospes</i><b> (Fabr.)</b>


<b>13. PENTATOMIDAE</b> H Ọ B Ọ X I T N A M C Ạ N H


<b>88.</b> <i>Agonoscelis nubilis</i><b> Fabr.</b>
<b>89.</b> <i>Andrallus spinidens</i><b> Fabr.</b>
<b>90.</b> <i>Aspongopus fuscus</i><b> West.</b>
<b>91.</b> <i>Aspongopus nigriventris West.</i>


<b>92.</b> <i>Cantheconidea furcellata</i><b> Walk.</b>
<b>93.</b> <i>Cazira verrucosa</i><b> Wertn</b>


<b>j k</b> <i>cinxinia limbata</i><b> Fabr.</b>


<b>95.</b> <i>Compastes neoexstimulatus</i><b> Yang</b>
<b>96.</b> <i>Dalpada oculata</i><b> Fabr.</b>



<b>97.</b> <i>Diplorhinus furcatus</i><b> Westw.</b>
<b>98.</b> <i>Eocantheconaconcinna </i><b>Walk.</b>
<b>99.</b> <i>Erthesina fullo</i><b> Thunb.</b>


<b>100.</b> <i>Eysarcoris guttiger</i><b> Thunb.</b>
<b>101.</b> <i>Evsarcoris ventralis</i><b> West.</b>
<b>102.</b> <i>Nezara torquata</i><b> Fabr.</b>
<b>103.</b> <i>Nezara viridula </i><b>Linn.</b>


<b>104.</b> <i>Piezodorus rubrofasciatus </i><b>Fabr.</b>
<b>105.</b> <i>Scotinophara lurida</i><b> Burm.</b>
<b>106.</b> <i>Tetroda histeroides </i><b>Fabr.</b>


<b>14. REDUVHDAE</b> <b>HO BO XÍT ĂN SÂU</b>
<b>107.</b> <i>Acanthaspis gulo</i><b> Stal.</b>


<b>108.</b> <i>Coranus obucurus</i><b> Kirby.</b>
<b>109.</b> <i>Coranus fuscipennis</i><b> Reut.</b>
<b>110.</b> <i>Cosmolestes annulipes</i><b> Dist.</b>
<b>111.</b> <i>Ectomocoris ochropterus</i><b> Stal.</b>
<b>112.</b> <i>Ectomocoris atrox</i><b> Stal.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(161)</span><div class='page_container' data-page=161>

<b>119.</b> <i>Polytoxus ruficeps</i><b> Hsiao</b>
<b>120.</b> <i>Scipinia horrida</i><b> Stal.</b>
<b>121.</b>


<b>122.</b>


<i>Sycanus croeovitiatus</i><b> Dohm.</b>



<i>Sycanus leucomesus</i><b> Walker</b>
<b>123.</b> <i>Tribelocephalus wakeri</i><b> China</b>
<b>124.</b> <i>Valentia apetala</i><b> Vuill</b>


<b>125.</b> <i>Velitra rubropicta</i><b> Amy.</b>


<b>15. PLATASPIDAE</b> <b>HO BO XIT TRON</b>
<b>126.</b> <i>Coptosoma cribrarium</i><b> Fabr.</b>


<b>127.</b> <i>Coptosoma subaeneus</i><b> West.</b>
<b>128.</b> <i>Coptosoma ceylonicum</i><b> Dohm</b>
<b>129.</b> <i>Coptosoma japonicum</i><b> Mats.</b>
<b>130.</b> <i>Vilius melanopierus</i><b> Stal.</b>


<b>4. C O L E O PT E R A</b> <b>BỘ C Á N H C Ú N G</b>
<b>16. BUPRESTIDAE</b> <b>HỌ BÙM BỤP</b>
<b>131.</b> <i>Vilius melanopterus</i><b> Stal.</b>


<b>132.</b> <i>Agrilus chinensis</i><b> Frs.</b>


<b>17. CARABIDA</b> <b>HỌ CHẢN BÒ</b>
<b>133.</b> <i>Chlaenius xantopleurus</i><b> Chaud.</b>


<b>134.</b> <i>Chlaenius costiger</i><b> Chaud.</b>
<b>135.</b> <i>Chlaenius pallipes</i><b> Gel.</b>
<b>136.</b> <i>Drypta japonica</i><b> Bat.</b>
<b>137.</b> <i>0 phi one a sp</i>


<b>138.</b> <i>Pheropsophus marginicollis</i><b> Motsch.</b>



<b>18. CERAMBYCIDAE</b> <b>HỌ XÉN TÓC</b>
<b>139.</b> <i>Aeolesthes holosericea</i><b> (Fabr.)</b>


<b>140.</b> <i>Anoplophora chinensis Pic.</i> <b>+</b>


<b>141.</b>
<b>142.</b>


<i>Anoplophora versteegi</i><b> (Rit.) </b>


<i>Anomecyna germari</i>


<b>143.</b> <i>Arachnoparmena zaitzevi</i>


<b>144.</b> <i>Batocera rubus</i><b> (Lin.)</b> <b>+</b>


<b>145.</b> <i>Blepephacus succinior</i>


<b>146.</b>
<b>147.</b>


<i>Chlorophorus annularis</i><b> Fabr.</b> <b>+</b>


<i>Dorysthenes granulosus</i><b> Thom.</b> <b>+</b>


<b>148.</b> <i>Gratholea eburifera</i><b> Thom.</b>


<b>+</b>
<b>149.</b> <i>Microienecampỉus sexmaculata</i>



<b>150.</b> <i>Monochamus bimaculatus</i>


<b>151.</b> <i>Nadezhdiella cantori</i><b> (Hop.)</b>


<b>152.</b> <i>Priotyrranus closteroides</i><b> Thom.</b> <b>+</b>


<b>153.</b> <i>Psacothea hilaris</i><b> Pas.</b>


<b>154.</b> <i>Pterolophidia annulata</i><b> (Chev.)</b>
<b>155.</b> <i>Stromaiium longicorne</i><b> New.</b>
<b>156.</b> <i>Strangalia ( S.str) tonkinensis</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(162)</span><div class='page_container' data-page=162>

<b>160.</b> <i>Abirus fortune ị</i><b> Baly</b>
<b>161.</b> <i>Aoria scutellaris</i><b> Pic.</b>
<b>162.</b> <i>Aoria bicoloripes </i><b>Pic.</b>
<b>163.</b> <i>Aplosonyxe varipes</i><b> Jac.</b>


<b>164.</b> <i>Apophylia vietnamica</i><b> Samoderzh</b>
<b>165.</b> <i>Apophylia nigriceps</i><b> Lab.</b>


<b>166.</b> <i>Apophylia eroshkinae</i><b> Samoderzh</b>
<b>167.</b> <i>Apophylia cyanipennis</i><b> Lab.</b>
<b>168.</b> <i>Asiparopsis convexa</i><b> W eise</b>


<b>169.</b> <i>Aspidolopha meỉanophthaỉma</i><b> Lacor</b>
<b>170.</b> <i>Aspidomorpha fuscopunctata</i><b> Boh.</b>
<b>171.</b> <i>Aspidomorpha dorsata</i><b> Fabr</b>
<b>172.</b> <i>Aspidomorpha furcata</i><b> Thunb.</b>
<b>173.</b> <i>Aspidomorpha sanctae</i><b> - </b><i>crucis</i><b> Fabr.</b>


<b>174.</b> <i>Aspidomorpha miliaris</i><b> Fabr.</b>


<b>175.</b> <i>Aulexis moseri</i><b> W eise</b>
<b>176.</b> <i>Aulexis carinata</i><b> Pic.</b>
<b>177.</b> <i>Aulexis bicolor</i><b> Pic.</b>
<b>178.</b> <i>Aulexis hochli</i><b> Chen</b>


<i>179. Aulexis languei</i><b> Lefevre</b>
<b>180.</b> <i>Aulexis sinensis</i><b> Chen</b>
<b>181.</b> <i>Basiprionota secreta</i><b> Spaeth</b>
<b>182.</b> <i>Cassena collaris</i><b> Baly</b>
<b>183.</b> <i>Cassida nucula</i><b> Spaeth</b>
<b>184.</b> <i>Cơssidalabiatophaga</i><b> L.</b>
<b>185.</b> <i>Cassida rati</i><b> Maulik</b>


<b>186.</b> <i>Cassida quinqueasteriza</i><b> Medv. et Ero.</b>
<b>187.</b> <i>Cassida tuberculata</i><b> Medv. et Ero.</b>
<b>188.</b> <i>Cassida cherrapujensis</i><b> Maulik</b>
<b>189.</b> <i>Cassida vercicolor</i><b> Boh.</b>
<b>190.</b> <i>Cassida crucifera</i><b> Kraatz</b>


<b>191.</b> <i>Cassida triangulum indochinensis </i><b>Spa.</b>
<b>192.</b> <i>Cassida conchyliata</i><b> Spa.</b>


<b>193.</b> <i>Cassida pseudosyrtica</i><b> L. Medv. et Ero.</b>
<b>194.</b> <i>Cassida gentilis</i><b> Spaeth</b>


<b>195.</b> <i>Cassida circumdata</i><b> Herbst</b>


<b>196.</b> <i>Cassida amaranthica</i><b> L. Medv. et Ero.</b>


<b>197.</b> <i>Chiridopsis defecta</i><b> L. Medv. et Ero.</b>
<b>198.</b> <i>Chiridopsis punctata indochinensis</i> <b>Spa.</b>
<b>199.</b> <i>Chlamysus latiusculus</i><b> Chuje.</b>


<b>200.</b> <i>Chrysohna bowringi</i><b> Baly</b>
<b>201.</b> <i>Chrysolina gracilis</i><b> Bech</b>
<b>202.</b> <i>Chrysolina aurata</i><b> Sffr.</b>
<b>203.</b> <i>Ciridopsis bowringii</i><b> Boh.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(163)</span><div class='page_container' data-page=163>

<b>208.</b> <i>Cleoporus tibialis</i><b> (Lef.)</b>
<b>209.</b> <i>Cleoporus variabillis</i><b> (Baly)</b>
<b>210.</b> <i>Clytrasoma palliatum</i><b> Fabr.</b>
<b>211.</b> <i>Clytrasoma tonkinea</i><b> Pic.</b>


<b>212.</b> <i>Crytocephallus triangularis</i><b> Hope</b>
<b>213.</b> <i>Crytocephallus trifasciatus</i><b> F.</b>
<b>214.</b> <i>Crytocephallus tamdaoensis</i><b> Medv.</b>
<b>215.</b> <i>Dercetina pallida</i><b> All.</b>


<b>216.</b> <i>Euphitrea coerulea</i><b> Chen</b>
<b>217.</b> <i>Euphitrea micans</i><b> Baly</b>
<b>218.</b> <i>Euphitrea viridipennis</i><b> Baly</b>
<b>219.</b> <i>Gallerucida haroldi</i><b> W eise</b>
<b>220.</b> <i>Gallerucida singularis</i><b> Harold</b>
<b>221.</b> <i>Gastrolina tonkinensis</i><b> Chen</b>
<b>222.</b> <i>Glyphocassis trilineata</i><b> Hope</b>
<b>223.</b> <i>Gonioctena flavipennis</i><b> Jac.</b>
<b>224.</b> <i>Gonioctena coccinella</i><b> Chen</b>
<b>225.</b> <i>Gonioctena tredesimmaculata</i><b> Jac.</b>
<b>226.</b> <i>Guggenheimỉa vietnamica</i><b> L. Medv.</b>


<b>227.</b> <i>Haplosomoides egena egena</i><b> W eise</b>
<b>228.</b> <i>Hoplasoma unicolor</i><b> III.</b>


<b>229.</b> <i>Lilioceris adonis</i><b> Baly</b>
<b>230.</b> <i>Lilioceris neptis</i><b> (W eise)</b>
<b>231.</b> <i>Lilioceris gibba</i><b> Baly</b>


<b>232.</b> <i>Lilioceris hainanensis</i><b> Gress. et Kim.</b>
<b>233.</b> <i>Lilioceris nigropectolaris ochracea </i>


<b>Gress.</b>


<b>234.</b> <i>Lilioceris subcostata</i><b> (Pic)</b>
<b>235.</b> <i>Lilioceris laoensis</i><b> (Baly)</b>
<b>236.</b> <i>Lema lacordairei</i><b> Baly</b>
<b>237.</b> <i>Lema lacertosa</i><b> Lac.</b>
<b>238.</b> <i>Lema impresipennis</i><b> Pic</b>
<b>239.</b> <i>Lema coromandeliana</i><b> (Fabr.)</b>
<b>240.</b> <i>Lema perplexa</i><b> Bal.</b>


<b>241.</b> <i>Lema rufotestacea</i><b> Clark</b>
<b>242.</b> <i>Lema atromarginata</i><b> Pic</b>
<b>243.</b> <i>Lema cyanea</i><b> Fabricius</b>
<b>244.</b> <i>Leptispa perron</i><b> Gest</b>
<b>245.</b> <i>Leptispa sparsepunctata</i><b> Pic.</b>
<b>246.</b> <i>Mimastracella violacea</i><b> W eise</b>
<b>247.</b> <i>Mimastracella pubicollis</i><b> Sam.</b>
<b>248.</b> <i>Oomorphoides violaceus</i><b> L. Medv.</b>
<b>249.</b> <i>Oomorphoides tonkinensis</i><b> Chujo</b>
<b>250.</b> <i>Par idea subviridis</i><b> Lab.</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(164)</span><div class='page_container' data-page=164>

255. <i>Periclitena vigorsi </i><b>Hope</b>


<i>256. Phaedon fulvescens</i> Weise


<i>257. Podontia lutea{0\iv.)</i>


<i>258. Pseudadimonia medvedevi Sam.</i>
<i>259. Pyrrhalta unicostata</i> Pic.
<i>260. Physauchenia bifasciate</i>Jac.
<i>261. Platycorynus mouhoti (Baly)</i>
<i>262. Platycorynus aemurus (Lef.)</i>
263. <i>Platycorynus beauchenei</i>(Lef.)
<i>264. Platycorynus bacboensis</i>


<i>265. Platycorynus viridimicans</i>Gress. et
Kim.


266. <i>Smaragdina eroshkinae</i> L. Medv.
267. <i>Smaragdina jeanvoinei</i>Pic
<i>268. Smaragdina tonkinensis</i> Jac.
<i>269. Smaragdina montana L. Medv.</i>
<i>270. Scelodonta vietnamica Eroshkina</i>
271. <i>Sphenoraia duvivieri</i><b> Clark</b>
<b>272.</b> <i>Sebaethoides castaneus</i><b> Chen</b>
<b>273.</b> <i>Synonycha grandis</i><b> (Thunberg)</b>
<b>274.</b> <i>Trichochrysea fasciata</i><b> Chen</b>
<b>275.</b> <i>Trichochrysea inaequalis</i><b> Pic.</b>


<b>276.</b> <i>Trichochrysea incana</i><b> L. Medv. et Ero.</b>


<b>277.</b> <i>Trichochrysea hirta hirta</i><b> Fabr.</b>


<b>278.</b> <i>Trichochrysea multicolor</i><b> Pic</b>
<b>279.</b> <i>Trichochrysea robusta</i><b> Pic.</b>
<b>280.</b> <i>Thlaspida biramosa</i><b> Boh.</b>


20. COCCINELLIDAE <b>HỌ BỌ RÙA</b>


<b>281.</b> <i>Afissa maxima</i><b> (W eise)</b>


<b>282.</b> <i>Anisolemnia dilatata</i><b> Fabricius</b>
<b>283.</b> <i>Brumnus lineatus</i>


<b>284.</b> <i>Chilocorus rubidus</i><b> Horg.</b>


<b>285.</b> <i>Chinomenes quadriplagiata </i><b>(Swartz)</b>
<b>286.</b> <i>Chinomenes sexmaculata</i><b> Fabr.</b>
<b>287.</b> <i>Coccinella repanda</i><b> Thunberg</b>
<b>288.</b> <i>Coelophora biplagiata{</i><b>Swartz)</b>
<b>289.</b> <i>Coelophora bissellata</i><b> Mulsant</b>
<b>290.</b> <i>Epilachra chinensis</i><b> (W eise)</b>
<b>291.</b> <i>Epilachra niponica</i><b> Lewise</b>
<b>292.</b> <i>Henosepilachna kaszabi</i>


<b>293.</b> <i>Illeis cincta</i><b> Fabricius</b>
<b>294.</b> <i>Lemnia biplagiata</i><b> (Swartz)</b>
<b>295.</b> <i>Micraspis discolor</i>


<b>296.</b> <i>Oenopia kirbyi</i><b> Mul.</b>
<b>297.</b> <i>Oenopia sauzeti</i><b> Mul.</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(165)</span><div class='page_container' data-page=165>

<b>300.</b> <i>Synharmonia octomaculata</i><b> (Fabr.)</b>
<b>301.</b> <i>Synia melanaria</i><b> Mul.</b>


<b>302.</b> <i>Verania discolor</i><b> Fabr.</b>


<b>21. CURCULIONIDAE</b> <b>HỌ VÒI VOI</b>
<b>303.</b> <i>Blosyrus asellus</i><b> Oliv.</b>


<b>304.</b> <i>Cosmopolites sordidus</i><b> (Germ.)</b>
<b>305.</b> <i>Cy las formicartus</i><b> Fabricius</b>


<b>306.</b> <i>Cysrotrachelus longimanus</i><b> Fabricius</b>
<b>307.</b> <i>Desmidophorus hebes Fau.</i>


<b>308.</b> <i>Echinochnemus squameus</i><b> Bill.</b>
<b>309.</b> <i>Hypomeces squamosus</i><b> (Fabricius)</b>
<b>310.</b> <i>Phytoscaphus triangularis</i><b> Oliv.</b>
<b>311.</b> <i>Platymycterus sieversi</i><b> Reit.</b>


<b>22. ELATERIDAE</b> <b>HỌ BOCƯI</b>
<b>312.</b> <i>Agrypnus fusiformes</i>


<b>313.</b> <i>Anathesis laconoides</i><b> Cand.</b>
<b>314.</b> <i>Ancylopus melanocephalus</i>


<b>315.</b> <i>Engonius sp</i>


<b>23. LUCANIDAE</b> <b>HO BO NGÀ</b>
<b>316.</b> <i>Cladognathus sp</i>



<b>317.</b> <i>Figulus binodulus</i><b> Water.</b> <b>+</b>


<b>318.</b> <i>Figulus boninensis</i><b> Nak.</b> <b>+</b>


<b>319.</b> <i>Figulus interruptus</i><b> Water.</b> <b>+</b>


<b>320.</b> <i>Luc anus ferriei</i><b> Plan.</b> <b>+</b>


<b>321.</b> <i>Lucanus gamunus</i><b> Saw.</b> <b>+</b>


<b>322.</b> <i>Lucanus macuhfemoratus</i><b> Motsch.</b> <b>+</b>


<b>323.</b> <i>Macrodorcas recta</i><b> (M otschul.)</b> <b>+</b>


<b>324.</b> <i>Neolucanus insularis</i><b> Miw.</b> <b>+</b>


<b>325.</b> <i>Neolucanus saudersi</i><b> Par.</b> <b>+</b>


<b>326.</b> <i>Nipponodircus montivagus</i><b> (Lew.)</b> <b>+</b>


<b>327.</b> <i>Nipponodircus rubrofemoratus</i><b>(Snell.)</b> <b>+</b>


<b>328.</b> <i>Platycerus acuticollis</i><b> Kur.</b> <b>+</b>


<b>329.</b> <i>Platycerus delicatulus</i><b> Lewis</b> <b>+</b>


<b>330.</b> <i>Prismognathus angularis</i><b> Water.</b> <b>+</b>


<b>331.</b> <i>Prismognathus dauricus Motsch.</i> <b>+</b>



<b>332.</b> <i>Prismognathus lokui</i><b> Kur.</b> <b>+</b>


<b>333.</b> <i>Prosopocoilus dissimilis</i><b> Boil.</b> <b>+</b>


334. <i>Prosopocoilus motschulskyi (Water.)</i> <b>+</b>


<b>335.</b> <i>Ractulus recticorms</i><b> Kuros.</b> <b>+</b>


<b>336.</b> <i>Serrognathus costatus</i><b> (Boil.)</b> <b>+</b>


<b>337.</b> <i>Serrognathus platymelus</i><b> (Saud.)</b> <b>+</b>


<b>24. SCARABAEIDAE</b> <b>HỌ CÁNH CAM</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(166)</span><div class='page_container' data-page=166>

343. <i>Osmoderma opicum Lewis</i>


<i>344. Copris pecuarius</i> (Lewis)
<i>345. Copris achus Motsch.</i>


<i>346. Copris brachypteus</i>Nom.


<i>347. Copris tripartilus Water.</i>
<i>348. Copris acutidens</i>Motsch.
349. <i>Onthophagus japonicus</i> Har.
350. <i>Onthophagus fodiens Water.</i>


351. <i>Onthophagus ater Water.</i>


352. <i>Onthophagus lenzii Har.</i>



353. <i>Onthophagus tricornis</i>Wie.
354. <i>Paraphylus dentifrons</i> (Lewis)
355. <i>Panelus parr ulus Water.</i>


5. LEPIDOPTERA

<b><sub>BƠ CANH VẢY</sub></b>



25. AMATHUSIIDAE HO BƯOM RÍTVG


356. <i>Discophora sondaica</i>Boisd.
357. <i>Discophora timora West.</i>


<b>358.</b> <i>Faunis canens</i><b> Hubner</b>
<b>359.</b> <i>Faunis eumeus</i><b> Drury</b>


<b>360.</b> <i>Stichopthalma louisa</i><b> W ood-Mason</b>
<b>361.</b> <i>Stichopthalma sp.</i>


<b>362.</b> <i>Thaumatis diores</i><b> Doubl.</b>


<b>26. DANAIDAE</b> <b>HỌ BƯỚM ĐỐM</b>
<b>363.</b> <i>Danaus chrysippus</i><b> Linn.</b>


<b>364.</b> <i>Danaus genutia</i><b> Cram.</b>


<b>365.</b> <i>Danaus simillis simillis</i><b> Liun.s</b>
<b>366.</b> <i>Euploea core</i><b> Cramer</b>


<b>367.</b> <i>Euploea eunice</i><b> Godart</b>
<b>368.</b> <i>Euploea leucostictos</i><b> Gmelin</b>


<b>369.</b> <i>Euplnea midamus</i><b> (Linn.)</b>
<b>370.</b> <i>Euploea mulciber</i><b> Cramer</b>
<b>371.</b> <i>Euploea tulliolus</i><b> (fabricius)</b>
<b>372.</b> <i>Eurema andersonii</i>


<b>373.</b> <i>Eurema blanda</i><b> Bois.</b>
<b>374.</b> <i>Eurema hecabe</i><b> Linn.</b>
<b>375.</b> <i>Parantica aglea</i><b> Stoll</b>
<b>376.</b> <i>Parantica melaneus</i><b> Cram.</b>
<b>377.</b> <i>Parantica sita</i><b> Kollar</b>
<b>378.</b> <i>Tirumala septentrionis </i><b>Butl.</b>


<b>27. HESPERIDAE</b> <b>HỌ BƯỚM NHẢY</b>
<b>379.</b> <i>Ancistroides nigrita</i><b> Latr.</b>


<b>380.</b> <i>Astictopterus jama</i> Folder


<b>381.</b> <i>Badamia exclamationis</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(167)</span><div class='page_container' data-page=167>

<b>386.</b> <i>Capila pauripunetata</i><b> Chou et Gu</b>
<b>387.</b> <i>Capila phanaeus</i><b> (Hewitson)</b>
<b>388.</b> <i>Celaenorrhinus asmara</i><b> Butler</b>
<b>389.</b> <i>Celaenorrhinus aspersus</i><b> Leech</b>
<b>390.</b> <i>Celaenorrhinus putra</i><b> Evans</b>
<b>391.</b> <i>Celaenorrhinus vietnamicus</i>


<b>392.</b> <i>Choaspes benjaminii</i><b> (Frustofer)</b>
<b>393.</b> <i>Choaspes plateni</i><b> Evans</b>


<b>394.</b> <i>Erionota thrax</i><b> (Linnaeus)</b>


<b>395.</b> <i>Halpe homoleazola</i><b> Evans</b>
<b>396.</b> <i>Halpe zema</i><b> (Hewitson)</b>
<b>397.</b> <i>Halpe zoia</i><b> Evans</b>
<b>398.</b> <i>Hasora badra</i><b> Moore</b>
<b>399.</b> <i>Hasora vitta</i><b> Butler</b>
<b>400.</b> <i>Hasora taminatus</i><b> Felder</b>
<b>401.</b> <i>Iambrix salsala</i><b> Moore</b>
<b>402.</b> <i>Koruthaialos rubecula</i><b> Plotz</b>
<b>403.</b> <i>Koruthaialos butleri</i><b> de N icéville</b>
<b>404.</b> <i>Notocrypta curvifascia</i><b> (Felder)</b>
<b>405.</b> <i>Notocrypta paralysos</i><b> W.-M.&de </b>


<b>Necev.</b>


<b>406.</b> <i>Odontoptilum angulata</i><b> Felder</b>


<b>28. NYMPHALIDAE</b> <b>HO BƯỚM GIÁP</b>
<b>407.</b> <i>Ar gyre us hyperbius</i><b> Linn.</b>


<b>408.</b> <i>Ariadne ariadne</i><b> Linnaeus</b>
<b>409.</b> <i>Athyma kanwa</i><b> Moore</b>
<b>410.</b> <i>Athyma perius</i><b> Linnaeus</b>
<b>411.</b> <i>Athyma selenophora</i><b> Kollar</b>
<b>412.</b> <i>Cethosia biblis</i><b> Drury</b>
<b>413.</b> <i>Cethosia cyane</i><b> Drury</b>


<b>414.</b> <i>Char axes aritogiton</i><b> C.&R. Felder</b>
<b>415.</b> <i>Chesonnesia risa</i><b> (Doul.)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(168)</span><div class='page_container' data-page=168>

<b>432.</b> <i>Neptis miah</i><b> Moore</b>


<b>433.</b> <i>Neptis nata</i><b> Moore</b>
<b>434.</b> <i>Neptis soma</i><b> Moore</b>
<b>435.</b> <i>Pantoporia sandaka</i><b> Butler</b>
<b>436.</b> <i>Parthenos Sylvia</i><b> (Cramer)</b>
<b>437.</b> <i>Penthema darlisa</i><b> Moore</b>
<b>438.</b> <i>Polyura athamas</i><b> Drury</b>
<b>439.</b> <i>Precis almana</i><b> (Linn.)</b>
<b>440.</b> <i>Precis atlites</i><b> (Linn.)</b>
<b>441.</b> <i>Precis iphita</i><b> Cram.</b>
<b>442.</b> <i>Precis orithya</i><b> (Linn.)</b>
<b>443.</b> <i>Symbrenthia hypselis</i><b> (God.)</b>
<b>444.</b> <b>s </b><i>ymbrenthia javanicus</i>


<b>445.</b> <i>Tanaecia jilii</i><b> (Less.)</b>


<i>Vagrans egista</i>


<b>447.</b> <i>Vanessa cardui</i><b> (Linn.)</b>
<b>448.</b> <i>Vanessa indica</i><b> (Herb.)</b>
<b>449.</b> <i>Vindula erota</i> Fabricius


<b>29. PAPILIONIDAE</b> <b>HO BƯỚM PHƯƠNG</b>


<b>450.</b> <i>Atrophaneura aidoneus</i> <b>+</b>


<b>451.</b> <i>Atrophaneura varuna</i><b> (White)</b> <b>+</b>


<b>452.</b> <i>Byasa crassipes</i><b> (Obert.)</b>
<b>453.</b> <i>Byasa dasarada</i><b> (Moore)</b>
<b>454.</b> <i>Chilasa clytia</i><b> (Linn.)</b>



<b>455.</b> <i>Chilasa paradoxa</i> (Zinken-Sommer)


<b>456.</b> <i>Graphium agamemnon</i><b> Linn.</b>
<b>457.</b> <i>Graphium antiphates</i> <b>Cram.</b>
<b>458.</b> <i>Graphium doson</i><b> Felder</b>
<b>459.</b> <i>Graphium chironides</i><b> (Honr.)</b>
<b>460.</b> <i>Graphium eurypylus</i><b> (Linn.)</b>
<b>461.</b> <i>Graphium macareus</i><b> God.</b>
<b>462.</b> <i>Graphium sarpedon</i><b> (Linn.</b>
<b>463.</b> <i>Lamproptera curius</i><b> Fabr.</b>
<b>464.</b> <i>Lamproptera meges</i><b> Zink.</b>
<b>465.</b> <i>Meandrusa sciron</i><b> (Lee.)</b>
<b>466.</b> <i>Meandrusa payeni</i><b> Boisd.</b>


<b>... </b>
<b>---467.</b> <i>Pachlioptera aristolochia</i><b> F.</b>


<b>468.</b> <i>Papilio demoleus</i><b> Linn.</b> <b>+</b>


<b>469.</b> <i>Papilio heleus</i><b> Linn.</b> <b>+</b>


<b>470.</b> <i>Papilio memnon</i><b> Linn.</b>
<b>471.</b> <i>Papilio nephelus</i><b> Boisd.</b>


<b>472.</b> <i>Papilio paris</i><b> Linn.</b> <b>+</b>


<b>473.</b> <i>Papilio polyctor</i><b> Boisd.</b> <b>+</b>


<b>474.</b> <i>Papilio polytes</i><b> Linn.</b>


<b>475.</b> <i>Papilio bianor</i><b> Cram.</b>


<b>476.</b> <i>Papiỉio noblei</i>de Nicévlle <b>+</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(169)</span><div class='page_container' data-page=169>

<b>478.</b> <i>Papilio protenor</i><b> Cram.</b> <b>+</b>


<b>479.</b> <i>Teinopalpus areus</i><b> M ell.</b> <b>+</b>


<b>480.</b> <i>Troides helena</i><b> Linn.</b> <b>+</b>


<b>481.</b> <i>Troides aeacus</i><b> Feld.</b> <b>+</b>


<b>30. PIERIDAE</b> <b>HO BƯỚM CẢI</b>
<b>482.</b> <i>Appias albina</i><b> (Boisduval)</b>


<b>483.</b> <i>Appias indra</i><b> Moore</b>
<b>484.</b> <i>Appias lyncida</i><b> Cram.</b>
<b>485.</b> <i>Appias paulina</i><b> Cram.</b>
<b>486.</b> <i>Catopsilia pomona</i>


<b>487.</b> <i>Cepora nadian</i><b> (Luc.)</b>
<b>488.</b> <i>Cepora nerissa</i><b> (Fabr.)</b>
<b>489.</b> <i>Delias hyparete</i><b> Wall,</b>
<b>490.</b> <i>Delias pasithoe</i><b> Linn.</b>


<b>491.</b> <i>Dercas verhuelii</i><b> Van de Hoev.</b>
<b>492.</b> <i>Eurema andersonii</i><b> Moore</b>
<b>493.</b> <i>Eurema andersonii</i><b> Moore</b>
<b>494.</b> <i>Eurema blanda</i><b> (Boisd.)</b>
<b>495.</b> <i>Eurema hecabe</i><b> (Linn.)</b>


<b>496.</b> <i>Hebomoia glaucippe</i><b> (Linn.)</b>
<b>497.</b> <i>Ixias pyrene</i><b> (Linn.)</b>


<b>498.</b> <i>Prioneris philionome</i><b> (Boisd.)</b>
<b>499.</b> <i>Prioneris thestilis </i><b>Doubl.</b>


<b>31. SATYRIDAE</b> <b>HO BƯOM MAT</b>
<b>500.</b> <i>Elymnias hypermnestra</i><b> (Linnaeus)</b>


<b>501.</b> <i>Erites sp.</i>


<b>502.</b> <i>Ethope diademoides</i><b> (Moore)</b>
<b>503.</b> <i>Lethe mekara</i><b> Moore</b>


<b>504.</b> <i>Lethe naga</i><b> Doherty</b>
<b>505.</b> <i>Lethe rhohia</i><b> Fabricius</b>
<b>506.</b> <i>Lethe verma{</i><b>Kol.r)</b>
<b>507.</b> <i>Lethe vindhya</i><b> Feld.</b>
<b>508.</b> <i>Melanitis leda</i><b> Linn.</b>


<b>509.</b> <i>Mycalesis franciska</i><b> (Cram.)</b>
<b>510.</b> <i>Mycalesis gotama</i><b> Moore</b>
<b>511.</b> <i>Mycalesis mineus</i><b> (Linn.)</b>
<b>512.</b> <i>Mycalesis sp</i>


<b>513.</b> <i>Neorina sp.</i>


<b>514.</b> <i>Ragadia crisilda</i><b> Hewit.</b>
<b>515.</b> <i>Ypthima baldus</i><b> Fabr.</b>
<b>516.</b> <i>Yptliima tappana</i><b> Mats.</b>



<b>32. LYCAENIDAE</b> <b>HO BƯỚM CỎ</b>
<b>517.</b> <i>Acytoiepis puspa</i><b> Horsf.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(170)</span><div class='page_container' data-page=170>

<b>521.</b> <i>Caỉeta elna</i><b> Hew.</b>
<b>522.</b> <i>Caleta roxus</i><b> God.</b>
<b>523.</b> <i>Castalius rosimon</i><b> Fabr.</b>
<b>524.</b> <i>Celatoxia marginata</i>


<b>525.</b> <i>Curetis bulis</i><b> West.</b>
<b>526.</b> <i>Eve res ỉacturnus</i><b> God.</b>
<b>527.</b> <i>Heliophorus epicles</i><b> God.</b>
<b>528.</b> <i>Ionoỉyce helicon</i>


<b>529.</b> <i>Jamides alecto</i><b> Felder</b>
<b>530.</b> <i>Jamides celeno</i><b> Cramer</b>
<b>531.</b> <i>Jamipes bochus</i><b> Cramer</b>
<b>532.</b> <i>Jamides boeticus</i><b> Linn.</b>
<b>533.</b> <i>Megisba malaya</i><b> Hors.</b>
<b>534.</b> <i>Miletus mallus</i><b> Fruh.</b>
<b>535.</b> <i>Nacaduba kurava</i><b> Moo.</b>
<b>536.</b> <i>Pitecops corvus</i><b> Fruh.</b>
<b>537.</b> <i>Pratapa icetas</i><b> Hew.</b>
<b>538.</b> <i>Prosotas dubiosa</i>


<b>539.</b> <i>Prosotas nora</i><b> Feld.</b>
<b>540.</b> <i>Spindasis syama</i><b> Hors.</b>
<b>541.</b> <i>Tajuria</i><b> sp.</b>


<b>542.</b> <i>Tar aka hamada</i><b> (Dru.)</b>


<b>543.</b> <i>Udara placidula</i>


<b>544.</b> <i>Yasoda tripunctata</i><b> Hew.</b>
<b>545.</b> <i>Zizina Otis</i><b>Fabr.</b>


<b>546.</b> <i>Zizula hylax</i><b> Fabr.</b>


<b>ISOPTERA</b>


<b>33. KALOTERMITIDAE</b> <b>Họ M ối gỗ khô</b>


<b>547.</b> Cryptotermes domesticus Haviland


<b>34. TERMOPSIDAE</b> <b>Họ M ối cổ</b>
<b>548.</b> <i>Hodotermopsis sjotedti</i><b> Light</b>


<b>35. RHINOTERMITIDAE</b> <b>HỌ MÓI GỔ ẨM</b>
<b>549.</b> <i>Coptotermes gestroi</i><b> Wasm.</b>


<b>550.</b> <i>Coptotermes travians</i><b> (Hav.)</b>
<b>551.</b> <i>Coptotermes formosanus</i><b> Shir.</b>
<b>552.</b> <i>Copiotermes cuvignathus</i>


<b>553.</b> <i>Coptototermes ceylonicus</i><b> Holmg.</b>
<b>554.</b> <i>Schedorhinotermes magnus</i>


<b>555.</b> <i>Schedorhinotermes medioobscurus </i>


<b>Holm.</b>



<b>556.</b> <i>Reticulitermes fukiensis</i><b> Snyder</b>
<b>557.</b> <i>Reỉicitermes speratus</i><b> Kolbe</b>


<b>558.</b> <i>Reticuliíermes microcephalus</i><b> Đuckham</b>
<b>559.</b> <i>Reticuiitermes chinensis</i>


<b>36. TERMITIDAE</b> <b>HO MOI DAT</b>
<b>560.</b> <i>Odontotermes hainanensis</i><b> (Light)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(171)</span><div class='page_container' data-page=171>

<b>562.</b> <i>Odontotermes proformosanus</i><b> Ah.</b>
<b>563.</b> <i>Odontotermes makassarensis</i><b> Kem.</b>
<b>564.</b> <i>Odontotermes angustignathus</i><b> Tsai et </b>


<b>Chen</b>


<b>565.</b> <i>Odontotermes feae</i><b> (W as.)</b>


<b>566.</b> <i>Odontotermes yunnanensis</i><b> Tsai et Chen</b>
<b>567.</b> <i>Hypotermes sumatrensis</i><b> Holmg.</b>
<b>568.</b> <i>Hypotermes m akham ensis</i> <b>Ah.</b>
<b>569.</b> <i>Microtermes dimorphus</i><b> Tsai et Chen</b>
<b>570.</b> <i>Microtermes incertroides</i><b> Holm.</b>
<b>571.</b> <i>Mỉcrotermes pakistanicus</i><b> Ah.</b>
<b>572.</b> <i>Macrotermes annandalei</i><b> (Silv.)</b>
<b>573.</b> <i>Macroĩermes barneyi</i>


<b>574.</b> <i>Macrotermes sp.</i>


<b>575.</b> <i>Euhamỉtermes hamatus</i>



<b>576.</b> <i>Micoceroíermes bugnioni</i>


<b>577.</b> <i>Capritermes nitobei</i>


<b>578.</b> <i>Capritermes ĩeíraphilus</i><b> Silvestri</b>
<b>579.</b> <i>Nasutitermes moratus</i><b> Silvestri</b>
<b>580.</b> <i>Nasutitermes comunist</i><b> Tsai et Chen</b>
<b>581.</b> <i>Nasutitermes buỉbicep</i><b> Holmgren</b>
<b>582.</b> <i>Nasutiỉermes gardnerỉ</i><b> Snyder</b>
<b>583.</b> <i>Hospitalitermes luzonensis</i>


<b>584.</b> <i>Lacessitermes holmgreni</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(172)</span><div class='page_container' data-page=172></div>
<span class='text_page_counter'>(173)</span><div class='page_container' data-page=173></div>
<span class='text_page_counter'>(174)</span><div class='page_container' data-page=174>

72


<b>hy the Ministry o f Forestry concluded that </b>
<i><b>prclrcaied capsule shells o f c .y j'ijs ii could be </b></i>
<i>used as a su b stra te for cu ltiv atin g G im odernui </i>


<i><b>hit'iihmi Karst and other mushrooms. A </b></i>


s l i g h t l y h i g h e r y i e l d h a s b e e n o b t a i n e d than


<b>by using llie convention:)] medium o f sawdust </b>
<b>and cotlon seed coals. The remainder, alter </b>
<b>mushroom </b> <b>gathering, </b> <b>along </b> <b>with </b> <b>the </b>
<b>submerged residue from oil pressing, could he </b>
<b>used us organic fertilizers OĨ high quality in </b>
<b>the orchards, creating a fine ecological cycle.</b>



L i t e r a t u r e c i t e d


<b>ClìiiiiỊỊ, Hungiu. 1981. A laxonomy o f the </b>
<b>g e n u s </b> <i><b>C a m e llia . </b></i> <i><b>A d a </b></i> <i><b>S c ic m iaru tfi </b></i>
<i><b>U ltiversitatus. Sunvaiscni, monographic series </b></i>


<b>1: 1-180</b>


<b>Hong Sluinshan, </b> <b>Weng </b> <b>Yucxia.Ywiii </b>
<b>Wanqing and Zluiang Zhcn/hcn. </b> <b>1997. </b>
<i><b>Preliminary sludy o f fLTiili/alion on CameUiit </b></i>


<i><b>x rijsii. b a re st R esearch 10(5): 537-540.</b></i>


<b>Milling A i/liu, '/lulling Kcilin, Doiiiĩ </b>
<b>Kuxiang and Gil Binxian. 1991. Studies on </b>
<b>biological cluiraclciislics, dwarfing, close </b>
<b>p[;iniin£, early lYuiiing and high yielding o f </b>


<i>C am ellia Yiiiisienetisis</i> Hu. <i>F orest R esearch </i>


<b>4(6): 6 0 8 - 6 15.</b>


<b>Huang Shnofu and Xu Biliiisheng. Il)87. </b>
<b>Studies </b>(111<b> the chromosome ol oil - used </b>


s p e c i e s ill IÍC1UIS <i>Camellia</i> a n d th e a p p l i c a t i o n
o f ii. <i>S nhiro Ị)ii(tl ỉù trcsiry SiicHct'.s (tin! </i>


<i>let hiHiltnịỴ</i> I5( I ): 3.V3Ị).



<b>Lin </b> <b>Liii“uan. </b> <i><b>1992. C am ellia i»rijsii </b></i>
<b>Iliincc. Fu, Liauo iind Jin, Jiunniing (cd.) </b>
<b>“Red IỈO' k (>l Chinese Plants - Rare and </b>
<b>liiulanjfL'ii'd IMiinis". Volume I, p.f)(>0-661. </b>
<b>Publishing I Itiusc o f S c i c n c c s . Ik'ijin**.</b>


R e s e a r c h » r o i i p « r A m h i a c n o s e (>r OÌI-ICỈI
<b>Camellia. I y7X. Pie I i </b>111<b> i nary sillily o f tcsiini! </b>
<b>resistance lo a </b>111<i><b> h rue nose cl i sense in C am ellia </b></i>


<i><b>yttlisieticusix. S u btropical F orestry Scicnccx </b></i>
<i><b>m ui TevhiioioiỊY. 14J78(2): 26-39.</b></i>


<b>Striitcgic Studies o f China Population, </b>
<b>Resources, </b> <b>Environment and Sustainable </b>
<b>D e v e lo p m e n t China Publishing House o f </b>
<b>linv iron me </b>111<b> ill Sciences. Beijing, p. 2379*</b>


<b>2380. Wang Jinglcng. 1983. Observations on </b>
<b>different types of flowering period mill their </b>
<i><b>pollen d evelo p m en tal cycles. Su btropical </b></i>


<i><b>F orestry Scien ces a n d Technology. 1983(2): </b></i>


<b>28-30. </b> <b>Weng Yingxia, Clienc Xuepinu, </b>
<b>Weng Yuexia., Ji Meiling, Zhao Biiojin and </b>
<i><b>Li Yongping. 1997. ri Heels o f Cam ellia </b></i>


<i><b>tfrijsii seed oil on scrum lipid peroxides </b></i>



( L P O ) , s LI p e r o x i d e d i s n u i i u s e ( S O D ) a n d
b l o o d v i s c o s i t y in e l d e r l y p a tie n ts. <i>Chinese </i>


<i><b>Journal o j G eriatrics. 16( 1): 19.</b></i>


<b>Wcng Yucxia. Shao Yuicn, Liu Kcnyi. </b>
<b>Vang WuiKỊÌng, Sun Jidongu Zheng Jinze. </b>
<b>Dung Wumin, Chen Xiao, Jiang Demins. </b>
<b>Jiang YunuiulQin Zhijiu. I(J94. “ Hiiokcxiung" </b>
<b>tea </b>Oil <i><b>- new heullliy edible oil from C am ellia </b></i>


<i><b>VitiisieiWHxisHu. Proceedings 94 Inicrnulinnul </b></i>


<i><b>Symposium &. Exhibition Oil New Approaches </b></i>
<b>ill ihe Produciion o f Food SlulTs and </b>
<b>Intermediate Products from Cerenl Grains </b>
<b>and Oil Seeds. 16-19 Nov. 1994, Ucijinu. </b>
<b>China. G CO A/ ICC/A A c c , p.5(H>-525. (In </b>
<b>Linglish)</b>


<b>Weng Vucxiu, Vang Wanqinii, Xiao -lie, </b>
<b>Dong Ruxiang and Fci Xucqiun. </b> <b>1995. </b>
<b>Intraspccific variation o f Chiirỉicicrisiics of </b>
<b>Biological and Economic Importance in Fiuir </b>
<i><b>Wild Ctinit'lliil firijsii Populations and the </b></i>
<b>Siraicuy lor Uiili/.alion nut! Development of </b>
<b>This Rare Species. Caring lor the horcsl: </b>
<b>Research ill ;i Changing World. Ahsirncls OÍ </b>
<b>Inviletl Papers IUFRO XX World Coiiiircss, </b>


<b>6-12 </b> <b>August </b> <b>1995. </b> <b>Tempcre, </b> <b>Finland, </b>
<b>Gummcnis Jyvasky la. p. 197. (In Bliiiiisli)</b>


<b>Wong Yucxia. Shill) Yufcn. Liu Rcnyi ct </b>
<b>ill. </b> <b>The nature o f “ H;iokcxi;in*i,‘ tea nil </b>
<i><b>Lind its liCiillhy clTccis. ilcononiỉi i d l e s t </b></i>


<i><b>ỉicsearcitcs. 14(1): 12-14.</b></i>


<i><b>Wciii! Yuexia. 1997. Siudics o f CamcHia </b></i>


<i><b>grijsii </b></i> <b>I hmce. </b> <i><b>Cnum ioiiwcahi} </b></i> <i><b>i'tn vsiry </b></i>
<i><b>R eview . 76(2): 132-133. (In Hniilish)</b></i>


<b>Weil*: Yuexiuund Yana Wanc|inỉ!. 1997. A </b>
<i><b>Series Research o f C am ellia </b></i> <b>;nul ils</b>
<i><b>Development. h a res!r\S cie n cc s, TcchntthỉiỊY </b></i>


<i><b>untl D cvclopm cn i. 1997(6): 40-41.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(175)</span><div class='page_container' data-page=175>

73


<i><b>and Sustainable Development o f C am ellia </b></i>


<i>g rijsii. </i><b>Qu Geping et al. (ecJ.)</b>


<b>Wu Kaiyun, Weng Yucxia, Fei Xueqian, </b>
<b>Yang W;mc|in" and Sun Xu ez ho ng. 1998. </b>
<b>Comparison ol Amisenile Effects of Seed Oil </b>
<i><b>o f C am ellia q rijsii iind Certain Other Oil from </b></i>


<i><b>Woody Crops on 2BS Cell Culture. Fares! </b></i>


<i><b>Research. 1 1 (4): 3.*>5-360.</b></i>


<b>Xiao Jie anil Lin Shaohan. </b> <b>1986. A </b>
<b>preliminary investigation on tlie ecological </b>
<b>conditions </b> <b>and </b> <b>main </b> <b>characteristics </b> <b>o f </b>
<b>e c o n o m i c </b> <b>i m p o r t a n c e </b> <b>in </b> <b>C a m e l l i a </b>
<i><b>yuhsienensis. E conom ic F orest R esearches.</b></i>


4(1): <b>47 -53.</b>


<b>Zhuang Reilin, W eng Yuexia. Xiuo Jic, </b>
<b>Huang A izhu, Li K ansyuan and Gu Binxian. </b>
<b>] 984. A high-yielding and resistant sp c c ic s of </b>
<i><b>oil tea Camellias - C a m ellia yu h sien en sis. </b></i>


<i><b>S u b t r o p i c a l </b></i> <i><b>F o r e s t r y </b></i> <i><b>S iic iic i'.s </b></i> <i><b>tu iil </b></i>
<i><b>T echn ology. 1984(2): 1 -7 .2 8 .</b></i>


<i><b>IVt'/iji,' Yut'.xiti is a rc sc a rc h c r Hi the </b></i>


<i><b>S u b tro p ica l F o re stry R esea rch h isiu iiic III </b></i>
<i><b>Fityiini*, China. H e r p a p e r wax n ot prcscnh'tL </b></i>
<i><b>b u t Wits p u b lish e d in th e c o lh 'ctcil p a p e r s of </b></i>
<i><b>the Jintnui C ongress.</b></i>


<b>RESULTS OF THE STUDY ON </b>


<b>YELLOW CAMELLIAS OF VIETNAM</b>




<b>Adapted from Jinhtiu Congress Lecture hy Tr;m Nmh</b>


R ES U L T ATS D E I / É T U D Ẹ S U R L ES C A M É L 1 A S J A U N K S n i l V IE T N A M


E K G E B N IS S E E I N E R UKER G E L B E K A M E L I K N ADS V I E T N A M
D U R C H G E F Ũ I 1 R T E N STUD IK


<i>b ' t</i>


<b>111 1910, the French botanist B. Balansa </b>
<b>I'ouiul specimens o f a ye ll ow camellia in the </b>
<b>B a Vi Mountains, HaTay Province o f Vietnam. </b>
<i><b>Joseph Charles Marie Pi lard named it Thea </b></i>


<i><b>tonkinenxix. Th is was revised </b></i>1 0<i><b> C a m ellia </b></i>


<i><b>tonkinciisix in the Subgenus Thea. A short time </b></i>


<b>later, H. Bon collected specimens of another </b>
<b>yellow camellia in Vo Xa village in Ha Nam </b>
<i><b>P ro v in c e . Pi lard n a m e d il T he a fliiv a - </b></i>
<i><b>subsequently revised to C am ellia Ịlova in the </b></i>
<b>Submenus Then.</b>


<b>F re n c h bota nists c o n tin u e d c o lle c tin g </b>
<b>[e d ito r ’s note: for e x a m p l e , the y e l l o w s </b>


<i><b>C a m ellia q ilb c r fii ill 1917 and C a m e llia </b></i>
<i><b>p e te io tii in 1924],</b></i>



<i><b>Bui it was not until 1964, when C am ellia </b></i>


<i><b>c h r y s a tiih a (H u) Tu y a m a w a s fo u n d in </b></i>


<b>s p e c i e s , later r ed uc ed to a s y n o n y m fill </b>


<i>C a m e llia Ìiìíid ìssim tì</i> C h i <i><b>v;ir. Iiitiilissu tid </b></i>
<b>Clmng & Yc, captured the i nuỉiíinat ion oi manv </b>
<b>botanists from Wesicrn countries.</b>


<b>Acco rding to Chilli" Hunuta (1 9 9 8 ) . 10 </b>
<b>species o f y ell o w camellias have been fount: </b>
<b>in China. Most OÍ the y e ll ow s are distribute! </b>
<b>in somhern China and northern Vieinam.</b>


<i><b>We rediscovered C am ellia fiava in Vic I nan </b></i>
<b>in I yft.s when doin'* research on m oss es in till </b>
<b>Bon e area o f Cue Pillion** National Park. Bu </b>
<i><b>because o f tlie poor e conom ic conditions :\ </b></i>
<b>that time, we had no funds for research o </b>
<b>ye llo w camellias.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(176)</span><div class='page_container' data-page=176>

74


<b>Camellia Sociciy. We have collected more lhan </b>
<b>400 specimens o f camellias.</b>


<b>We have round eiiihl spec ies that are new </b>
<b>lo science and two we think are new, which </b>
<b>w e may d e s c r ib e next year. The p ollen </b>


<b>morphology and DN A ot'lhc y ell o w camellias </b>
<b>1)1 Vietnam arc under investigation.</b>


<b>In Vietnam, yell ow camellias mainly grow </b>
<b>ill tropical Furcsls at latitudes from I()°45' lo </b>
<b>23 ,J4()' and altitudes From 300 </b>111<b> to7()0 ill (9 8 0 ­</b>
<b>2 ,3 0 0 1</b>1<b>) in wet valleys near streams. One </b>
<i><b>cumcllia, C am ellia Ịĩcỉcloíii, is distributed iit </b></i>


a l t i t u d e s o f 9 0 0 - ] . 1 0 0 111 ( 2 ,9 5 0 - 3 . 6 0 0 ft).


<i><b>C a m e Milt </b></i> <i><b>J'lava </b></i> <b>and </b> <i><b>C a m e llia </b></i>


<b>are distributed in Cue Phuong </b>
<b>Nuiioniil Park, where (hey are under strict </b>
<b>protection. Oi her species could been me extinct </b>
<b>if w e do not have measures lo protect them.</b>


<b>Fortu nate ly , our g o v e r n m e n t g a v e us </b>
<b>permission It) establish a Camellia Spccies </b>
<b>Garden in Tam Duo National Park. Wc shall </b>
<b>tiikc camellias, including the yellows, fmm </b>
<b>dilTcrcnt areas o f Vietnam to our garden in </b>
<b>order to protect them. T h is c o u ld be an </b>
<b>e x c e ll e n t tourist attraction, a pleasure for </b>
<b>visitors to see. More importantly, I he garden </b>
<b>could serve as a reference collection and s cn e </b>
<b>bank for p r o p a g a t i n g , p a r t ic u la r ly the </b>
<b>endangered species. [Editor’s note: The ICS </b>
<b>has contributed u s s 1,000 through the Olomo </b>


<b>Fund to help establish this garden.]</b>


Yellow Camellias of Vietnam


<i><b>1. C a m ellia a u rea Chang. Distribution and </b></i>
<b>ecology: This small plant is growing along a </b>
<i><b>stream in ii limestone forest at 4 0 0 </b></i>111<b> in Bachc </b>
<b>District, Quung Ninh Province. The species </b>
<b>was lirsl found in 1959 in Lung Son Province, </b>
<b>by Vietnamese and Chinese researchers.</b>


<i><b>2. C a m ellia ch rv sa n tỉiít (Hu) Tuyama. </b></i>
<b>Distribution and ecology: This species was </b>
<b>collected in Quang Ninh Province in 1962 by a </b>
Chinese botanist. T he record is kept at the Forest
<b>Research Institute in Nan Ninh. The author has </b>
<b>tried to find it, bill has not seen it as yet.</b>


<i><b>3. C am ellia crossiphyH a Ninh et Hakoda.</b></i>


<b>Distribution and ecology: This spccies usually </b>
gro w s in valleys o f tropical forests (It 500m -
<b>600m. This species was lound in 1998 in Tam </b>
<b>Duo National Piirk.</b>


<i><b>4. C a m e llia c u c p lìỉto n ỊỊr iìs is N inh Cl </b></i>
<b>Rosmumi. Distribution anti e c o lo g y : This </b>
<b>Kpccics grows in valleys o f tropical forest at </b>
<b>300 </b>111<b>. Ii was firsi round in 1994. In 1997 the </b>
<b>first fruit was obtained Its description was </b>


<i><b>published in ihc ] 9 9 K International Cam ellia </b></i>


<i><b>Journal.</b></i>


<i><b>5. C a m e llia f l a v a ( P ila r d ) S e a ly . </b></i>
<b>Distribution and ecology: This species was </b>
<b>described in 19! 0 lYomthespmmenscollecleil </b>
<b>in Hil Nam and Hoa Binh Provinces. In 1965 </b>
<b>when researchinc mosses, we found liie species </b>
<b>in the Bong area o f Cue Phuong National Park. </b>
<b>From 1993 to the present, we have continued </b>
<b>to c o lle d (his spccics ill many places in Cue </b>
<b>Phuoiii’ National Park. Wc also see iliis species </b>
<b>in HOil 13inh nnd Ngh e An provinces. This </b>
<b>species grows in moist valleys in forests on </b>
<b>limestone mountains at 200 - 400m.</b>


<i><b>6. C a m ellia ỊỊÌỊberiii (A. C hev .) Sealy. </b></i>
<b>D ist r ib u tio n and e c o l o g y : S p e c i e s w a s </b>
<b>collected in Phu Ho, Phu Tlio Province, and </b>
<b>considered a rare species in the “red book” of </b>
<b>Vietnam. In (he research at Tien Ven, Quang </b>
<b>Ninil Province, in 1996 and 1998, w e collected </b>
specim ens at the Y en village. A cco rd in g lo
<b>local people, this spec ies grew abundantly in </b>
<b>the forest ill the past. They collected and sold </b>
<b>leaves of this species for Chinese businesses. </b>
<b>Now, we see some trees only in private (gardens </b>
<b>o fih e local people. If we do not have measures </b>
1 0<b> protect this species, it will become extinct.</b>



<i><b>7. CaiM 'lliahaktidae Ninh. Distribution ỉind </b></i>
<b>ecology: The first specimen was collected by </b>
<b>the author in 1997, but specimens in Cower </b>
<b>were not collected until the end 01*2001. On </b>
<b>the basis o f these specimens, the author has </b>
<b>described it as a ne w species. This species was </b>
<b>found in a tropical forest at 500 </b>111<b>.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(177)</span><div class='page_container' data-page=177>

<b>at 200 </b>111<b>. The first specimens were collcclcd </b>
<b>in 1996 in Lang Son Province.</b>


<i><b>9. C am e 11 in ìm p ressin ervỉs Chang et S.Y. </b></i>
<b>Liang. Distribution and ecolog y: Small plants </b>
<b>were growing in a valley along a tropical forest </b>


<i><b>i\l 3 50 in. This species wa s found in China. In </b></i>


<b>1998 we collected specimen s at Ng uyen tri </b>
<b>Phuons Village, Lung Son Province. This was </b>
<b>the first discovery o f this spec ies in Vietnam.</b>


<i><b>10. C am ellia kiriuoi Ninh. Distribution and </b></i>
<i><b>ecology: Small plants were gr ow in g iilong i\ </b></i>
<i><b>stream near i\ forest at 2 0 0 - 300 m . This species </b></i>
<b>was collcctcd in 1998 in the Van Lanii Di St riel, </b>
<b>Lilli” Son Province. At present, the forest in </b>
<b>this district is heirm destroyed bccuusc it is </b>
<b>near a village. This species is endangered.</b>



<i><b>1 i . Cam el I id Ị i m ania c. </b></i><b>F. Liiingct S.L. Mo. </b>
<b>Distribution and ecology: Small planis were </b>
<b>growing in a forest on limestone mountains a I </b>
<b>300 </b>111<b>. We firsl found the species al Ba Men </b>
<b>village, Lang Son Province. This species was </b>
<b>1101 recorded in Vietnam before. Its shape is </b>
<i><b>s i m i la r to the w h it e s p e c i e s C a ttle ! I id </b></i>


<i><b>indochinensis.</b></i>


<i><b>12. C am ellia m urau ch ii Ninh et Hakoda. </b></i>
<b>Distribution and ecology: Small plaints were </b>
<i><b>scattered in a valley in limestone mountains in </b></i>
<b>300 - 4 0 0 m in Yen Thinh village, Lang Son </b>
<b>Province. Il was found in 1997.</b>


<i><b>13. C a m e llia p eU 'In tii (M e r r . ) S c a l y . </b></i>
<b>Distribution and ecolog y: T his species was </b>
<b>collected in ] 9 2 4 by Pcieloi. It can be found ill </b>
<b>900 - 1,100 </b>111<b> in Tam D;io National Park.</b>
I


<b>14. </b> <i><b>C a m e llia q ite p h tm g e n s is Hakotln ct </b></i>


<b>Ninh. Distribution and e c o lo g y : Th is sp ec ies </b>
usually grow s in wei places by SI ream s ill the
<b>tropical forest at 2 0 0 - 3 0 0 </b>111<b>. li w a s round ill </b>
<b>early 20 0 ] in the Que Phoni* district. N g h e An </b>
<b>P r o v i n c e . Mỉiny y e a r s a g o . lo c a l p e o p l e </b>



e x p l o i t e d t h e r o o l U) m a k e m e d i c i n e l o r


<b>backache and liver complaints. In Thaikmtl. </b>


ill is is a p r e c i o u s m e d i c inc. ]l w o d o n o t Like
p r o t e c t i v e m e a s u r e s. I he s p e c i e s w ill h e CM i net.


<b>1 </b> <i><b>5. C am el Hit r o s m w m ii Ninh. Distribution </b></i>
<b>anti ecology: This small w ood y plant w as found </b>
<b>scattered along a stream in II tropical forest ill </b>
<b>Nani Mau village, near Yen Tu mountain ill </b>
<b>3 00 m. Beca use OĨ clearin.íi kind to r iill </b>111<b>i II</b>12
<b>and gathering firewood, I his y e llo w cỉimclliii </b>
<b>could be c om e exiinci.</b>


<i><b>16. C a m ellia id tm la o e a sis Hukoiki cỉ Ninh. </b></i>


D i s t r i b u t i o n m id e c o l o g y : SiikiII l i v e s c r o w ill


<i><b>a wet valley in A tropica! fores I at 3 0 0 - 4 0 0 </b></i>111
<b>in Tam Dill) National Park. W e cullcctcd this </b>
<b>species in 2 0 0 1.</b>


<i><b>Tran Ninii is a m em b er of th e F a cility t>i </b></i>
<i><b>Boranx, H an oi U n iv e rsity o f S c in n c s . The </b></i>
<i><b>Iccfttre fr o m w hich th is a rtic le w a s a d a p te d i </b></i>


<i>in the coH t'cfcd p a p e rs o f {he Jiiih u a C ongress </i>


<i><b>bu t Dr. Nitin </b></i> <i><b>• 'V un able to a tie" '1 ;:„i pri'.wii </b></i>



<i><b>it. H is lectu re (ill I, Ỉ! o f life sp e c ic s of the If i'll//. </b></i>
<i><b>C a m e llia fo u n d in V i c f 'a n i , w h ic h U'ti. </b></i>
<i><b>p r e se n te d Hi the Firs! N íiỉiorm l Sym posiu m O) </b></i>


<i>Y e llo w C a m c H ia s o f V ic ỉ I HUH, w a s p tih iis h t’t </i>


<i><b>in the 2 0 0 2 Journal.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(178)</span><div class='page_container' data-page=178>

<i>SIN H HỌC C ơ TH Ể VÀ ĐÍNH HƯỞNG ỨNG DỤNG</i> <i>529</i>


<b>Nghiên cứu sự đa dạng di truyền của một sơ' lồi trà </b>


<b>hoa trắng </b>

<i><b>Camellia ồ</b></i>

<b> Vườn Quốc gia Tam Đảo bằng kỹ </b>


<b>thuật RAPD-PCR</b>



<b>N g u y ễ n V ă n Mùi, Bùi Th ị Mai H ư ơ n g </b>
<b>Trường Đại h ọ c KHTN, Đ H Q G Hà Nội</b>


đ ặ tv ấ n đ ể


Chi t r à <i><b>-Camellia</b></i> th u ộ c h ọ chè <i><b>-Theaceae</b></i> là n h ữ n g cây có h o a đẹp, n h i ề u m à u sắc, đ ồ n g
thời là n g u ồ n g e n q u ý k h ô n g n h ữ n g ở V iệ t N a m m à c ủ a cả


t h ế giới. Vì vậy , c h ú n g c ầ n được q u a n t â m v à b ả o v ệ [2]. Các
loài t r à c ủ a V iệ t N a m đ ã được điều t r a v à p h â n loại [3], so n g
còn n h i ề u v ấ n đ ề đ a n g được các n h à k h o a họ c t r a n h l u ậ n
n h ư p h â n loại l o à i , m ối q u a n hệ di t r u y ề n g iữ a các lồi ...Đ ể
góp p h ầ n vào n h ữ n g v ấ n đề t r ê n , c h ú n g tôi bưốc đ ầ u sử
đ ụ n g k ỹ t h u ậ t R A P D - P C R để t ìm h i ể u m ố i q u a n h ệ di
t r u y ề n c ủ a m ộ t sô" lo ài t r à h o a t r ắ n g mọc ở V ư ò n Q uốc gia


T a m Đảo.


NGUYÊN LIỆU V Ả PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u


<i><b>N g u y ê n liệ u v à h o á c h ấ t</b></i>


<b>-Gồm ba loài trà hoa trắng: </b><i>Camellia pubicosta, Camellia </i>
<i>caudata, Camellia furfuracea</i><b> được lấy từ Vườn Quốc gia </b>


T a m Đảo


-Hoá c h ấ t t á c h c h iế t A D N , n h â n g e n c ủ a các h ã n g SIG M A ,
Bio-Rad, M e rk .


-Các mồi R A P D c ủ a h ã n g O p e ro n -M ỹ


<i><b>P h ư ơ n g p h á p n g h iê n cứ u</b></i>


T á c h c h i ế t A D N : A D N được t á c h c h iế t v à t i n h s ạ c h b ằ n g
p h ư ơ n g p h á p CTAB c ủ a S a g h a i - M a r o o f [6] có cải tiế n .


N h â n g e n b ằ n g k ỹ t h u ậ t R A P D -P C R , s ả n p h ẩ m t h u được
đ iện di t r ê n gel a g a r o z a <i><b>1%.</b></i>


Các sô" liệ u được xử lý b ằ n g c h ư ơ n g t r ì n h N T S Y S [5] để t í n h
m a t r ậ n tư ơ n g đồng giữ a các cặp m ẫ u . S ô 'liệ u được xử lý tiếp
t ro n g N T S Y S -S IM Q Ư A L đ ể t h u b iể u đồ h ì n h cây.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN



<i><b>K ế t q u ả tá c h c h iế t A D N</b></i>


Đ ã tá c h c h iế t và t i n h s ạ c h được A D N c ủ a 3 loài t r à h o a
t r ắ n g , có độ s ạ c h O D280^OD260= l,8 ; 1,84 ; 1,85. K h i đ iệ n di
t r ê n gel a g a r o z a , A D N c ủ a t r à có k ích th ư ớ c k h o ả n g 23K b
( h ì n h l ) . S ả n p h ẩ m A D N được sử d ụ n g cho n g h i ê n c ứ u tiếp
theo.


H ì n h 1. AJDN t ổ n g sỗ
<i>1: Camellia pubicosta;</i>


<i>2: Camellia piíbicosta</i><b> chưa loại </b>


<b>ARN; 3: </b> <i>Camellia caudata;</i><b> 4: </b>


<i>Camellia furfuracea</i>


B ả n g : C á c m ổ i R A P D c ủ a
h ã n g O p e ro n -M ỹ


o b a 13 AGGGCGAATG
! OBAÍs CACGCATCA


OBB, CCCCCGTTAG
O B ắ ACAGTAGCGG


</div>
<span class='text_page_counter'>(179)</span><div class='page_container' data-page=179>

<i><b>530</b></i> <i><b>NHỮNG VẤN ĐỂ NGHIÊN </b></i>

<i>cứu </i>

<i><b>c ơ BẢN TRONG KHOA HỌC s ự SỐNG</b></i>


<i><b>P h ả n ủ n g n h â n g e n</b></i>
r y i ____ 1 n ____ <i>Ằ'</i> n »



<b>ir o n g IS m õ i K A rT / </b>


sử dụng để n h â n ADN
của 3 loài t r à hoa


<b>tr ắ n g , ch ỉ có 13 m ồi </b>


thể hiện băng đa


hình. S ả n phẩm
RAPD - P C R điện di


<b>trên gel agaroza </b> <i>1% </i>
được chỉ ra ở các h ìn h


<b>2</b>:


Vối kết quả n h ậ n được
cho thẫy:


Có mồi cho b ăn g r ấ t
nét và nhiều n h ư mồi
OBA13,OBA16 và
OBB2. Có mồi chỉ cho
có một băng n hư mồi
OBCg. Có n h ữ n g mồi
các băng lên r ấ t mờ và
kích thước b ăng được
tính trực tiếp tr ê n b ản


gel dưới đèn cực tím
n hư mồi OBC2 và
OBCg. T hậm chí có
mồi chỉ n h â n được có
một m ẫu, cho một
băng d <i><b>C a m e llia </b></i>
<i><b>c a u d a ta</b></i> n h ư mồi
OBAn Riêng ở hai loài


<i><b>C a m ellia p u b ic o sta</b></i> và


<i><b>C a m ellia </b></i> <i><b>c a u d a ta </b></i>


cùng x u ấ t h iện băng
có kích thước 1,6Kb
với mồi OBA6.


<b>Từ các băng </b>ADN <b>thu </b>


được của 13 mồi ngẫu


nhiên ỏ ba loài t r à hoa
trắ n g cho p hép chúng
tơi tín h to án b ằn g
cách so s á n h các băng


<b>đa hình . Các băng đa </b>


h ình được tín h dựa



<b>tr ê n sự có </b> mặt hay
vắng mặt của chúng.
Có ký hiệu là 1, khơng


có ký hiệu là 0.


Từ sô'liệu th a y đổi cho


<b>B ả n g 1. </b>Tỳ <b>lệ b ă n g đ a h ìn h c ủ a b a lo à i tr à h o a t r ắ n g v ớ i c h ỉ thị </b>
<b>R A P D</b>


<b>Tổng sô’ </b> <b>Tổng số </b> <b>Số băng </b> <b>Tỳ lệ bảng </b>


<b>Loài </b> <b>băng </b> <b>băng </b> <b>TB ở </b> <b>đa hình</b>
<b>______________ đếm đươc </b> <b>đa hình </b> <b>mỗi dịng______ (%)</b>


<i>Camellia pubicosta</i> <b>41</b> <b>28</b> <b>13,67</b> <b>68,29</b>


<i>Camellia caudata</i> <b>■ 31</b> <b>18</b> <b>10,33</b> <b>58,06</b>


<i>Cam ellia furfuracea</i> <b>46</b> <b>33</b> <b>15,33</b> <b>71,74</b>


<b>Tổng</b> <b>118</b> <b>79</b>


<b>B ả n g 2. H ệ s ô tư ơ n g đ ồ n g J a c c r a d g iữ a b a lo à i tr à h o a t r ắ n g </b>
<b>d ự a tr ê n c h ì t h ị R A PD</b>


<b>Loài </b>

<i>c. </i>

<i>pubicosta </i>

<i>c, </i>

<i>caudata </i>

<i>c. </i>

<i>furfuracea</i>


<i>Cam ellia pubicosta</i> <b>1.0000</b>



<i><b>(P C R ) v ớ i m ồ i R A P D</b></i>


M 1 2 3 JL 2 3


<b>a , 91a> </b>
<b>1 , 2KỊj </b>


1 , OKb


<b>E</b>
<b>H ìn h 2. S ả n p h ẩ m R A PD -P C R </b>
<b>c ủ a A D N 3 lo à i tr à h o a tr ắ n g</b>
<b>A: Mồi OBA]3, OBA16; B: Mồi </b>
<b>OBB2, OBC2i OBCg; C: Mồi OBCa, </b>
<b>OBCg, OBA5; </b>D: <b>MổìOBA7, OBAn , </b>
<b>OBA,,;</b>


<b>E: Mồi OBAe, OẸC5; 1 </b><i>'.Camellia </i>


<i>pubicosta</i><b> ; 2: </b><i>Camellia caudata;3: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(180)</span><div class='page_container' data-page=180>

nghiên cứu (bảng 1).
Trong ba loài trê n :


<i><b>C a m e llia fu rfu ra cea cho tỷ </b></i>


lệ đa h ìn h cao n h ấ t 71,74%
vổ i sô" b ă n g đa h ìn h là 33
băng, tiếp đến loài <i><b>C a m e llia </b></i>


<i><b>p u b ic o sta</b></i> tỷ lệ đa h ình
68,29% vối sơ' băng đa h ình
là 28 băng, cịn lồi


<i><b>C a m e llia c a u d a ta</b></i> cho tỷ lệ
đa h ìn h th ấ p n h ấ t 58,06%
với sổ* băng đa h ìn h l à l 8
băng.


Sau khi xác đ ịnh mức độ đa
h ình của ba loài t r à hoa


trắ n g dựa vào sô' liệu tín h tốn đưa vào xử lý theo chương trìn h NTSYS-pc để p h â n tích mối
tương q u a n giữa các đỗi tượng n g h iên cứu. M a t r ậ n số liệu được xử lý tro n g NTSYS-
SIMQƯALvâi hệ sô"di tr u y ề n Jaccard. Kết quả th u được ở bản g 2.


Dựa t r ê n m a t r ậ n sô" liệu được th iế t lập giữa các loài tr à hoa t r ắ n g nghiên cứu c h ú n g tôi tiến
h à n h xác định mối tương qu an di tru y ề n của ba loài trà. Các loài trà có hệ sơ' di t r u y ề n
Ja c c a rd tương ứng càng gần 1 thì càng gần n h a u , cịn các lồi trà có hệ sơ' di tru y ề n Jac card
tương ứng càng gần 0 thì ch ú n g càng xa n h a u về phương diện di tru y ền


Dựa vào b ảng hệ sỗ" tương q u a n di tru y ề n Ja c c a rd và sơ đồ h ìn h cây biểu thị đa h ìn h
(hình3) chúng tơi có n h ậ n xét sau:


N hìn ch u n g cả ba loài n à y đều không gần gũi n h a u về phương diện di tru y ề n vi hệ sô# tương
đồng di tru y ề n J a c a r r d chỉ dao động từ 0,4827-0,5.


N h ư n g xét trong ba lồi đó thì lồi <i><b>C a m e llia p u b ic o sta</b></i> gần vổi loài <i><b>C a m e llia c a u d a ta</b></i> vì có
hệ <i><b>s ố</b></i> tương đồng di tru y ề n cao n h ấ t 0,5 tiếp đó lồi <i><b>C a m e llia c a u d a ta</b></i> gần vói <i><b>C a m e llia </b></i>
<i><b>fu rfu ra ce a</b></i> hơn là <i><b>C a m e llia p u b ic o s ta</b></i> với <i><b>C a m e llia fu rfu ra cea</b></i> có hệ sơ" tương đồng di tru y ề n


Ja c c a r d tương ứng là 0,4935 và 0,4827.


Xét một sơ" đặc điểm h ìn h th á i và sinh th á i của ba loài tr à hoa trắ n g này chủng tôi th ấ y có
m ột số* n h ậ n xét sau: có sự p h ù hợp với k ế t quả p h â n tích n h ư : Sự p h â n bô" theo độ cao v à
h ìn h th á i cây.


<b>KẾT LUẬN</b>


Đã tách chiết và tin h sạch được ADN tổng sô" từ lá của ba loài trà hoa t r ắ n g <i><b>C a m e llia </b></i>
<i><b>p u b ic o s ta</b></i>, <i><b>C a m e llia c a u d a ta , C a m e llia fu rfu ra cea .</b></i> s ả n p h ẩ m ADN th u được đủ h à m lượng
cho n g hiên cứu phương p h á p RAPD-PCR.


Trong tổng <i><b>s ố</b></i> 118 băn g ADN được n h â n n g ẫ u n h iê n trong ph ản ứng RAPD-PCR sử d ụng 13
mồi vói ba lồi tr à nghiên cứu có 79 b ăng đa hình. Tỷ lệ băn g đa h ìn h từ 58,06%-71,74%.
Điều n à y cho th ấ y ba loài t r à n g h iê n cứu thuộc đa d ạ n g về m ặ t p h â n tử.


Hệ sô" tương đồng di tr u y ề n J a c c a r d giữa ba loài tr à th a y đổi trong k h oảng 0,4827-0,500
ch ứ n g tỏ ba lồi n à y khơng gần gũi n h a u về phương diện di tru y ề n .


Trong ba loài t r à n g hiên cứu cho th ấ y loài <i><b>C a m e llia p u b ic o sta</b></i> gần với loài <i><b>C a m e llia</b></i>
<i><b>c a u d a ta</b></i> hơn cịn có k h o ả n g cách di tru y ề n xa hơn vói hai lồi kia.


<i>SIN H HỌC C ơ TH Ể VÀ ĐỈNH HƯỚNG ỨNG DỤNG_____________________ </i> <i>______________ 531</i>


<i>-Caìneỉlin pubieoổia</i>
<i>-Catttữia cmdalũ</i>
<i><b>-Ca/Tìiĩỉlitl ýirýjmcea</b></i>
---1
---OJP
Ccoũlmrn


<b>ỉ</b>
<b>1Ú0</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(181)</span><div class='page_container' data-page=181>

ọc



[ N A T I O N A L U N I V E R S I T Y , H A N O I


ISSN 08B6 -8612



</div>
<span class='text_page_counter'>(182)</span><div class='page_container' data-page=182>

T Ạ P C H I K H O A H Ọ C



KHOA HỌC T ự NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ



<b>T. XX, Số 2PT - 2004</b>



<b>MỤC LỤC</b>



1. Đ ặng Ngọc Anh, Bùi C ô ng Hiển. Kết quả khảo sát mối quan hệ giữa
một số họ bướm ngày (<i>R h u p a lo c e ra )</i> với cây rừng ở Việt N a m ... 1


<b>2 . </b> <b>Ngó Q u an g Dự, Vũ T ru ng Tạng, Trần M inh K hoa, Chu Thị Huyền.</b>


Đánh giá, dự báo sự biến đổi sinh cảnh đất ngập nước ven và đề xuất
phương hướns sử dụng bền vững (lấy vườn quốc eia Xuân Thuỷ làm


v í d ụ ) ... 6


<b>3 . </b> <b>T rịnh Văn H ạ n h , N gơ Trí Cói, N g u yễn T ân V ương, N gò T ru ò n g</b>
<b>Sơn, P h ạm V ăn Đ ộ n g , N g u yễn Q u ố c H uy, Bùi C ô n g Hiển. N shiên </b>



cứu một số đặc điếm sinh học của loài <i>O d o n to te rm e s Haìnaiiưnsìs </i>


(isoptera: termitidae) làm tăng hiệu quả phát hiện tổ mối trên đê cúa


thiết bị rađa đ ấ t ... 1 1


<b>4 . </b> <b>N guvẻn X u ân H u ấ n , H oà n g Thị H ồ n g Liên, T h ạ c h M ai H oàn g, </b>


H o à n g T r u n g T h à n h , T r á n M in h K h o a . Dần liệu ban đáu về đa


dạng sinh học và nouổn lợi thuỷ sản vùng đất ngập nước ven biển


huyện T iên Lãnơ, Hải P h ù n ơ ... 16


<b>5 . </b> <b>Phí Thị B áo K h a n h , T rầ n M inh K hoa. Sự phong phú và giá trị khoa</b>


học của bộ mẫu lưỡng cư tại bảo tàng động vật... 22


<b>6 . </b> <b>Chu Văn M a n , N g ỏ T ự T h àn h , N g u v ên Đ ình Phương, N g u y ễn</b>


Văn Duv. Tối ưu hoá trực giao bậc hai với bốn nhân tố nhầm thu


hoạch proteaza k iềm cực đại ơ <i>baccillus.</i> T 2 0 ... 27


7 . Nguyễn Hữu N hân, Phạm Anh T u ân , H oàng Q uv T inh. M ột so nét vể


chất lượng dân số của phụ nữ Thái và phụ nữ Dao ở Yên Bái... 32
8 . T r ầ n Ninh. Kết quá điều tra thành phần loài địa tiền ỏ' vườn Quốc <zia


Tam Đ á o ... 38



<b>9 . </b> <b>N g u yẻn Văn Q u ả n g , Bùi T h a n h V ân, N g u y ễ n T hị My. Kết quá sơ</b>


bộ nghiên cứu đa dạ ns sinh học độnơ vât chân khớp ớ đất ở khu vực
Mã Đà và Nam C át Tiên (Done Nai)... 41
10. P h ạ m Bình Q u y ề n . Một vài khía cạnh về sự phat rriển dịch sâu róm


</div>
<span class='text_page_counter'>(183)</span><div class='page_container' data-page=183>

VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY, HANOI



<b>JO U R N A L OF SCIENCE</b>



NATURAL SCIENCES & TECHNOLOGIES



<b>T. XX, N02AP - 2004</b>



<b>CONTENTS</b>



<b>1 . </b> <b>D an g N goc A n h , Bui C on g Hien. The results o f investigation on the</b>


relationship between some families of Butterflies (Rhopalocera) and
the forest trees in Vietnam... 1


<b>2 . </b> <b>N go Q u a n g Du, Vu T ru n g T ang, Chu Thi H u y en , T ra n M in h</b>


Khoa. Evaluation and Prediction of the changes of Coastal wetland
biotop and suseestion for sustainable use (A case study: Xuanthuy


national park )... 6


<b>3 . </b> <b>T rinh Van H an h , N go Tri Coi, N guyen Tan V u o n g , N g o T ru o n g</b>


<b>Son, Ph am Van Đ o n g , N g u yen Q u oc H uy, Bui C o n g H ien. Study </b>


on some biological characters of Odơntotermes hainanensis improving
to discover the nest of termite in the dyke with Ground Penetrating
RaDar... 11


<b>4 . </b> <b>N g u yen X u an H u a n , H o a n g Thi H o n g Lien, T h a ch M a i H o a n g ,</b>


H o an g T r u n g T h a n h , T r a n M in h Kh oa. Preliminary data on
Biodiversity and aquatic living resources in the coastal wetland area of


Tien L a n " d istrist, Hai P h o n g ... 16


5 . Phi Thi Bao K h a n h , T r a n Minh Khoa. The abundance and scientific
value of Collection of Amphibians in Zoological M u s e u m ... 22


<b>6 . </b> <b>Chu Van Man, Ngo Tu Thanh, Nguyen Dinh Phuong, Nguyen</b>


Van Day. Second-order orthogonal optimization with 4 variables for
maximum alkaline protease production by Bacillus sp. T 2 0 ... 27


<b>7 . </b> <b>N g u yen Hull N h a n , P h a m A nh T u an , H o a n g Q ui T in h , Some </b>


features on quality of population of Thai's and D a o ’s women at Yen


Bai P ro v in ce... 32


8 . Ti 'a n Ninh. Results of study on liverwort of tarn dao national park... 38


</div>
<span class='text_page_counter'>(184)</span><div class='page_container' data-page=184>

TAP CHÍ KH O A HO C Đ H Q G H N , KHTN & CN, T .x x , sỏ' 2 P T . 2QQ4



<b>KẾT QUẢ Đ IỂ U TRA THÀNH PH A N </b>

<b>l o à i</b> <b>đ ị a</b>

<b> T IE N </b>


<b>ở VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO</b>



<b>T r ầ n N in h</b>


<i>K ho a S i n h học, Trư ờn g Đ ại học K h o a học T ự n h iê n , Đ H Q G H N</i>


<b>I. Đ ặ t v a n để</b>


Địa tiền thuộc n gành Rêu tuy có cấu tạo cơ thể r ấ t đơn giản nhưng đóng vai trị quan
trọng trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới núi cao. So với các n g à n h thực vật bậc cao
khác, việc nghiên cứu Địa tiền ở nước ta nói chung và Vườn Quốc gia Tam Đảo nói riêng
chưa được quan tâm đúng mức. Từ năm 1959 đến năm 1962, hai tác giả ngưòi pháp là Jovet
Ast và Pierre Tixier lần đầu tiên công bô" nhiều loài địa tiền do Tixier th u được ỏ Miên Nam
Việt Nam. Từ đó đẽn nay th à n h phần các loài Địa tiền của Việt Nam được Pócs T am as nhà
rêu học người H ungary bổ sung trong một sô bài báo, nhưng chưa có bài báo nào đế cặp đến
các loài địa tiển của vườn quốc gia Tam Đảo. Để có các dẫn liệu khoa học vê đa dạng sinh
học nhằm mục đích phục vụ cho công tác bảo tồn tài nguyên sinh học, chủng tôi tiến h àn h
điểu tra th à n h phần các loài địa tiền ở Vưịn Qũc gia Tam Đao. Việc th u th ậ p được tiến
hành trong 3 đợt trong khoảng thòi gian th á n g 6 đến th á n g 12 năm 2003. Dưới đây là kết
quả bước đầu chúng tôi đã đạt được.


II. P h ư ơ n g p h á p n g h iê n c ứ u


Đẽ tiên hành thu th ậ p mẫu v ật chúng tôi tiến h à n h quan s á t thực địa, xác lập các
tuyên điểu tra và thu th ập m ẫu vật. Vì các lồi địa tiền ưa ẩm và bóng nên các tuyên điểu
tra thu thập chủ yêu xuyên qua các khe, suôi trong các th u n g lũng ở các độ cao khác nhau.
Khi tiên hành thu thập, mỗi m ẫu v ặt đều ghi đầy đủ nơi sông (đất, đá, gốc cây, th â n cây
sóng hay chêt, lá cây) cùng với độ cao so với m ặt nước hiển. Số m ẫu vật th u được là 100


mẫu. Các mẫu vật được lưu giữ tại Phòng bách thao, Bộ môn Thực vật, khoa Sinh học,
trường ĐHKHTN Hà Nội. Việc phân loại định loại các loài dựa vào các tài liệu (3,4,5)


III. K êt q u ả n g h iê n c ử u


<i>IỈL1 T h à n h p h ẩ n loài đ ịa tiên ở vườn Quốc g ia Tam Đảo</i>


Danh lục các họ địa tiề n được xếp theo th ứ tự abc. Các ta x a mới cho Việt Nam được
ghi chú bằng dấu sao (*) trước sô' th ứ tự chỉ Taxon.


1. HỌ C E P H A L O Z I A C E A E


1.Cephalozia siam en sis N. Kitag.
2.Nowel]ia curviíolia (Dicks.) M itt.
2. HỌ CONOCEPHALACEAE


■ S.Conọcephalum japonicum (Thunb.) Grolle


</div>
<span class='text_page_counter'>(185)</span><div class='page_container' data-page=185>

Kcl qu;i tliố u Il'ii ih à n h phần loài. 39


<b>3. HỌ F R U L L A N IA C E A E</b>


<b>4 .F r u lla n ia m e y e n ia n a L in d en b .</b>


5 .F ru llan ia n ep alen sis (Spr.) L.
6 .Ju b u la h u tc h in siae (Hook.) Dum.


<b>4. HỌ JU N G E R M A N N IA C E A E</b>


<b>7 .J u n g e r m a n n ia tr u n c a t a N e e s</b>



<i>8.N otoscyphus ỉutescensiLehm. & Lindenb) M itt.</i>


<b>5. HỌ L E JE U N E A C E A E</b>


<b>9 .A p h a n o le je u e a b o r n e e n s is (H er z.) P o cs</b>


10.Leucolejeunea xanthoca rpa (L.) Evans


<b>6. HỌ L E P ID O Z IA C E A E</b>


11.Zoopsis liu k iu en sis Horik.


<b>7. HỌ L O PH O C O L E A C E A E</b>


<b>12.Heteroscyphưs argutus (Nees) Schiffn.</b>


<b>8. HỌ M A R C H A N T IA C E A E</b>


<i>13a. D um ortia h irsu ta (Sw.) Nees ssp. h irsu ta</i>


<i>13b. D um ortia h irsu ta (Sw.) Nees ssp. nepalensis (Tayl.) Schust.</i>
<i>*14. Marchantia papillata Raddi ssp. grossibarba (St.) Bischl.</i>


<b>9. HỌ P L E U R O Z IA C E A E</b>


<i>*15. Pleurozia acirtosa (Mitt.) Trev.</i>


10 . HỌ P O R E L L A C E A E



<i>16. Porella acutifolia (Lindenb.) Trev.</i>
<i>17. Porella plum osa (Mitt.) Hatt.</i>


<b>11. HỌ PT IL ID IA C E A E</b>


18.Trichocolea tom entella (Ehrh.) Dum.


12. HỌ S C H I S T O C H I L A C E A E


19.Schistochila recu rv ata Buch.


<i>111.2. N h ả n xét vẻ th à n h p h ầ n loài</i>


1. Qua thu th ậ p và định loại, chúng tôi đã xác định được 19 loài địa tiền cưa 17 chi
thuộc 12 họ. Điều này đă nói lên được tính chất đa dạng của khu hệ địa tiền ở Vườn Quốc
Ria Tam Đảo.


2. Tât cả các loài đểu lần đầu tiên thu th ập ở Vườn Quốc gia Tam Đảo.


<i>3. Trong sơ 19 lồi địa tiền thu được có 3 ta xon mới cho Việt Nam. Đó là Conocephalum </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(186)</span><div class='page_container' data-page=186>

40 Trẩn N inh


<i>900m chỉ gặp một sơ lồi p hân bố rộng như Frullania nepalensis và Heteroscyphus argutus. </i>
Điều đó phan ánh tính chất ưa bóng và ẩm của các loài địa tiền.


<b>IV. Kết lu ậ n</b>


1. Khu hệ địa tiển vườn Quốc gia Tam Đảo khá phong phú, gồm 19 loài, 17 chi thuộc
12 họ.



2. T r o n g <i><b>s ố</b></i> 20 t a x a có 3 t a x a g h i n h ậ n l ầ n đ ầ u t i ê n có ở V i ệ t N a m : <i>C onocephalum </i>
<i>ja p o n icu m</i><b> (T h u n b .) G rolle; </b> <i>M a rc h a n tia p a p illa ta</i><b> R a d d i ssp . </b> <i>g ro ssib a rb a</i><b> và </b> <i>P leurozia </i>


<i>acỉnosa</i><b> (m itt.) T rev.</b>


3. 17 tax a lần đầu tiền ghi n h ận gặp ở Tam Đảo.


<i>Lời cảm ơn</i>


Cơng trìn h được hoàn th à n h với sự hỗ trợ kinh phí của đề tài đặc biệt của Đại học
quôc gia Hà Nội (QG-03-08). Giáo sư Pócs Tamás, nhà rêu học người H ung ary đã xác định
một sô mẫu địa tiền. Chúng tôi chân th à n h cảm ơn những sự giúp đõ quý báu đó.


TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. H a tto ri S., N otes on th e Asiatic species of th e g e n u s <i><b>F r u lla n ia , H e p a tic a e V .J. H a tt. Bot. </b></i>


<i>Lab.</i><b>38: 1974, p p .185-221.</b>


2. <i>Jovet- Ast, B.& Tixier. p., Hepatiques du Viet Nam. Rev.Bryol. et Lichen., 31, 1962, pp. 23-33.</i>
3. <i>Poes Tamas. The genus Porella in Viet Nam. J. Hatt. Bot. Lab.31, 1968, pp.65-93.</i>


4. So, M. L. , M o s s e s a n d l i v e r w o r t s of H o n g K ong. I, <i><b>H eavenly People Depot</b></i>, H o n g K o n g , 1995,
162p.


5. So, M. L. & Z h u , R. L., M o s s e s a n d l i v e r w o r t s of H o n g K o n g . II, <i>Heavenly <b>People D opot</b></i>, H o n g
Kong, 1996, 130p.


VNU. JOURNAL OF SCIENCE, Nat., Sci.. & Tech., T .x x , N02AP,, 2004



RESULTS OF S TU D Y ON LIVERW OR T OF TA M DAO N A TIO N A L PARK


<b>T r a n N in h</b>


<i>D e p a r tm e n t o f Biology, College o f Science, V N U</i>


The study on liverworts of Tam Dao National P a rk is complited on the base of
hei'banum collections (100 specimens) which were collected in 2003 and deposited at
Herbarium of Ha Noi University of Science. N ineteen taxa were recorded. Among them
<i>three taxa are new to Viet Nam. They are Conocep h a lu m ja p o n ic u m (Thunb ) Grollffl </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(187)</span><div class='page_container' data-page=187>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI



<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN</b>



DƯƠNG HOÀI M INH



<b>SỬ DỤNG KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ </b>

<b><sub>• </sub></b>

<b><sub>• </sub></b>

<b><sub>• </sub></b>



<i><b>ĐỂ PHÂN LOẠI TRÀ CAMELLIA</b></i>



<b>Chuyên ngành: Hoá sinh học </b>



<b>Mã số </b>

<b>: 1. 05.10</b>



LUẬN VĂN THẠC s ĩ KHOA HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:



</div>
<span class='text_page_counter'>(188)</span><div class='page_container' data-page=188>

<b>LỜI CẢM ƠN</b>




Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Văn Mùi, bộ


môn Sinh lý Thực vật và Hoá sinh, khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học


Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Người đã luôn tận tình giúp đỡ và


hướng dẫn tơi trong suốt q trình tơi thực hiện đề tài luận văn này.



Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Trần Ninh, bộ môn Thực vật,


khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà


Nội đã cung cấp mẫu nghiên cứu và giúp đỡ tôi trong q trình tơi thực hiện


và hồn thiện luận văn này.



Tơi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo và các anh


chị trong bộ m ôn Sinh lý Thực vật và Hố sinh, các thầy cơ giáo trong khoa


Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đã


tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành đề tài luận văn.



Nhân đây, tôi xin gửí lời cảm ơn tới gia đình và các bạn của tôi, những


người đã luôn giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian tôi học tập và thực


hiện đề tài luận văn.



<i>Hà Nội, tháng 10 năm 2 0 0 4</i>



Học viên



</div>
<span class='text_page_counter'>(189)</span><div class='page_container' data-page=189>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TựN H IÊN
KHOA SINH HỌC


<b>Lê Nguyệt Hải Ninh</b>




<b>GÓP PHẦN NGHIÊN </b>

cứu

<b>CÁC LOÀI </b>



<b>TRÀ HOA VÀNG ở VIỆT NAM</b>



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY


Ngành: Sinh học



</div>
<span class='text_page_counter'>(190)</span><div class='page_container' data-page=190>

<i><b>^ ờ í ccùn ơ/2</b></i>



<i>Í Ị £ <2ổ ẩ ư ợ a Ẩ ĩđ y u A n à y , ÍOL XỨ2</i>
<i><b>ỂS i ư £ ừ í </b></i> <i><b>ơ</b><b>/2</b></i> <i><b>sã u </b></i> <i><b>áắú </b></i> <i><b>£át </b></i>


<i>[I/vần <zzA/ỈJ2Ắ - c^A /ỹười tú i </i>


<i>£ậ/z ẾỪ 1'Ắ Ể ư àn ỹ d ã n ơ ả </i> <i>tfà £đt h :o /2ỹ</i>


<i><b>± a ô ỉ y u d fa .u z/z Ế ọ</b><2<b> Ế â £ ư ả n ỹ Ẩ íẻ h đ ứ u .</b></i>
<i>H 7 ă t XÙ2 h .â /2 . ír ọ n ỹ đ d m ơ n i ư ổấu</i>


<i>ổ/ổlẾ</i> /2<i>Ẩ íệ í íừzẮj Ếận í u y c ủ a ũáa éỂ ắiý ơ ổ </i>
<i>í*o/2ỹ Ẩ Ẩ oa <Z$Ù1'Á Ẩ ọa (7ằ n Ẩ ã ỉ £ả <2CÙ2 </i>


<i>c ô ểẾuộ<2 Ẩrổ m ồn [I/Ế ư a ơ ậ£ Ẩọ<2j fa. ư ờnỹ </i>
<i>Ị ỉ^ a l Ể ọ c JJ$ o a Á oa C</i>

<i><b>7</b></i>

<i>ư <zz/ỳẴí£hj ĩị ạ / </i>


<i>Ể ọũ& uđh ỹ ía ^ fả <*YđL</i>


<i><b>ữẨo </b></i> <i><b>íđ t ũtượa </b></i>



<i>ỹ ử i £ớl đắt! CỔÚ2 £ ọ J3 ả o íẵ n ý H7Ểựa trã i, </i>
<i>ũáe <2ổÙ2 Ẩrộ £Ểuọa </i> <i>^S'ứĩẨ íẨ d í crẵ H 7ài</i>


<i>/2ếỹUỳ£h ^ ứ ĩẨ ư ă£j <2ổÚ2 cm Ẩ ũẴt ư ầ ữẩa /ran </i>


<i>íto n ý /ĩýẾ íẾ p - <^yv?zữný /2ỹươL c ù iỹ à ụ t zfỡ, </i>


<i>ía o ổẾ su Á l£/2 Ư ầ íẾ p n ý ư íẩ h íũ L íto /2j (ýL uí</i>


<i>Ếĩ-ờĩẴ íẨ ự c Ểùưz Ẩ Ã óa /ư ă n . n ằ ỳ - fừ í (2ỐƯ72</i>
<i>ơn (Ẩ ăn iẾ ảnẴ nẨ cứ í</i>


<i><^A/ọl, íẨ ánỹ 0 /2 0 0 5</i>


<i><Sù2Ẩ (7Íéh</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(191)</span><div class='page_container' data-page=191>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự N H IÊ N
KHOA SINH HỌC


<b>Vũ Tiến Chính</b>



<b>GĨP PHẦN NGHIÊN </b>

cứu

<b>PHÂN LOẠI CHI </b>



<i><b>SÂM NAM (CYCLEA Arn. ex Wight) THUỘC HỌ </b></i>


<b>MENISPERMACEAE Ở VIỆT NAM</b>



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC TẠI CHỨC


Ngành: Sinh học




<b>Người hướng dẫn: PGS. TS. Trần Ninh</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(192)</span><div class='page_container' data-page=192>

<b>LỜI CẢ M ƠN</b>


<i>( / ộ 7 /tc à) 9 ỉ / t à i t ỉ i /ì/io ớ , ỉtiđ n , tô i đ a n h â n đ itư c </i> <i>ffiu jt, đ tí tc ỷ ìi ũ n ỉt c u a</i>
<i>,,,/ ư h ' /'«*><</ r /r ĩn Ả /to a A ọ c m</i> <i>x 3 9 > & ế ầ * M n A v à P B S P . 9 9 > r a X u â n fflu to n p . </i>
<i>S f .i vỈẦt CỈMĨM ỉỉià ề tỉt c ả m Ư ếi (Hổ g iá Ị i đ ỡ q u í /lả u n à ĩý . 3 )ầ * jr t/ừ ĩi tô i c ã iiỹ n ỉtâ n </i>
<i>< ftờ:c ò ( f y i " / t d õ t ã ĩ » t/ù ê t ă n A c ủ a íã /ĩi.ỉt đ a o tỉà c ấ c c á n é ô ỈjP /iữ )t< f ễ F ỉu fc n ậ t - </i>
<i>7 (C ỉt ĩ ĩ t n ỉ t / / l á i f(à d a i n ỹ t iy ê n b in h t ỉ ă t đ ă c ẩ iê t là (Ỗ£P. ễ jĩfíy C y € lA ty itỵ ễ n ẽ ĩiế n </i>
<i>•JJ ìâ it, S /O ff. '3 ĨẦ jV jju y e n Ớ ử tẳ c ờ { /to i, 3 ĨP . Q )ư ơ iíỹ ỹỀ Íổc ĩtâ tv y ắ t, ?ĩỉư> . ể h ầ n ễ ĩ/iê</i>
<i>'iìá c ỉ t. ỉ m</i> <i> x iề i r /tđ ề i th à n h c ầ m ơ n & ư g itíịi đ õ n / d ê t fo r th đ á</i>


<i>íT ó ì c tĩ/ir ỵ íV ĩH đ ã c í tì ê t c ả m ơ n /fố 'm ở ĩt 9 J u ý c v đ t7 /c /tc a SP ènỈỊ, Q ế a i Á o c Ờ ử ic a </i>


<i>ỉtr .r f t t ' Ịíỉíìẽ ễ t, Q Ề a i ỉtc c Q u á c < ý ia *y (a *J\T ô if 3 \ư ỏ n < f ể ỏ m ỗ ri 3 ĨP . ể P iẨ n 'V ă n ễ ĩ/t((/ĩý v à </i>


<i>r á c r ắ n tỏ r íã ta o m o i đ iề u h iê n ợ à ự i đ õ to i Ỉ to à ỉi tỉtỈM th ỉc ỉto á iu đ n r ù ỉ/ụ .</i>


<i>m</i> <i> x i n đ ư ư c c ẩ m ổ ìt c ấ c ị i ỉ t ò n ý tiê u /tẳ n : ểp/tòn< jf tiê u ỉĩẳ n - U iê ìi Ị p ù t/i </i>
<i>t i m ềíà f f i z i n p tM ý ê n á ừ t / t tíã t, V iê n d tờ ỉc liê u , % a i /ic c J { /to a h c c t ư n h iê u , P h ư ờ n p </i>
<i>r/ f í ì ỉm r Ọ ỉ)ưưc d ã ta o đ iề u A ìê n tỉu tđ ề i /đ ì đ ê tồ i t í a c ử u tĩà n < jfỉù ê rt c ử a c ắ c m a u </i>
<i>ỉiv tt ồ f h i ỉto ỉ ỹ ỉ ê ĩ d ê .</i>


<i>íJJ ố i, c ã n g . x i n c /tđ n th à n h c ả m ơ n /c a n lã n h đ a o V iê n S P in ỉi t / t ẩ i t?à 9 a i </i>
<i>i9f f tf? /* i9‘ à ù i Á tm t, c ấ c /c a n đ ề ìtỹ n< ỵ/ii< ựt đ ã n / i i ê t ẵ r tỉt ọ iá Ị í đ õ t ê l /io à ) i t í i à i t / í </i>
<i>/ìỉto ẵ ỉr tă it.</i>


<i>* A lộ t lẩ n n ữ a tô i x i n c ả m ơ n t ấ t e ẳ & ư g ỉú Ịt đ õ q u í ủ ẵ ít J i à y .</i>



<i>$ ( a jV o i, n ợ à ỉý 6 tỉtấ n p 6 n đ m 2 0 0 5</i>


<i>ƠT' _ .9</i>
<i>-Jac- ợ ca</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(193)</span><div class='page_container' data-page=193>

<i>AN OFFICIAL PUBLICATION OF</i>


<i>THE INTERNATIONAL CAMELLIA SOCIETY</i>


2004
IN T E R N A T IO N A L N U M B E R


JSSN 0 Ỉ5 9 -6 5 6 X


<b>INTERNATIONAL CAMELLIA</b>


<b>JOURNAL</b>



JO U R N A L IN T ER N A TIO N A L D U C A M E L L IA
R EV ISTA IN T E R N A Z IO N A LE D E L LA c A M E L IA


R E V IS T A IN TERN A C IO N A L DE LA C A M ELIA
IN T ER N A TIO N A LE K A M E L IE N Z E IT SC H R IFT


</div>
<span class='text_page_counter'>(194)</span><div class='page_container' data-page=194>

<b>gardens: Pclcr Chappel’s Spinners ui Bo Id re. and Sowley House near Lymingion.</b>


<b>2 </b> <b>April - Mount Edgcumbc Day. Mount Hdycumbe. at Torpomt near Plymouth. holds the </b>
<b>national Ciimellia collection and gardener Lee Sicnning will lead a tour o f the gardens.</b>


<b>12-13 April - Main Camellia Competition. Royal Horiiculiunil Society. Vincent Square. </b>
<b>London.</b>



<b>23-24 April - ICS & Borde Hill Camellia Celebration and Competition in conjunction svilh </b>
<b>the Royal Horticultural Society Milin Rhododendron and Magnolia Competition, cosponsored </b>
<i><b>by the RHS Southeast Rhododendron, Camellia & Magnolia Group and the RHS. Bordc Hill </b></i>
<b>Garden. Balcombc Road. Haywards Healli, Sussex.</b>


<b>13-17 October - Auiumn Weekend in Cumbria, held jointly with the RHS Rhododendron. </b>
<b>Camellia & Magnolia Group. Based in Grasmere, Cumbria.</b>


T he 2004 sp rin g B reak on 2 1 -24 M arch, w as based in D urim oulh. D evon. T h e evcnl. which
<b>was organised by Mrs. Elizabeth Scotl-Moncrieff. included garden visits arranged by David </b>
<b>and Moira Molloy. During the four days, several thousand camellias were seen in lull bloom in </b>
<b>nine private gardens rarely open </b>10<b> ilic public.</b>


<b>The 20U4 Autumn Weekend on 21-24 October Wiis in the Chiltcrns, northwest OÍ London </b>
<i><b>The event, held jointly with the RHS Rhododendron, Camellia Sc Magnolia (iroup was onỉiinĨKcd </b></i>
<b>by Diivid and Eileen Fames and Andy and Judith Hallctt. Visits included Wuddcsdon Manor. </b>
<i><b>Wiitcrperry Gardens, which is linked with Oxford University, and the gardens UỈ Ashridsc </b></i>
<b>College. Guest speakers included Japanese poller ‘ Gils” Kiniishinin. who said thill LcimelliiiN </b>
<b>are idcii] tor arranging, and Colonel John Ansel 1 of the Worshipful Company o f Gardeners, w ho </b>
<b>talked iiboul small hidden gardens in the City o f London.</b>


<b>For more information contact Kcilh Sprumic. 329 London Road. St. Allxms. Herts. AI.I </b>
ID Z.


<b>VI E T N A M</b>


<b>The garden o f lilt* National Collection of Vietnamese Camellia Species is beginning to hike </b>
<b>shape in Tam L)ao National Park, about 75 km (45 mi) northwest (if Hanoi. ICS Vice President </b>
<i><b>Pal Short ami Journal Editor Herb Short visited ihc site in Miiy. Land had been partially clenrcil </b></i>


<i><b>and several spccics, including large specimens o f the cndỉingcrcd yellow-flowered C .ịịiỉbciu i. </b></i>
<b>were ready lor planting. ProfessorTrãn Ninh of the Faculty OÍ Biology ol Hanoi University 1)1' </b>
<b>Scicnce reported thill he had heen ill in hospiiiil lor several months, hut has now recovered and </b>
<b>hiis now completed 1 he planting o f 95 plants. He also says that he has discovered lour new </b>
<b>yellow species.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(195)</span><div class='page_container' data-page=195>

10


Spain: Jap an ese A m b assad o r
K atsuyuki T an ak a plan ts a
c am ellia at 4 0 th an n u al show
in Ponlevedra.


Vietnam: A number of planes ot <i>C am ellia </i>
<i>fiilb t'n ii are ready for plum ing in V ietnam 's </i>


sp ecies garden at T am Duo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(196)</span><div class='page_container' data-page=196>

C Ộ N G H O À XÃ HỘI CH Ủ N G H ĨA V IỆT N A M
Đ ộc lập - Tự do - Hạnh phúc


. . . 0 0 0 0 0 — — — —


GIẤY XÁC NHẬN



BAN GIÁM ĐỐC VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐÁO XÁC NHÂN


PGS.TS. Trần Ninh, Khoa Sinh học ĐHKHTN Hà Nội chủ trì đề tài QG-
03-08 đã cùng với thành viên của để tài và một số cán bộ của vườn đã tiến hành thực hiện
đé tài tại vườn trong hai năm 2003-2004. Kết quả để tài đã đạt được:



]. Tham gia điều tra đa dang sinh học của vườn, kết quả đã bổ sung vào danh lục
thực vậi 20 loài mới đầu tiên thu được ở Tam Đảo.


2. Kết hợp với vườn xây dựng khu sưu tập các loài trà hoang dại của vườn cũng như
của Việt Nam, nhằm bảo tồn nguồn gen quý hiếm các loài có nguy cơ bị tiêu
diệt.


3. Đã cùng với cán bộ kỹ thuật của vườn thử nghiệm nhân giống một số loài trà của
vườn.


4. Tham gia xây dựng các tuyến du lịch sinh thái trong vườn.


<i>Tam Dào, ngay. /9 tháng 5 năm 2005</i>


<i>/</i> s .


</div>
<span class='text_page_counter'>(197)</span><div class='page_container' data-page=197>

<b>SC IE N T IFIC PR O JEC T</b>



<b>Branch: Biology </b>

<b>Project category: National University level</b>



<i>1. T itle: Conservation o f gene resources o f some anim al and plant precious </i>


<i>species o f Tam Dao National Park fo r research, teaching and ecotourism.</i>


2. Code: QG - 03 - 08



3. Managing institution: Ha Noi National University
4. Implementing Institution: Ha Noi University of Sciences
5. Collaborating Institution: Tam Dao National Park.


6. Coordinator: Assoc. Prof. Dr. Tran Ninh


7. Key Implementor: Ha Noi University of Sciences
8. Duration: From 8/ 2003 to 7/2005


9. Budged: 60.000000 VND
10. Main results:


a. Results in science: The flora of Tam Dao National Park is diverse. The number


of species in Tam Dao is 1436 belonging to 741 genera and 219 families of 6
phyla. The fauna of Tam Dao is diverse in terms of species composition with 1058
species (Phylum Mammalia has 70 species, Phylum Aves includes 247 species,
Phylum Reptilia has 96 species, phylum Amphibia composed of 61 species and
phylum Insecta includes 584 species.


- Among the enumerated plant species 22 species are new to Tam Dao (including
3 species new to Viet Nam).


-1 3 species were chose for conservation. - The Camellia garden were established
in Tam Dao National Park. Six precious species of Camellia were planted. This
event was informed in the International Camellia Journal of 2004.


</div>
<span class='text_page_counter'>(198)</span><div class='page_container' data-page=198>

<b>PHIẾU ĐẢNG KÝ </b>



<b>KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u KH - CN</b>



<b>Tên đề tài:</b>



<i>Bảo tồn nguồn gen một số loài động, thực vật quý hiếm ở vườn Quốc gia </i>


<i>Tam Đảo nhầm phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng day và du lịch sinh thái</i>
<b>Cơ quan chủ trì đề tài:</b>


Đại học Quốc gia, Hà Nội


Địa chỉ: 144 Đường Xuân Thuỷ - Cầu giấy - Hà Nội
Tel: 04834.0564


<b>Cơ quan quản lý đề tài:</b>


Đại học Khoa học Tự nhiên


Địa chỉ: 334 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nôi
Tel: 048587781


<b>Tống kinh phí thực chi: 60.000000 đ ( Sáu mươi triệu)</b>


Trong đó: Từ ngân sách nhà nước :0.0


Kinh phí của trường: 60.000000 đ. (sáu mươi triệu)
Vốn tín dụng: 0.0


Vốn tự có: 0.0
Thu hồi: 0.0


<b>Thời gian nghiên cứu;</b>


Thời gian bắt đầu: 05/2003
__________________Thời gian kết thúc: 05/2005



<b>Tên các cán bộ phôi hợp nghiên cứu:</b>


ThS Đỗ Đình Tiến, Giám đốc VQG Tam Đảo.
KS Trần Cự, Phòng kỹ thuật VQG Tam Đảo


KS Chu Văn Cường, phòng kỹ thuật VQG Tam Đảo.


<b>Sỏ đăng ký đề tài </b>
<b>QG - 03 - 08</b>


<b>Sõ chứng nhận đãng ký </b>
<b>kết quả nghiên cứu</b>


<b>Bảo mật:</b>


<b>a.Phổ biến rộng rãi:</b>
<b>b.Phổ biến hạn chế:</b>
<b>c.Bảo mát:</b>


<b>Tóm tắt kết quả nghiên cứu</b>


Sau hai năm thực hiện đề tài chúng tôi đã thu được các kết quả sau:


1. Thống kê các loài thực vật, động vật có xương sống trên cạn và côn trùng của
VQG Tam Đảo.Thực vật gồm 1436 loài thuộc 741 chi, 219 họ của 6 ngành. Động
vật gồm 1058 loài trong đó Động vật có vú 70 lồi, Chim 247 lồi, Bị sát 96 loài,
Lưỡng cư 61 lồi và Cơn trùng 584 lồi.


2. Hai mươi hai loài thực vật được ghi nhận đầu tiên có ỏ VQG Tam Đảo: 20
loài thuộc ngành Rêu và 02 loài thuộc ngành Ngọc Lan trong số đó có 3 loài mới


cho Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(199)</span><div class='page_container' data-page=199>

4. Thiết lập khu sưu tập các loài trà hoang dại ngay rộng khoảng 2000 m trong
phạm vi của VQG Tam Đảo và 6 loài trà quý hiếm đã được trồng trong vườn.


5. Phương p h áp dâm cành đã được tiến h à n h th í nghiêm trê n h ai loài trà
hoa vàng và 1 loài hoa đỏ. Từ những k ế t quả th u được có th ể k h ẳn g định rằn g
có th ể áp dụng biện pháp n h â n giốhg bằng hom các loài cây trà hoa vàng này
để phục vụ cho công tác nghiên cứu bảo tồn và đặc b iệt là trong mục đích làm
cây cảnh. K ết qủa trê n cho thấy các chỉ tiêu chính khi xử lý thuốc kích thích
ra rễ đều tốt hơn n h iều so vối việc khơng xử lý thuốc kích thích.


6. Bốn điểm du lịch sinh thái đã được chọn. Đó là khu lũng Chắt Dậu- Đồng
Bùa, khu thác Bạc, khu Rùng Rình và khu Tây Thiên- Đại Đình. Trên cở sở các
điểm du lịch sinh thái, ba tuyến du lịch được hoạch định


Kiến nghị: Các thành viên của đề tài mong được cấp kinh phí để tiếp tục hoàn
thiện khu sưu tập các loài trà hoang đại của Việt Nam và khu sưu tập sẽ trở thành
vườn trà quốc gia trong một ngày gần đây.


Chủ nhiệm đề
tài


Thủ trưởng
cơ quan chủ trì
đề tài


Chủ tịch hội
đồng đánh giá
chính thức



Thủ trưởng cơ


<b>quan quản lý đề </b>


tài


Họ và tên <sub>T rầ n Ninh</sub> <sub>T rầ n Nghi</sub>


I 1" <i>!■:'!< </i>K <i>,.,fi HI </i>í


<b>Học hàm, học vị</b>


PG S.TS GS.TS. <i>K t i . n </i>

J



<b>« </b>1 w 1 \ J o 1 ^ ^


<b>Ký tên </b>


Đ ó n g d ấ u


<i><b>v</b></i>

<i><b>ệ</b></i>



<b>- </b> <i>'' </i>

<i><b>'ì </b></i>

<i>\D</i><b> %</b>


<i>; \ o l</i>


U I


( y yOB




/ V,


<b>T </b>0 <i>. <-S</i>


V



<i>\</i> X ị Ị \


V


<i>r </i> <i>Ổ X P *'</i>


<i>rơ m </i> <i>-■ o n 'j'</i>


- '.r ML- NCI


</div>

<!--links-->

×