Đặc điểm môi trường và mối tương quan với mật độ của lớp chân hàm (MAXILLOPODA DAHL) tại một số thủy vực thuộc tỉnh Quảng Nam

  • Nguyễn Thị Tường Vi
  • Phạm Thị Phương
  • Trần Ngọc Sơn
Từ khóa: Thủy vực, chỉ thị sinh học, lớp Chân hàm, Quảng Nam.

Tóm tắt

 Động vật phù du (zooplankton) được xem là một trong những nhóm có tiềm năng lớn trong việc giám sát và chỉ thị sự biến động môi trường của các thủy vực. Nghiên cứu này đã khảo sát đặc điểm môi trường và mật độ các loài thuộc lớp Chân hàm tại 15 địa điểm thuộc 4 loại thủy vực khác nhau (trung lưu sông, hạ lưu sông, hồ chứa và hồ nội thành) thuộc tỉnh Quảng NamKết quả cho thấy, đặc điểm môi trường sống của các loài thuộc lớp Chân hàm (Maxillopoda), có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Pvalue < 0,05) của một số thông số như: độ dẫn điện (EC), tổng chất rắn hòa tan (TDS), độ mặn (Sal), độ đục (NTU) và hàm lượng Nitrit (NO2-) tại 4 loại hình thủy vực. Mối  tương quan của các loài thuộc lớp Chân hàm (Maxillopoda) đối với một số chỉ tiêu môi trường được thể hiện thông qua mô hình phân tích tương quan đa biến (Canonical Correspondence Analysis - CCA), có thể thấy mật độ các loài Metacyclops gracillis, Schmackeria bulbosa, Oithona nana có xu hướng tương quan thuận với hàm lượng của nitrit (NO2-), amoni (NH4+), phosphate (PO43-), và chlorophyll-a. Tuy nhiên, mật độ loài Microcyclops finitimus lại có sự tương quan nghịch với độ dẫn điện (EC), độ mặn (Sal) và tổng chất rắn hòa tan (TDS).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-12-26