Neoniphon sammara

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Neoniphon sammara
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Holocentriformes
Họ (familia)Holocentridae
Chi (genus)Neoniphon
Loài (species)N. sammara
Danh pháp hai phần
Neoniphon sammara
(Fabricius, 1775)[2]
Danh pháp đồng nghĩa

Neoniphon sammara là một loài cá biển thuộc chi Neoniphon trong họ Cá sơn đá. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1775.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh sammara bắt nguồn từ Msammer / M'sámmer, là tên thường gọi của loài cá này trong tiếng Ả Rập.[3]

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

N. sammara có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Từ Biển Đỏ dọc theo bờ biển Đông Phi, N. sammara được phân bố trải dài về phía đông đến tận quần đảo Marquises (Polynésie thuộc Pháp) và đảo Ducie (quần đảo Pitcairn), ngược lên phía bắc đến Nam Nhật Bản (gồm cả quần đảo Ogasawara) và quần đảo Hawaii, xa về phía nam đến rạn san hô Great Barrierđảo Lord Howe (Úc).[1] N. sammara cũng được ghi nhận tại Việt Nam, bao gồm cả quần đảo Hoàng Saquần đảo Trường Sa.[4][5]

Vào năm 2020, 17 cá thể N. sammara được ghi nhận trong một mẻ đánh bắt hỗn hợp tại cảng Mersa Matruh (bờ biển Địa Trung Hải thuộc Ai Cập), trở thành loài di cư Lessepsian thứ 44 ở Ai Cập.[6]

N. sammara sống tập trung trên nền đáy cứng và thảm cỏ biển ở ngoài khơi hoặc trong đầm phá, độ sâu đến ít nhất là 46 m; có thể ẩn mình trong các cụm san hô nhánh Acropora.[7]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở N. sammara là 32 cm.[7] Thân xám bạc phớt hồng với các đốm đỏ sẫm và đen trên vảy cá xếp thành các hàng sọc ngang. Phía sau mắt có vạch đỏ. Dọc đường bên có thêm một đường sọc đỏ so với Neoniphon opercularis. Phần gai vây lưng có màu đen, trừ chóp và gốc màng gai có đốm trắng trông như bộ hàm sắc nhọn của cá mập; ngoài ra, một đốm đỏ thẫm (gần như đen) bao phủ 3 màng gai đầu tiên (N. opercularis không có đốm này). Vây hậu môn, vây đuôi và vây lưng mềm màu vàng trong. Vây đuôi có viền đỏ ở hai thùy. Vây ngực phớt hồng. Vây bụng trắng trong.[8] Ngạnh ở xương trước nắp mangnọc độc.[7]

Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây ở vây lưng: 11–13; Số gai ở vây hậu môn: 4; Số tia vây ở vây hậu môn: 8–9; Số tia vây ở vây ngực: 13–15; Số vảy đường bên: 38–43.[9]

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của N. sammara bao gồm các loài cá nhỏ hơn và động vật giáp xác (thường là tôm và cua). Chúng sống đơn độc hoặc hợp thành từng nhóm nhỏ.[7]

N. sammara tạo ra một âm thanh đặc trưng của loài, bao gồm cả cá bột của chúng. Đây cũng là ghi nhận đầu tiên cho thấy cá bột của N. sammara có thể tạo ra âm thanh ngay khi chúng định cư trên các rạn san hô.[10]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

N. sammara là một loài phổ biến trong ngành thương mại cá cảnhẤn Độ, và cũng được sử dụng làm cá mồi trong đánh bắt cá ngừ.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Williams, I. & Greenfield, D. (2017) [2016]. Neoniphon sammara. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T67871355A115438968. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-1.RLTS.T67871355A67871880.en. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Fricke, Ronald (2008). “Authorship, availability and validity of fish names described by Peter (Pehr) Simon Forsskål and Johann Christian Fabricius in the 'Descriptiones animalium' by Carsten Niebuhr in 1775 (Pisces)” (PDF). Stuttgarter Beiträge zur Naturkunde A. 1: 23.
  3. ^ Christopher Scharpf biên tập (2019). “Order Holocentriformes”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  4. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  5. ^ Động vật chí Việt Nam: Cá biển. Tập 20. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 2007. tr. 154.
  6. ^ Mehanna, Sahar F.; Osman, Yassein a. A. (2022). “First record of the Lessepsian Sammara Squirrelfish, Neoniphon sammara (Forsskål, 1775), in the Egyptian Mediterranean waters”. Mediterranean Marine Science. 23 (3): 664–667. doi:10.12681/mms.28204. ISSN 1791-6763.
  7. ^ a b c d Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Neoniphon sammara trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  8. ^ Randall, John E.; Allen, Gerald R.; Steene, Roger C. (1997). Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea (ấn bản 2). Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 64. ISBN 0-8248-1895-4.
  9. ^ Margaret M. Smith; Phillip C. Heemstra biên tập (1986). Smiths' Sea Fishes. Berlin: Nhà xuất bản Springer. tr. 416. ISBN 978-3-642-82858-4.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  10. ^ Parmentier, Eric; Vandewalle, Pierre; Brié, Christophe; Dinraths, Laura; Lecchini, David (2011). “Comparative study on sound production in different Holocentridae species”. Frontiers in Zoology. 8: 12. doi:10.1186/1742-9994-8-12. ISSN 1742-9994. PMC 3126766. PMID 21609479.